Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Tuyên Quang tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông, đặc biệt là tuyến quốc lộ huyết mạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn theo Kế hoạch cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự bảo vệ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Lực lượng CSGT phát hiện hơn 400 trường hợp vi phạm nồng độ cồn chỉ trong 1 tháng ra quân.
Theo đó, từ ngày 15/11/2022 đến ngày 14/12/2022, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là các hành vi nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông và mất an toàn giao thông như: Vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy; chạy quá tốc độ quy định; không đội mũ bảo hiểm; tránh, vượt sai quy định…
Kết quả, lực lượng chức năng tỉnh đã lập biên bản hơn 2.200 trường hợp vi phạm, tạm giữ 603 phương tiện (trong đó 406 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 10 trường hợp lái xe sử dụng ma túy; chạy quá tốc độ quy định 509 trường hợp; không đội mũ bảo hiểm 210 trường hợp; tránh vượt sai quy định 238 trường hợp)… Lực lượng chức năng đã ra quyết định xử phạt 1.970 trường hợp với số tiền trên 2,7 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe có thời hạn 358 trường hợp.
Thực tế ghi nhận từ công tác tuần tra, kiểm soát cho thấy, một số chủ phương tiện còn thiếu hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ, có biểu hiện chống đối, coi thường lực lượng Cảnh sát giao thông.
Song song với công tác xử lý vi phạm, lực lượng chức năng cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông với hình thức đa dạng, phong phú như: Tuyên truyền trực tiếp tại trường học, nhà máy, cơ quan, đơn vị; thông qua công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông; qua phương tiện thông tin đại chúng, phát thanh truyền hình; tuyên truyền qua trang mạng xã hội facebook, zalo…
Video đang HOT
Đại tá Phạm Đinh Bá Tiên, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, sau một số đợt cao điểm xử lý các vi phạm về Luật Giao thông đường bộ kết hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, cho thấy, nhận thức và ý thức chấp hành của người tham gia giao thông được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động vận tải. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp cố tình vi phạm, đặc biệt là vào khoảng thời gian sau 20 giờ hằng ngày, nhiều trường hợp phóng nhanh, vượt ẩu; đã uống rượu, bia những vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Một chốt kiểm tra của lực lượng CSGT Tuyên Quang.
Nhằm góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh tiếp tục tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Lực lượng chức năng chú trọng kiểm tra, xử lý tại đoạn đường có lưu lượng phương tiện lớn, khu vực đông dân cư, điểm giao cắt giữa quốc lộ với tỉnh lộ, huyện lộ, tập trung vào các hành vi gây mất an toàn giao thông, là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.
Còn 7 ngày tham gia cuộc thi "Sáng kiến An toàn giao thông 2022"
Cuộc thi "Sáng kiến An toàn giao thông năm 2022" sẽ dừng nhận bài thi lúc 24h ngày 30/11. Độc giả còn một tuần để chia sẻ các ý tưởng, giải pháp giảm ùn tắc giao thông, ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn, và có cơ hội nhận những giải thưởng hấp dẫn.
Vòng sơ khảo của cuộc thi "Sáng kiến An toàn giao thông năm 2022" chỉ còn một tuần nữa là khép lại. Độc giả gửi bài dự về địa chỉ email: sangkienatgt@dantri.com.vn hoặc tạiform đăng ký ở http://sangkienatgt.dantri.com.vn. Mốc thời gian bài gửi đi sẽ tính theo dấu bưu điện và thời gian trên email.
Cuộc thi "Sáng kiến An toàn giao thông năm 2022" sẽ dừng nhận hồ sơ đăng kí vào lúc 24h ngày 30/11.
Trong bài dự thi, các cá nhân, tập thể mô tả ý tưởng, sản phẩm, cách thức vận hành, kết quả đạt được khi ứng dụng vào thực tế , có thể kèm video, ảnh để minh họa cho giải pháp đề cập.
Cuộc thi là một phần của Chương trình Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam năm 2022 do Cục Cảnh sát Giao thông, Báo điện tử Dân trí và Toyota Việt Nam phối hợp thực hiện.
