Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy mùa mưa bão
Để đảm bảo TTATGT và sẵn sàng ứng phó khi mùa mưa bão đến, Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Quảng Nam thường xuyên tăng cường tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy, công tác phòng chống đuối nước….
Thượng tá Mai Xuân Sang, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, mạng lưới giao thông đường thủy ở tỉnh Quảng Nam phong phú, với 28 con sông lớn nhỏ có tổng chiều dài 878km. Trong đó, 11 con sông đã đưa vào khai thác vận tải, 25 tuyến vận tải khách ngang sông, 50 bến, 23 thủy điện, cùng với 4 cảng biển, 2 cảng cá… Đặc biệt, tuyến đường biển ra đảo Cù Lao Chàm, xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An, luôn tấp nập tàu thuyền ra vào.
“Đa phần các sông không liên thông với nhau, chủ yếu chạy từ trên xuống dưới theo triền dốc, có nơi nước chảy xiết. Nhất là mùa mưa bão, lưu lượng dòng chảy trên các tuyến sông tăng cao, nhiều điểm có xoáy nước. Cùng với đó, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn thường xuyên xảy ra ngập lụt tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra tai nạn giao thông đường thủy và gây khó khăn trong công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH). Vì thế, xác định nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ đầu năm 2019, đơn vị đã tham mưu lãnh đạo Công an tỉnh xây dựng kế hoạch, chỉ đạo Công an các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo TTATGT đường thủy”, Thượng tá Sang nói.
Để đảm bảo TTATGT đường thủy và sẵn sàng ứng phó khi mùa mưa bão đến, ngay từ đầu năm Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công an, các hội, đoàn thể địa phương thường xuyên tăng cường tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy, công tác phòng chống đuối nước, phát áo phao cho học sinh và người dân thường xuyên đi lại trên sông.
Liên tục tổ chức tuyên truyền lưu động, phát tờ rơi tại các bến phà Tam Hải (Núi Thành); Cửa Đại, Cù Lao Chàm (Hội An), nơi tập trung đông khách du lịch; hướng dẫn các chủ bến, người điều khiển phương tiện, hành khách chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT đường thủy; tổ chức cho người dân có ghe, thuyền trên lòng hồ thủy điện ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường thủy…
Bên cạnh, đơn vị còn tham mưu lãnh đạo Công an tỉnh cử 17 cán bộ, chiến sĩ và Công an các địa phương đi tập huấn nghiệp vụ công tác CNCH, phòng chống đuối nước và cứu nạn trên sông; yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương thực hiện bảo dưỡng ca nô để tránh trường hợp xảy ra sự cố khi mưa lũ; kiểm soát các khu vực xung yếu thường xuyên xảy ra ngập lụt, xác định địa hình, địa vật, vật cản để khi xảy ra ngập lụt chủ động trong công tác CNCH; xây dựng phương án đảm bảo ATGT, các địa điểm di dân nếu có tình huống xảy ra…
Đối với các địa điểm thường xuyên xảy ra ngập lụt tại TP Tam Kỳ ( phường Hòa Thuận, xã Tam Thăng…), các xã Tam An, Tam Đàn (huyện Phú Ninh)… Phòng Cảnh sát đường thủy kiểm tra, lập sơ đồ địa hình, địa vật; chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như phao cứu sinh, dụng cụ cứu nạn; cử nhiều tổ công tác tổ chức kiểm tra các phương tiện, các bến khách ngang sông theo quy định, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kiên quyết không để các phương tiện không đủ điều kiện hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa.
Video đang HOT
Cảnh sát đường thủy Công an TP Cần Thơ tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực chợ nổi Cái Răng.
* Nhằm đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản cho người dân trong mùa mưa bão, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ đã triển khai nhiều đợt kiểm tra, xử lý, phối hợp tuyên truyền, nhắc nhở tại các bến thủy nội địa trên địa bàn. Qua 16 lượt phối hợp trong 9 tháng đầu năm 2019, Đoàn liên ngành đã kiểm tra 220 trường hợp cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, phương tiện thủy và khai thác cát, phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản….
Qua đó, phát hiện và lập biên bản 48 trường hợp vi phạm quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa; lập biên bản nhắc nhở trên 100 trường hợp, chủ yếu là các lỗi phương tiện vận chuyển hàng hóa quá vạch mớn nước an toàn, phương tiện thủy không đăng ký tại các mỏ cát, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hết hiệu lực; đình chỉ hoạt động 39 trường hợp là bến thủy nội địa hoạt động không phép trên tuyến kênh Thị Đội – Ô Môn, kênh Rạch Sỏi – Hậu Giang và các bến thủy nội địa giấy phép đã hết hiệu lực.
Trong số những trường hợp vi phạm bị phát hiện, có 2 trường hợp bè nổi kinh doanh quán ăn tại chợ nổi Cái Răng. Chủ phương tiện đã tự ý hoán cải thay đổi kết cấu, công dụng của phương tiện nên đã bị lực lượng chức năng lập biên bản đình chỉ hoạt động.
