Đảm bảo cấp điện an toàn cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt người dân
Tháng 7/2020, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu cho SXKD và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh miền Bắc.
Đặc biệt, EVNNPC đã nỗ lực đảm bảo cung ứng điện phục vụ nhân dân trong đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng, khắc phục sự cố về điện trong những đợt giông lốc, mưa bão tại một số địa phương, đảm bảo cấp điện cho các bệnh viện, các khu vực cách ly, các cơ sở chữa bệnh COVID-19, cấp điện an toàn phục vụ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, kỳ thi tốt nghiệp PTTH trên địa bàn các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 8 vừa qua.
Sản lượng điện thương phẩm tháng 7/2020 đạt 7,276 tỷ kWh, tăng 9,01% so với tháng 7/2019. Lũy kế 7 tháng đầu năm, sản lượng điện thương phẩm toàn Tổng công ty đạt 41,8 tỷ kWh, tăng 5,56% so với 7 tháng đầu năm 2019 và đạt 54,29% kế hoạch EVN giao.
Tổn thất điện năng tháng 7/2020 toàn Tổng công ty thực hiện 5,34%, giảm 0,31% so với cùng kỳ năm 2019, lũy kế đạt 4,99%, giảm 0,33% so với cùng kỳ 2019. Đến hết tháng 7/2020, toàn Tổng công ty có 9,89 triệu khách hàng hưởng chính sách hỗ trợ giảm giá bán điện do đợt dịch bệnh COVID-19 tương ứng số tiền 3.243,5 tỷ đồng, tăng 16,8 tỷ đồng so với dự kiến do thành phần QLTD tháng 7/2020 có mức tăng trưởng cao.
Cũng trong tháng 7/2020, tất cả 14 chỉ tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng của Tổng công ty đều đạt so với quy định của EVN. Trong đó tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 155 khách hàng trung áp, thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành điện là 4,66 ngày; giảm 2,34 ngày so với quy định của EVN. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, toàn Tổng công ty tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 1.150 khách hàng trung áp, thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành điện là 4,63 ngày, giảm 2,37 ngày so với quy định của EVN. Các đơn vị thực hiện tốt việc niêm yết công khai trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu của khách hàng.
Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh hợp tác cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, tăng cường triển khai các giải pháp thu tiền điện bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đến tháng 7/2020 đạt 52,24%, cao hơn kế hoạch EVN giao 2,24%; doanh thu qua kênh thanh toán không tiền mặt đạt 83,56%.
Trong 7 tháng đầu năm 2020, toàn Tổng công ty có 246.503 yêu cầu về dịch vụ điện qua các kênh tiếp nhận, trong đó có 32.218 yêu cầu về dịch vụ điện của khách hàng đăng ký qua cổng dịch vụ công Quốc gia (không tính dịch vụ thanh toán tiền điện). Tính đến hết tháng 7/2020, toàn Tổng công ty có 3.205 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái, công suất 42,5 MWp.
Video đang HOT
Tháng 7/2020, Tổng công ty đã thực hiện đóng điện 5 công trình với năng lực công suất tăng thêm 160MVA và 33,767km đường dây110kV. Tổng công ty đã khởi công 6 công trình đường dây (ĐZ) và TBA như: ĐZ và TBA 110kV Bãi Trành, Trạm biến áp 110kV Phố Nối và nhánh rẽ, cùng nhiều công trình lưới điện trung hạ thế, góp phần nâng cao năng lực lưới điện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Trong tháng 8 năm 2020, Tổng công ty tiếp tục tăng cường các giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định cho khách hàng, thực hiện nhiệm vụ kép, vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh vừa thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19, đặc biệt đảm bảo cung cấp điện cho bệnh viện, cơ sở y tế phục vụ cách ly người nhiễm và nghi nhiễm COVID-19 trên địa bàn các tỉnh miền Bắc; giảm tổn thất điện năng; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình điện; đẩy mạnh hoạt động tự kiểm tra kinh doanh và dịch vụ khách hàng, tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm sử dụng điện, tiếp tục triển khai các chương trình tuyên truyền tiết kiệm điện, DR, nghiên cứu phụ tải và dự báo phụ tải; triển khai các hoạt động tuyên truyền sử dụng điện an toàn và phòng tránh tai nạn điện trong mùa mưa bão.