Sau hơn 2 tháng diễn ra, Ban tổ chức nhận hàng trăm tác phẩm gửi về, từ độc giả ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó có nhiều giải pháp sáng tạo, đầu tư công phu, ứng dụng công nghệ thông minh, với cùng mục tiêu giúp các phương tiện lưu thông an toàn, giảm tối đa sự cố giao thông.
Nhiều đề xuất nổi bật gây chú ý Ban giám khảo. Đó là vạch kẻ ngang dành cho người đi bộ phát sáng khi có người đi qua đường ban đêm, ứng dụng AI để nhận biết người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia, máy phát hiện và dự đoán tình trạng tắc nghẽn giao thông từ xa. Có độc giả nghiên cứu hệ thống phát hiện và cảnh báo sớm tài xế ngủ gật khi lái ô tô; áp dụng công nghệ giám sát lấn làn trên xe tải, container; cảm biến nhận biết và không cho phép tài xế điều khiển phương tiện khi uống rượu bia...
Chương trình còn có sự đồng hành của nhiều học sinh trung học phổ thông, sinh viên, với các tác phẩm trình bày sinh động, mạch lạc, có dẫn chứng số liệu khi đề cập đến nguyên nhân, thực trạng giao thông Việt Nam hiện tại. Một số giải pháp do lứa tuổi 16 đề xuất như dùng robot điều khiển giao thông, làm hệ thống đường thấm nước để giảm ngập lụt gây kẹt xe như thường thấy mỗi khi mùa mưa đến, hay ứng dụng giúp thông báo sự cố, tai nạn đến cơ sở y tế, cơ quan công an gần nhất...
Cuộc thi tập trung vào 2 chủ đề chính là giảm thiểu ùn tắc giao thông và hạn chế vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông. Người đưa sáng kiến an toàn giao thông phải thể hiện rõ một trong hai hạng mục:
Ý tưởng về an toàn giao thông: Các giải pháp hoàn thiện thể chế về pháp luật giao thông đường bộ; giải pháp tác động đến hành vi, ý thức của người tham gia giao thông.
Giải pháp công nghệ an toàn giao thông: Nhóm giải pháp phần mềm ứng dụng và giải pháp phần cứng thiết bị kỹ thuật giải quyết các vấn đề an toàn giao thông.
Độc giả tham gia cuộc thi ngoài việc chia sẻ các sáng kiến giúp ích cho chính mình và mọi người an toàn trên mọi bước đường di chuyển, còn có cơ hội nhận nhiều phần thưởng. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 300 triệu đồng.
Mỗi hạng mục gồm một giải nhất 100 triệu đồng; một giải nhì 30 triệu đồng; một giải ba 10 triệu đồng; 2 giải khuyến khích, mỗi giải 5 triệu đồng; cùng giấy chứng nhận đạt giải của ban tổ chức chương trình và giấy khen của Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an.
Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình cho rằng, Hà Nội cần duy trì thí điểm phân làn bằng dải phân cách cứng trên đường Nguyễn Trãi từ 3-6 tháng để hình thành thói quen đi đúng làn đường cho người dân (Ảnh: Tiêu Phong).
Đại diện ban tổ chức chia sẻ: "Từ những tín hiệu tích cực ban đầu, cuộc thi "Sáng kiến An toàn giao thông năm 2022" được kỳ vọng sẽ thực thi nhiều dự án có thể thay đổi tương lai, xây dựng các giải pháp an toàn giao thông bền vững trong cộng đồng".
Kết thúc vòng sơ khảo (tức sau ngày 30/11), ban giám khảo sẽ tiến hành chấm và chọn ra 20 ý tưởng, sản phẩm nổi bật nhất (mỗi hạng mục 10 ý tưởng, sản phẩm) để vào vòng chung khảo bình chọn trực tuyến.
CSGT Bình Thạnh treo băng rôn khắp đường về vi phạm nồng độ cồn Ngoài việc đề nghị chủ các nhà hàng, quán nhậu ký cam kết không để khách tự chạy xe khi đang say, CSGT cũng treo các băng rôn tuyên truyền khắp địa bàn. Ngày 19-7, Đội CSGT - TT Công an quận Bình Thạnh đã tổ chức treo hàng loạt các biển hiệu, băng rôn tuyên truyền an toàn giao thông về các...