Theo Ban ATGT TP Cần Thơ, các trường hợp bến thủy nội địa không được cấp phép hoạt động chủ yếu do luồng sông hẹp, không đảm bảo vùng nước cho bến thủy nội địa hoạt động; gần cầu vượt sông, gần ngã ba sông nên khi các bến thủy nội địa hoạt động sẽ làm ảnh hưởng, gây mất ATGT khi có các phương tiện thủy đi qua khu vực này.
Trong thời gian qua, Cảnh sát đường thủy Trạm Hưng Phú phối hợp cùng Thủy đội thuộc Phòng Cảnh sát đường thủy Công an TP Cần Thơ thường xuyên kiểm tra hoạt động của phương tiện chở khách và sắp xếp việc neo đậu của các phương tiện thủy tại chợ nổi Cái Răng.
Tại đây, lực lượng đã sắp xếp 18 phương tiện neo đậu đúng vị trí quy định; kiểm tra 5 phương tiện chở khách du lịch. Qua đó, lực lượng lập biên bản 3 trường hợp vi phạm các lỗi: phương tiện không đăng ký đăng kiểm; không hướng dẫn hành khách mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cầm tay.
Trong 9 tháng qua, Trạm Cảnh sát giao thông Hưng Phú kết hợp với Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực IV, các đội nghiệp vụ trực thuộc Phòng Cảnh sát đường thủy Công an TP Cần Thơ tổ chức hàng chục cuộc tuyên truyền, tặng 30 áo phao, phát trên 100 tờ rơi tuyên truyền các quy định pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy sản… Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính trên 600 trường hợp…
Thiếu tá Đoàn Minh Chiến, Trưởng Trạm Cảnh sát đường thủy Hưng Phú, cho biết các Tổ công tác tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm quy định đăng kí đăng kiểm, an toàn kỹ thuật và hoán cải, sửa chữa phương tiện thủy…
Đồng thời, kiểm tra phương tiện thủy vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; thiết bị lắp đặt bơm, hút cát trái phép; các phương tiện chở khách theo tuyến cố định, phương tiện du lịch; phương tiện chở khách ngang sông…
Trong đó, quan tâm kiểm tra thiết bị cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy và chữa cháy, vi phạm quy định về công dụng, vùng hoạt động của phương tiện. Trạm sẽ tiếp tục kết hợp công tác kiểm tra, xử lý gắn với tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông thủy của người dân trong việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện đúng quy định của pháp luật…
Đối với các trường hợp vi phạm tại khu vực Chợ nổi Cái Răng, Ban ATGT TP Cần Thơ chỉ đạo UBND quận Cái Răng triển khai các lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở việc chấp hành quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa đối với các chủ phương tiện buôn bán, bè nổi, quán ăn trên sông thực hiện nghiêm việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện.
Sắp xếp vị trí neo đậu phù hợp cho các bè nổi cố định kinh doanh tại khu vực chợ nổi, nhằm phục vụ tốt cho khách du lịch tham quan, đảm bảo ATGT. UBND quận Cái Răng nhanh chóng kiến nghị UBND Thành phố công bố phạm vị vùng nước được neo đậu tàu thuyền của chợ nổi Cái Răng.
Hà Vy – Trần Lĩnh
Theo CAND
Lái xe dùng bằng giả chở khách xuyên tỉnh
Ngày 7-10, Cục CSGT cho biết: Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an tỉnh Quảng Nam đã phát hiện một trường hợp lái xe khách sử dụng Giấy phép lái xe giả để chuyên chở khách.
Trước đó, tổ tuần tra kiểm soát của Đội CSGT số 1 - Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Quảng Nam làm nhiệm vụ tại Km 991, QL1A đoạn qua địa bàn phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ, phát hiện xe khách 28 chỗ ngồi, BKS 92B-015.56, lưu thông theo hướng Đà Nẵng - Tam Kỳ có dấu hiệu nghi vấn, đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.
Lái xe khách sử dụng Giấy phép lái xe giả chuyên chở hành khách
Quá trình kiểm tra, CSGT xác định trên xe có 20 hành khách. Đáng chú ý, Giấy phép lái xe được CSGT làm rõ là giả. Lái xe khách là Lê Phạm Hồng Đức (SN 1981, trú tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) tường trình Giấy phép lái xe đang sử dụng là Giấy phép lái xe giả, không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
CSGT đã tiến hành lập biên bản tạm giữ phương tiện và Giấy phép lái xe của tài xế để xử lý theo quy định. Nhằm đảm bảo ATGT, CSGT yêu cầu lái xe chuyển khách qua xe khác, để hành khách không gián đoạn hành trình.
Theo ANTD
Nam thanh niên chết cạnh đường ray nghi tự tử Sáng 8/7, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đang điều tra nguyên nhân cái chết của nam thanh niên nằm cạnh đường ray, thuộc phường Hoà Thuận, TP Tam Kỳ. Theo thông tin ban đầu, khoảng 22 giờ 30 khuya 7/7, tàu hoả lưu thông theo hướng Nam - Bắc, khi đến đoạn qua phường Hòa Thuận thì nhân viên tàu phát...