Đề xuất phương án một giá điện, cao nhất 2.889 đồng/kWh
Bộ Công Thương đề xuất phương án tính giá bán lẻ điện một giá với phương án 5 bậc thang để khách hàng dùng điện sinh hoạt tự lựa chọn. Trong đó, mức cao nhất là 2.889 đồng/kWh.
Bộ Công Thương đang dự thảo quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Triển khai nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, trong thời qua Bộ Công Thương đã nghiên cứu, xây dựng các phương án sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện bậc thang và đã lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị gồm các cơ quan của Quốc hội, các Bộ ngành, tổ chức, đoàn đại biểu Quốc hội, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hiệp hội ngành nghề, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Tổng công ty Điện lực trong tháng 2 và tháng 3 năm 2020.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị góp ý về các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, ý kiến trên các phương tiện thông tin truyền thông trong đợt nắng nóng vừa qua, Bộ Công Thương đã nghiên cứu sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
Đối với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt, dự thảo được Bộ Công thương xây dựng đề xuất 2 phương án lựa chọn, gồm hoặc 5 bậc theo phương án 1, hoặc 5 bậc và một giá theo phương án 2.
Như vậy, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt đã được rút xuống từ 6 bậc hiện nay xuống còn 5 bậc. Đáng chú ý với phương án 2 này, khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá.
Phương án 2A với mức giá bán lẻ điện sinh hoạt cho khách hàng lựa chọn một giá bằng 145%
Trong đó, các phương án được đưa ra điều chỉnh giãn cách số bậc thang, gộp bậc 1 và 2 từ 0-100kWh, tăng số bậc thang từ 101 kWh trở lên tới 401 kWh ở các bậc 2, 3, 4 và bậc 5 sẽ kéo giãn bậc thang lên mức 701 kWh (so với bậc thang cao nhất trước đây là bậc 6 ở mức 401 kWh trở lên.
Đối với phương án 2, dự thảo đưa ra 2 lựa chọn là phương án 2A và 2B. Trong đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt cho khách hàng lựa chọn một giá tương ứng là 145% và 155% so với mức giá bán lẻ điện bình quân.
Như vậy, hiện nay mức giá bán lẻ điện bình quân được Bộ Công thương quy định là 1.864,44 đồng/kWh, kể từ thời điểm điều chỉnh giá bán lẻ điện ngày 20/3/2019, thì điện một giá nếu được lựa chọn sẽ lên tới trên 2.703 đồng/kWh và 2.889 đồng/kWh (chưa gồm VAT).
Phương án 2B có mức giá bán lẻ điện một giá là 155% so với giá bán lẻ điện bình quân.
Tỉ lệ giá bán lẻ so với mức giá bán lẻ điện bình quân ở các phương án cũng có chênh lệch nhau khá lớn. Cụ thể, nếu ở phương án 1 bậc 1 có tỉ lệ là 90%, thì bậc 5 ở mức cao nhất với 168%. Trong khi phương án 2A bậc 5 mức cao nhất là 274% và phương án 2B là 185%.
Với các phương án này, dự thảo quy định khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá bán lẻ điện 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá. Thời gian tối thiểu khi khách hàng thay đổi từ giá bán lẻ điện 5 bậc sang giá bán lẻ điện một giá hoặc ngược lại là một năm.
Đối với nhóm "khách hàng ngoài sinh hoạt", dự thảo cũng đưa ra hai phương án lựa chọn. Cụ thể, phương án 1 bao gồm nhóm khách hàng sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh. Trong đó nhóm khách hàng lưu trú du lịch, doanh nghiệp dịch vụ logistics sẽ được gộp vào nhóm sản xuất.
Phương án 2 là gộp các nhóm sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh thành 1 nhóm là "khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt".
Đối với hộ nghèo theo tiêu chí về thu nhập do Thủ tướng Chính phủ quy định vẫn được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.
Với hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.
Bàn giao 5 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình ở Quảng Bình Lễ bàn giao Nhà tình nghĩa được tổ chức đúng Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 có ý nghĩa như một hành động tri ân đến các thế hệ đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Lễ bàn giao nhà tình nghĩa. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN Ngày 27/7, Công ty Điện lực Quảng Bình đã phối hợp với Hội...