Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trong khu dân cư
Hiện nay, một số khu nội thị và hầu hết các khu dân cư hiện đại hoặc tái định cư đều được đầu tư hệ thống đường giao thông trải nhựa hoặc bê tông hóa, rất thuận tiện cho việc lưu thông.
Tuy nhiên, hệ thống các tuyến đường hình bàn cờ với nhiều điểm giao nhau nhưng không có tín hiệu đèn giao thông cũng mang lại nguy cơ tiềm ẩn gây va chạm giao thông. Thực tế, đã có khá nhiều vụ va chạm giao thông xảy ra ở các điểm giao nhau của các tuyến đường này. Vụ va chạm giao thông xảy ra vào sáng 22-10-2019 giữa 2 ô tô ở khu dân cư Hưng Phú, quận Cái Răng, đã làm thiệt hại tài sản cho cả đôi bên và 1 tài xế bị thương nặng phải nhập viện điều trị. Hay vụ va chạm vào sáng 17-5-2020 ở tuyến chính trong khu nội thị thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền làm ô tô của các bên đều bị hư hỏng.
Hiện trường vụ va chạm giao thông ở tuyến đường nội thị thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền vào sáng 17-5-2020.
Để đảm bảo an toàn giao thông khi lưu thông trên các tuyến đường nội thị và các khu dân cư, người tham gia giao thông cần tuân thủ quy định tốc độ lưu thông và quy tắc nhường đường. Theo Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29-8-2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định tốc độ tối đa cho phép các phương tiện xe cơ giới, trừ xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư là 60km/giờ khi lưu thông ở đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; và 50km/giờ khi lưu thông ở đường 2 chiều hoặc đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới. Còn đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự thì tốc độ tối đa không quá 40 km/giờ.
Điều 24 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến; nhường đường cho xe đi bên trái tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến. Riêng điểm giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh với đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Trường hợp 2 đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được quy định tại Điều 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, xem xét theo thứ tự lần lượt:
- Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
Video đang HOT
- Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;
- Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;
- Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
- Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.
- Không được quy định cả hai đường giao nhau cùng mức cùng đồng thời là đường ưu tiên.
Ngoài ra, khi điều khiển phương tiện từ cổng cơ quan, tổ chức, nhà dân di chuyển ra đường, người điều khiển phương tiện phải chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ và các phương tiện khác đi trên đường (bao gồm phương tiện được phép đi trên vỉa hè).
Mưa lớn, dông lốc gây nhiều thiệt hại
Ngày 14-6, tỉnh Lào Cai có mưa, mưa rào và dông, một số nơi xuất hiện mưa to đến rất to như: Xã Lùng Phình (Bắc Hà) với lượng 106 mm; xã Kim Sơn (Bảo Yên) 121 mm; thị trấn Bắc Hà 108 mm, xã Cốc Mỳ (Bát Xát) 137 mm; xã Bảo Nhai (Bắc Hà) 147 mm.
Mưa lớn khiến các sông suối trên địa bàn xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ phổ biến từ 1,3 đến 2 m; có nơi hơn 2 m. Hiện lũ trên các sông suối vẫn đang lên.
Cầu Bản áp ở xã Nghĩa ô (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) bị nước lũ cuốn trôi. Ảnh: MẠNH DŨNG
Tại huyện Bảo Yên (Lào Cai), đêm 13 và sáng 14-6 có mưa lớn gây nhiều thiệt hại về tài sản. Tại xã iện Quan, mưa lớn khiến nhiều bản ven suối bị ngập. Tại xã Nghĩa ô, nhiều diện tích lúa ngập sâu, cầu Bản áp sập, gây ảnh hưởng việc đi lại của gần 60 hộ dân.
Huyện đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương di dời những hộ trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét đến nơi an toàn; khuyến cáo người dân ở vùng trũng, thấp di chuyển đồ đạc đến nơi an toàn, phòng nguy cơ ngập úng tiếp tục xảy ra.
Mưa lớn từ đêm 13 đến ngày 14-6 khiến tỉnh lộ 135 (Lai Châu) sạt lở với khối lượng 1.700 m3 gây tắc đường. Các đơn vị chức năng đang khẩn trương khắc phục sự cố, bảo đảm thông tuyến trong thời gian ngắn nhất.
Ngày 14-6, tại tỉnh Sơn La có mưa to đến rất to gây ngập úng cục bộ ở các huyện Quỳnh Nhai và Mường La. Trên quốc lộ 279 đoạn qua khu vực bãi đá, xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, bị ngập sâu khiến giao thông đi lại khó khăn. Cảnh báo mưa lớn kéo dài, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở và ngập úng cục bộ tại các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La và TP Sơn La.
