Đảm bảo an toàn lao động theo hướng chuyên môn hóa trong khai thác khoáng sản
Những năm gần đây, trình trạng sử dụng vật liệu nổ gia tăng trong các ngành khai thác khoáng sản, xây dựng, thủy lợi, giao thông… đã đặt ra yêu cầu về sự chuyên nghiệp trong quản lý, vận hành để đảm bảo an toàn lao động, hạn chế những vụ tai nạn đáng tiếc.
Vẫn còn những đơn vị làm tắt quy trình an toàn lao động
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), tai nạn trong khai thác đá đang chiếm gần 20% tổng số vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng, trong đó các sự cố, tai nạn do khâu nổ mìn trên mỏ đang gây những thiệt hại lớn.
Điển hình như vụ sập mỏ đá Lèn Cờ, tỉnh Nghệ An vào năm 2011 đã khiến 18 người chết, 7 người bị thương. Thay vì khai thác bóc tách đá theo quy trình từ trên núi xuống thì chủ công trình lại cho công nhân khoét phía dưới khiến mỏ sập. Việc cẩu thả, sai quy trình trong khai thác đá đã gây tai nạn lao động thương tâm.
Thực hiện nghiêm ngặt việc sử dụng vật liệu nổ một cách an toàn. Ảnh: CTV
Gần đây nhất ngày 1/6/2020, tại khu vực khai thác mỏ đá của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư thương mại và dịch vụ Hoàng Anh (thuộc xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 3 người chết. Theo kết quả điều tra ban đầu, trong quá trình rải dây để đấu nối mạng nổ mìn phá đá tại công trường, mưa dông kèm theo sét đánh bất ngờ xảy ra, khiến mìn phát nổ, làm khối lượng lớn đá sạt xuống gây chết người.
Theo ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), để tiến hành khai thác một mỏ đá có nhiều đơn vị cấp phép. Đơn cử như mỏ lộ thiên là do ngành tài nguyên môi trường cấp, ngành xây dựng phê duyệt quản lý về thiết kế; cấp vật liệu nổ công nghiệp thuộc ngành công thương quản lý. Còn ngành lao động tham gia thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Thực tế, tai nạn lao động thường xảy ra do sự trục trặc của một trong các khâu của quá trình khai thác đá hoặc quá trình làm không đúng thiết kế. “Tuy nhiên, nhiều mỏ nhỏ lẻ ở các địa phương do diện tích hẹp, do đầu tư không bài bản, không có thiết kế cho nên chủ doanh nghiệp hay làm tắt, thường khoan nổ mìn những vách núi và đá lăn xuống. Bên cạnh đó, trong quá trình dùng vật liệu nổ công nghiệp, việc sử dụng công nhân không lành nghề, không được đào tạo bài bản, thao tác không đúng quy chuẩn sẽ xảy ra rất nhiều yếu tố mất an toàn lao động”, ông Hà Tất Thắng cho biết.
Video đang HOT
Ông Hà Tất Thắng cũng đánh giá: “Việc khai thác các mỏ đá tại các địa phương do doanh nghiệp nhỏ đầu tư nên thường khai thác không đầy đủ theo các thiết kế, lao động không được đào tạo bài bản, quá trình làm thì lại bớt xén quy trình dẫn đến xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động (TNLĐ). Hiện quy định của pháp luật về ATLĐ tương đối rõ, song quá trình thực thi tại địa phương chưa nghiêm. Bộ LĐTB&XH đã có nhiều chỉ đạo chấn chỉnh về mặt ATLĐ nhưng để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều ngành và chính quyền cơ sở”.
Hướng tới chuyên nghiệp
Ngày 23/8, Truyền hình Thông tấn (TTXVN) tổ chức tọa đàm trực tuyến “Mô hình kinh tế chia sẻ trong hoạt động cung ứng dụng vật liệu nổ công nghiệp” với sự tham gia của chuyên gia, doanh nghiệp và nhà quản lý cũng như các địa phương.
