Đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt trong điều kiện dịch COVID-19
Các tỉnh, thành có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đang nỗ lực để bảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt trong điều kiện dịch COVID-19.
Kiểm tra thân nhiệt trước khi vào Trung tâm Thương mại Cái Bè (Cái Bè, Tiền Giang). Ảnh (minh họa): Minh Trí/TTXVN
Ngày 16/7, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang Nguyễn Nhật Trường cho biết, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 đạt hiệu quả và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp đã tổ chức sắp xếp, xây dựng phương án bố trí nơi ăn, nghỉ, làm việc cho người lao động theo phương châm “3 tại chỗ” và gửi về Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thẩm định, công nhận.
Tính đến ngày 15/7/2021, có 68 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gửi phương án “3 tại chỗ”, với 12.134 lao động thực hiện. Tại các Khu Công nghiệp Mỹ Tho, Khu Công nghiệp Tân Hương, Khu Công nghiệp Long Giang có 58 doanh nghiệp (49 doanh nghiệp FDI) thực hiện phương án với 10.017 người trong tổng số 43.532 lao động của các doanh nghiệp.
Các cụm công nghiệp có 10 doanh nghiệp (3 doanh nghiệp FDI) với 2.117 người trong tổng số 5.210 lao động thực hiện phương án. Trong đó, Cụm Công nghiệp Trung An có 1 với 288 người, Cụm Công nghiệp Tân Mỹ Chánh có 6 doanh nghiệp với 479 người, Cụm Công nghiệp Song Thuận có 3 doanh nghiệp với 1.350 người thực hiện phương án.
Các doanh nghiệp còn lại trong khu, cụm công nghiệp do không đáp ứng yêu cầu, điều kiện thực hiện phương án nên thông báo tạm ngưng hoạt động, chỉ bố trí ít lao động thuộc bộ phận bảo vệ, kho trực theo ca để bảo vệ tài sản nhà máy.
Ông Nguyễn Nhật Trường cho biết thêm, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp chủ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã tổ chức đoàn đi thẩm định phương án “3 tại chỗ” của doanh nghiệp. Đến hết ngày 15/7, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh hoàn thành việc thẩm định, công nhận phương án “3 tại chỗ” của doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp. Kết quả khảo sát, thẩm định phương án “3 tại chỗ” của doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp cho thấy, đa số các doanh nghiệp đã xây dựng, tổ chức sắp xếp, hoạt động phương án đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 và Quyết định số 2787/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn còn một vài tiêu chí chưa được thực hiện tốt.
Video đang HOT
* Tính đến sáng 16/7, toàn tỉnh Cà Mau đã ghi nhận 20 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 16 ca nhiễm có liên quan đến chùm ca bệnh xã Tân Phú thuộc huyện Thới Bình và xã An Xuyên thuộc thành phố Cà Mau, các ca nhiễm còn lại được phát hiện trong khu cách ly tập trung và nhập cảnh.
Tỉnh Cà Mau đang nỗ lực triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 với phương châm “Chống dịch như chống giặc”; huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở vào cuộc để kịp thời ứng phó với dịch COVID-19, không để dịch lây lan trong cộng đồng. Điều quan trọng là công tác phòng, chống dịch COVID-19 gắn việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội theo tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.
Dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Do vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất “mục tiêu kép” theo định hướng vừa đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, nông sản của người dân và doanh nghiệp…
Để đảm bảo nhu cầu cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, UBND tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, đảm bảo hàng hóa lưu thông, vận chuyển hàng hóa ra vào tỉnh thông suốt, an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19. Qua cuộc kiểm tra, giám sát của Đoàn công tác UBND tỉnh Cà Mau tại các trạm, chốt kiểm soát dịch COVID-19 đặt tại các vị trí cửa ngõ ra vào tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt yêu cầu Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) tiếp tục tăng cường thêm lực lượng y tế và cơ sở vật chất tại các chốt kiểm soát dịch, nhất là bàn ghế, mái che và khu vực chờ cho trường hợp cách ly tập trung; kiểm soát chặt chẽ tài xế và người đi theo xe chở hàng hóa vào địa bàn tỉnh để vừa đảm bảo lưu thông, vận chuyển hàng hóa an toàn, thông suốt trong điểu kiện dịch COVID-19.
Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch, phương án vận chuyển hàng hóa và cung cấp trước thông tin cần thiết liên quan đến biển kiểm soát phương tiện, họ tên người lái xe, công tác khai báo y tế trực tuyến, các giấy tờ liên quan đến công tác xét nghiệm, tiêm vaccine phòng COVID-19…, cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh đã khẩn trương triển khai văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ ra, vào tỉnh trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, các doanh nghiệp vận tải hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng hóa cần lập hồ sơ đăng ký, gồm: phương án vận chuyển hàng hóa ra vào tỉnh Cà Mau theo mẫu và danh sách phương tiện, lái xe, phụ xe hoặc người xếp dỡ hàng hóa theo xe theo mẫu, sau đó gửi về địa chỉ hộp thư điện tử sogtvtcm@gmail.com của Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp và thông tin đến các đơn vị có liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch COVID-19. Ngoài ra, lái xe, phụ xe hoặc người xếp dỡ hàng hóa theo xe cũng cần lập bản cam kết theo mẫu để gửi lại chốt kiểm soát dịch COVID-19 và thực hiện theo đúng cam kết.
Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải phối hợp Sở Y tế và các đơn vị có liên quan tăng cường triển khai hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo thông điệp 5K của ngành y tế trên các phương tiện vận tải đường thủy nội địa vào tỉnh Cà Mau để giao, nhận hàng hóa. Cơ quan chức năng tỉnh yêu cầu các phương tiện phải thực hiện việc giao, nhận hàng tại các cảng, bến thủy nội địa và điểm tập kết hàng hóa, vật liệu phục vụ xây dựng công trình đã được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động.
Tất cả người đi trên phương tiện phải có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 với kết quả âm tính; thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc sử dụng quét mã QR code và phải thực hiện nghiêm Thông điệp 5K trong suốt quá trình di chuyển, neo đậu giao, nhận hàng tại cảng, bến thủy nội địa; không được tiếp xúc với người khác, không di chuyển qua phương tiện khác và không được lên bờ. Thuyền trưởng đại diện cho toàn bộ người đi trên phương tiện lập bản cam kết gửi lại chốt kiểm soát dịch COVID-19 và thực hiện theo đúng cam kết.
Vụ một thí sinh dương tính: Phê bình chủ tịch huyện, đề nghị kỷ luật cán bộ
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản phê bình Chủ tịch UBND huyện Tân Yên và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch huyện vì để xảy ra trường hợp thí sinh dự thi THPT dương tính với SARS-CoV-2.
Kiểm tra thân nhiệt, đảm bảo an toàn phòng dịch tại các điểm thi.
Ngày 6/7, qua tổ chức công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2021, tại Trường THPT Lạng Giang số 3 đã phát hiện một học sinh lớp 12 là người xã Liên Chung, huyện Tân Yên, dương tính với SARS-CoV-2.
Trước sự việc trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nghiêm khắc phê bình Chủ tịch UBND huyện Tân Yên và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Tân Yên vì đã không thực hiện nghiêm túc, kịp thời chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến ngày 5/7 về công tác phòng, chống dịch Covid-19, khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Chủ tịch tỉnh Bắc Giang cũng quyết định tạm dừng điều hành hoạt động UBND huyện Tân Yên đối với ông Nguyễn Viết Toàn, Chủ tịch huyện, để tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang giao Sở Nội vụ chủ trì cùng thường trực Huyện ủy Tân Yên đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đình chỉ công tác và kỷ luật các cá nhân có liên quan để xảy ra vụ việc trên.
Giao giám đốc Sở Y tế ban hành ngay quyết định đình chỉ công tác bà Ngô Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Yên, đồng thời thành lập Hội đồng xét kỷ luật, bố trí người tạm thời phụ trách Trung tâm Y tế huyện Tân Yên.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, chiều ngày 6/7, em L.T.K.T (sinh năm 2003, trú tại thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên) là học sinh lớp 12A7, trường THPT Lạng Giang số 3 đến trường để làm thủ tục dự thi, khi về theo thông báo của nhà trường và xã Liên Chung, em L.T.K.T đến trạm y tế xã để test nhanh Covid-19, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
L.T.K.T là con gái của F1 N.T.N (sinh năm 1983, đang cách ly tại trường mầm non Cao Xá, huyện Tân Yên) là công nhân công ty may GWT, ở Phúc Thượng, Song Mai, thành phố Bắc Giang, nơi có 2 ca F0 phát hiện ngày 5/7.
Ngay sau khi nhận được thông tin trên, huyện Lạng Giang đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang điều chỉnh phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đối với điểm thi trường THPT Lạng Giang số 3 sang thi đợt 2, để đảm bảo an toàn cho giáo viên coi thi và thí sinh dự thi.
Các trường hợp F1 liên quan đến thí sinh L.T.K.T đã được thông báo và đưa đi cách ly tập trung, các trường hợp khác được hướng dẫn cách ly tại nhà.
Cơ quan chức năng đã thực hiện phun khử khuẩn, xử lý môi trường toàn bộ khu vực trường THPT Lạng Giang số 3. Tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các huyện Tân Yên, Lạng Giang tổ chức truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng cách ly theo quy định.
Lốc xoáy làm sập, tốc mái 36 căn nhà cùng nhiều cây ăn trái ở Tiền Giang Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang cho biết trên địa bàn tỉnh này vừa xảy ra trận lốc xoáy làm sập và tốc mái tôn 36 căn nhà, đổ ngã 17ha cây ăn trái và cây xanh. Ước thiệt hại trên 838 triệu đồng. Một mái tôn bị tốc bay đè lên nhà của...