Ngày 13-6, tại huyện Con Cuông (Nghệ An) có mưa to, lốc xoáy làm tốc mái 129 nhà dân ở các xã: Chi Khê, Mậu ức, ôn Phục, Bồng Khê... và 150 ha keo bị gãy đổ. Cùng ngày, tại xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa xảy ra mưa lớn kèm lốc xoáy làm 25 nhà dân bị tốc mái, nhiều cây keo gãy đổ. Các địa phương đã huy động lực lượng xuống địa bàn giúp người dân khắc phục hậu quả, ổn định đời sống. Tại TP Hồ Chí Minh, mưa lớn chiều 13-6 khiến hơn 60 tuyến đường bị ngập, hàng nghìn xe máy bị hư hỏng do ngập nước; dông lốc làm nhiều cây gãy, đổ khiến một người chết và nhiều người đi đường bị thương.
Ngày 14-6, trên tuyến kênh Thạnh ông, phường Phú Thứ, quận Cái Răng (Cần Thơ) xảy ra sạt lở, làm sập hoàn toàn đoạn đường giao thông qua khu vực này với chiều dài khoảng 40 m, rộng từ 2 đến 3 m. Cùng ngày, tại tỉnh An Giang xảy ra sạt lở đất dọc theo bờ rạch Cái Sao, phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên với chiều dài hơn 60 m và đang có nguy cơ sạt lở thêm khoảng 70 m ở khu vực tiếp giáp, ảnh hưởng 15 hộ dân sinh sống dọc theo bờ rạch và phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 13-6, Bộ Chỉ huy BBP Nghệ An nhận được thông tin tàu cá BKS NA 97175 TS cùng 15 thuyền viên do ông Trần ình Chắt, trú tại xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) đang khai thác hải sản cách Mũi Rồng, Cửa Lò, Nghệ An về phía đông khoảng 72 hải lý thì bị gãy trục cơ hộp số, Bộ Chỉ huy BBP Nghệ An điều động tàu CN 09 (BP 09.16.01) cứu nạn. Sau hơn 24 giờ, lực lượng cứu nạn đã tiếp cận được tàu bị nạn, làm công tác cứu hộ, chăm sóc sức khỏe các thuyền viên và lai kéo tàu bị nạn vào cảng cá Lạch Quèn (Quỳnh Lưu) an toàn vào trưa 14-6.
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực 1 cho biết, ngày 14-6, lực lượng cứu hộ đã tìm, vớt được bốn thi thể ngư dân mất tích trong vụ va chạm giữa tàu cá TH 90282 TS với tàu Annie Gas 09 khiến tàu cá bị chìm ngày 9-6.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp qua Bắc Bộ nối với vùng áp thấp suy yếu từ bão số 1 kết hợp với vùng hội tụ gió lên đến mực 5.000 m cho nên từ nay đến ngày 15-6, ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 40 đến 80 mm/24 giờ, có nơi hơn 130 mm/24 giờ; ở Bắc Trung Bộ có mưa dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, từ nay đến ngày 16-6, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2 đến 4 m, hạ lưu các sông Bắc Bộ từ 1,5 đến 3 m. Mực nước đỉnh lũ trên sông Thao tại trạm Lào Cai có khả năng đạt mức báo động 1, các sông khác dưới báo động 1.
Ngày 14-6, nhiều nơi ở các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh có mưa vừa đến mưa to như: Bảo Ái (Yên Bái) 80 mm; ại Từ (Thái Nguyên) 58 mm; Tam Dương (Vĩnh Phúc) 62 mm: Hoành Bồ (Quảng Ninh) 92 mm... Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất, ngập lụt ở vùng trũng ở nhiều tỉnh vùng núi khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh iện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa và Nghệ An; nguy cơ xảy ra ngập úng tại các đô thị, nhất là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh và Thủ đô Hà Nội.
Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai đề nghị các địa phương cảnh báo về mưa, lũ quét, sạt lở đất để người dân chủ động ứng phó; có phương án bảo đảm an toàn tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất để sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm; kiểm tra an toàn các công trình đê điều, hồ đập; có phương án bảo đảm an toàn hạ du, nhất là các trọng điểm đê điều xung yếu...
Do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp nóng phía tây kết hợp với hiệu ứng phơn cho nên khu vực Trung và Nam Trung Bộ hôm nay (15-6) có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 đến 37 độ C; có nơi hơn 37 độ C. Cảnh báo, nắng nóng ở các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ còn kéo dài trong nhiều ngày tới.
Chiều 14-6, sau khi đi vào đất liền tỉnh Quảng ông (Trung Quốc), bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.
Giông lốc gây nhiều thiệt hại tại Cần Thơ Trận mưa giông chiều 7-6 đã khiến hơn 50 căn nhà tại thị trấn Phong Điền và một số xã lân cận thuộc huyện Phong Điền, TP Cần Thơ bị tốc mái, xiêu vẹo; hàng loạt cây xanh bị bật gốc; hai trụ điện bị gãy gây mất điện nhiều giờ tại một số khu vực. Hàng loạt cây xanh ở thị trấn...