Ông Trần Văn Lượng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp ( Bộ Công Thương) cho biết: Việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) hiện nay rất đa dạng. Nhiều đơn vị, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhưng việc kiểm tra, giám sát các đối tượng sử dụng còn hạn chế ở một số địa phương dẫn đến những vụ việc đáng tiếc. Các doanh nghiệp nhỏ sử dụng VLNCN bỏ qua nhiều quy trình, quy định an toàn, dẫn đến mất an toàn. Nguyên nhân do y thức tuân thủ quy định pháp luật của doanh nghiệp chưa cao và chưa quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn lao động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ không có điều kiện đầu tư, khiến kỹ thuật và phương pháp khai thác mỏ lạc hậu, chưa đảm bảo an toàn. Công tác huấn luyện an toàn lao động khi sử dụng VLNCN những lúc trời bất trợt mưa dông, sét thường bị bỏ ngỏ, người lao động làm theo kinh nghiệm,…
Từ góc độ doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ, ông Nguyễn Văn Sáng, Tổng Giám đốc của Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ cho biết: Đơn vị đã triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn lao động nghiêm ngặt. Đơn vị xây dựng mạng lưới cung ứng và dịch vụ nổ mìn theo vùng, khu vực trên toàn quốc theo hướng chuyên môn hoá. Quy trình an toàn lao động được đơn vị áp dụng nghiêm ngặt từ đào tạo, huấn luyện, sử dụng công nghệ tiên tiến và sản xuất thuốc nổ với tính năng an toàn cao và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, đơn vị đẩy mạnh triển khai cơ giới hóa trong thi công nạp mìn để giảm số người lao động tham gia nạp nổ mìn, nâng cao mức độ bảo đảm an toàn, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; Xây dựng, triển khai hệ thống quản lý an toàn, sức khoẻ, môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, 45001…
Từ các ý kiến tại tọa đàm, các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý VLNCN thống nhất: Để đảm bảo an toàn lao động, đã đến lúc chuyên môn hóa các khâu kỹ thuật từ cung ứng và dịch vụ nổ mìn theo từng vùng theo hướng môn hóa.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình khai thác mỏ thì sớm hoàn thiện các quy định pháp luật chuyên ngành, đảm bảo chặt chẽ phù hợp với thực tế; Kiểm soát, quản lý chặt chẽ hồ sơ đề nghị cấp phép, kết hợp với kiểm tra thực địa bảo đảm mức độ an toàn lao động phù hợp trước khi cấp giấy phép.
“Đối với việc thanh tra, cơ quan quản lý không nên hậu kiểm mà phải thực hiện tiền kiểm ngay từ khi cấp phép cho doanh nghiệp có sử dụng vật liệu nổ. Việc thực hiện quy trình, huấn luyện đảm bảo an toàn lao động phải thực hiện nghiêm tại các đơn vị”, ông Bùi Sỹ Lợi khẳng định.
Ông Hà Tất Thắng cũng cho rằng: “Do lực lượng thanh tra về an toàn lao động mỏng nên chúng tôi chỉ làm điểm để từ đó địa phương tăng cường quản lý. Tuy nhiên, trong quản lý thì khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đơn vị sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp trong nổ mìn sẽ hiệu quả và đảm bảo an toàn lao động”.
Do đó, các mô hình cung ứng, sử dụng VLNCN chuyên nghiệp, khép kín từ khâu thiết kế khai thác mỏ, đánh giá tác động nổ mìn, đánh giá tác động môi trường mỏ cần được nhân rộng để góp phần giảm nguy cơ mất an toàn lao động; đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội.
Điểm tựa cho người lao động khi gặp rủi ro
Trước đây, các nội dung của bảo hiểm TNLĐ, BNN chỉ thực hiện chế độ trợ cấp TNLĐ, BNN sau khi người lao động (NLĐ) đã điều trị ổn định thương tật, chưa có cơ chế tái đầu tư để phòng ngừa TNLĐ, BNN nên chưa hỗ trợ hiệu quả trong việc chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp khi xảy ra TNLĐ.
Chính vì vậy, để tăng cường khả năng phòng ngừa TNLĐ, BNN, Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã quy định về chế độ hỗ trợ phòng ngừa từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Huấn Luyện ATLĐ cho công nhân lao động
Anh Nguyễn Văn Tuấn, quê Thanh Hóa vẫn nhớ như in ngày bị tai nạn lao động (TNLĐ). Trong lúc vận hành máy sản xuất gạch, không may chị bị máy cuốn vào, giám định thương tật sức khỏe mất 61%. Sau khi bị TNLĐ, chị không thể làm việc, nên ngoài trợ cấp TNLĐ hàng tháng thì không còn nguồn thu nào khác. Rất may, công ty chị làm việc đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) đầy đủ, nên chị được hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN); giúp gia đình đảm bảo một phần chi tiêu, lo liệu cuộc sống hàng ngày.
Cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn vì TNLĐ như anh Tuấn, anh Trần Văn Ngọc quê ở Ninh Bình mất 60 % sức khỏe. Sau khi bị tai nạn, công ty đứng ra lo đầy đủ các thủ tục, hồ sơ cho anh hưởng chế độ về hưu sớm. Hiện, mỗi tháng anh Ngọc được hưởng thêm tiền trợ cấp TNLĐ, BNN nên cũng có phần nào trang trải cho cuộc sống gia đình.
Cụ thể, từ ngày 1/7/2016, những nội dung về TNLĐ, BNN được thực hiện theo quy định của Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13. Theo đó, các nội dung do Quỹ TNLĐ, BNN chi gồm: Trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng; trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ, BNN hàng tháng; chi trợ cấp TNLĐ, BNN một lần (gồm trợ cấp một lần khi bị TNLĐ, BNN; trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ, BNN); cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ, BNN; đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng TNLĐ, BNN hàng tháng.
Ngoài ra, Luật ATVSLĐ còn bổ sung các khoản chi hỗ trợ như: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; chi phí giám định y khoa đối với trường hợp NLĐ chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và kết quả khám giám định đủ điều kiện để hưởng BHXH; chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hỉnh; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc.
Nhận định của các chuyên gia, chính sách BHXH là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta. Trong đó, bảo hiểm TNLĐ, BNN là một thành phần, do người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng cho NLĐ, nhằm bảo đảm hơn đời sống của những lao động khi gặp các rủi ro TNLĐ, BNN.
Theo số liệu của Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tổng số tiền chi khám giám định thương tật bình quân giai đoạn 2018 - 2018 là 1.840 triệu đồng/năm, trong khi giai đoạn 2013 - 2015 chưa phát sinh. Số chi trợ cấp một lần bình quân giai đoạn 2016 - 2018 là 147.584 triệu đồng/năm; trong khi con số này giai đoạn 2013 - 2015 là 125.803 triệu đồng/năm, tăng 17,3% so với số chi bình quân giai đoạn 2013 - 2015, tương đương 21.781 triệu đồng/năm. Số chi trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng bình quân 425.471 triệu đồng/năm, giai đoạn 2016 - 2018, tăng 31.1% so với gia đoạn 2013 - 2015, tương đương 107.259 triệu đồng/năm...
Bên cạnh đó, việc chi trả chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN cho trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng hay trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hỉnh; trợ cấp phục vụ TNLĐ, BNN hàng tháng; trợ cấp chuyển đổi nghề; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe... giai đoạn 2016 - 2018 cũng đều tăng so với gia đoạn 2013 - 2015. Trong đó, số chi trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 65,2% tổng số chi các chế độ từ nguồn quỹ TNLĐ, BNN; số chi phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, với 0,007% tổng số chi các chế độ từ nguồn quỹ TNLĐ, BNN.
Nhiều doanh nghiệp và NLĐ có chung nhận xét, chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN có lợi và hỗ trợ tốt hơn cho NLĐ như: Giải quyết hưởng trợ cấp một lần cho NLĐ; quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ khi trở lại làm việc; hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN. Điều đáng nói, các thủ tục hồ sơ chi trả không phức tạp, thời hạn giải quyết hưởng chế độ khá nhanh và linh hoạt... giúp NLĐ không may bị TNLĐ bớt được phần nào gánh nặng trong cuộc sống.
PHƯƠNG MINH
Theo Dansinh
Tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất cho doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch COVID-19 đến hết năm 2020 Trước diễn biến mới của dịch COVID-19, Bộ LĐTB&XH đã thống nhất với đề xuất của BHXH Việt Nam về việc tiếp tục thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19. BHXH Việt Nam cho biết, được sự nhất trí của Bộ Lao động - Thương binh...