Đảm bảo an toàn công trình thủy điện ngay trong luật
Thảo luận tại hội trường về dự án luật Điện lực có 21 ĐB nêu ý kiến, đa số đều tán thành báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Điện lực.
Các ĐB tập trung góp ý về chính sách phát triển điện, quy hoạch và đầu tư, giá điện và các loại phí, các căn cứ điều chỉnh giá, thanh tra và xử lý vi phạm, hình thành và phát triển điện cạnh tranh… Đặc biệt, các ĐB đề nghị bổ sung thêm điều khoản về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng.
Từ sự cố ở đập thủy điện Sông Tranh, ĐB Lê Văn Lai (Quảng Nam) đề nghị, nên đưa nội dung an toàn trong xây dựng thủy điện vào dự thảo luật. ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) băn khoăn hiện cả nước có hàng ngàn thủy điện vừa và nhỏ, phát triển tràn lan, tản mạn, tổ máy một nơi, nguồn tích điện một nơi rất khó kiểm soát, không an toàn. Nhưng không thấy luật đề cập thành một chương riêng biệt, mà chỉ tản mát ở một vài chương, qua vài điều rất mờ nhạt.
Tiếp thu ý kiến của các ĐB, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, về phát triển các loại hình nhà máy điện, điện hạt nhân, năng lượng mới, đảm bảo an toàn các công trình thủy điện là vấn đề hết sức hệ trọng. Các nội dung này sẽ được thể hiện trong nhiều văn bản luật khác nhau, riêng dự thảo sửa đổi luật Điện lực, Bộ Công thương sẽ tiếp thu và tiếp tục tham mưu cho Chính phủ trong khi xem xét. “Còn nếu được xin phép QH, phần an toàn công trình sẽ bổ sung trong dự thảo luật để QH thông qua”, Bộ trưởng Hoàng nói.
Theo TNO
Video đang HOT
Không được tích nước, Sông Tranh 2 vẫn hoàn thành chỉ tiêu phát điện?
Mặc dù không được tích nước theo lệnh của Chính phủ nhưng theo báo cáo của BQL dự án thủy điện 3, nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 đã đạt 80% kế hoạch phát điện năm 2012 được EVN phê duyệt.
Theo báo cáo của BQL dự án thủy điện 3, từ đầu năm đến nay lượng nước về hồ ít hơn lượng nước phát qua hai tổ máy trên 500 triệu m3
Ngày 20/10 vừa qua, trong buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về một số vấn đề liên quan đến thủy điện, Trưởng BQL dự án thủy điện 3 - ông Trần Văn Hải - cho biết: Kể từ khi phát điện (17/10/2010) đến nay, tổng sản lượng điện sản xuất của nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 đã sản xuất 1,129 tỉ kWh, trong đó sản lượng điện sản xuất tính từ đầu năm đến nay là trên 455,4 triệu kWh (đạt 80% kế hoạch phát điện năm 2012 đã được EVN phê duyệt).
Như vậy, tính đến thời điểm ông Hải báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công thương thì thủy điện Sông Tranh 2 chỉ còn 20% chỉ tiêu nữa là hoàn thành mục tiêu phát điện trong năm 2012 này.
Do đó, việc không cho tích nước của thủy điện Sông Tranh 2 sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng điện mà EVN đã giao cho nhà máy thủy điện này. Mặc khác, từ nay đến cuối năm là cao điểm mùa mưa nên việc hoàn thành 20% sản lượng còn lại là việc không khó đối với thủy điện Sông Tranh 2.
Hiện nay, thủy điện Sông Tranh 2 đang ở mực nước chết với cao trình 140m
Theo ông Trần Văn Hải, trong quá trình hoạt động, hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 đã thực hiện công tác xả tràn điều tiết hồ chứa và giảm lũ cho vùng hạ du an toàn theo đúng quy định vận hành hồ chứa đã được ban hành và đúng các quy chế phối hợp đã được ký kết.
Theo đó, từ đầu năm đến nay tổng lượng nước về hồ đạt 1,549 tỉ m3, tổng lượng nước qua hai tổ máy là 2,056 tỉ m3, lưu lượng nước bình quân về hồ là 65,45m3/s, lượng nước bình quân qua hai tổ máy là 86,78m3/s. Như vậy, lượng nước xả xuống hạ du gấp 1,327 lần nước về hồ tự nhiên.
Sau khi nhìn con số báo cáo của BQL dự án thủy điện 3, một cán bộ có am hiểu trong lĩnh vực hồ chứa thủy điện và thủy lợi ở Quảng Nam nói: Nếu từ đầu năm đến nay, số lượng nước về hồ và lượng nước phát qua hai tổ máy chênh lệch nhau hơn 500 triệu m3 thì nước ở đâu ra? Trong khi đó, báo cáo của BQL dự án thủy điện 3 thì lượng nước về hồ bình quân luôn nhỏ hơn lượng nước đã phát qua hai tổ máy.
Trong báo cáo của BQL dự án thủy điện 3 cũng nêu số lượng nước xả về hạ du để chống hạn là trên 235 triệu m3, trong đó có 156 triệu m3 nước được lấy từ nguồn dự trữ trong hồ. Lượng nước xả trung bình ngày lớn hơn lưu lượng nước về hồ tự nhiên từ 1,6 - 5 lần.
Đây là một phi lý khác. Do không thiết kế cửa xả đáy nên hồ thủy điện Sông Tranh 2 không thể xả tiếp nước khi ở cao trình mực nước chết là 140m do đó khi ở cao trình này, nếu nước không được xả phát qua hai tổ máy thì không thể xả xuống hạ du.
Đối với sản lượng điện 20% còn lại của năm 2012, cán bộ này cho biết: Hiện nay tuy ở mực nước chết là 140m với lượng nước trong hồ khoảng trên 200 triệu m3, lượng mưa ở đầu nguồn vẫn có và nước vẫn về thì hai tổ máy vẫn có thể hoạt động bình thường, hơn nữa ở khu vực sắp bước vào mùa mưa nên sản lượng điện còn lại chắc chắn sẽ hoàn thành.
6 cửa xả của thủy điện Sông Tranh 2 ở cao trình 161m, khi nước dâng lên xả tự nhiên qua cao trình này thì lượng nước trong hồ khoảng 480 triệu m3
Các nhà khoa học đã kết luận động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 là động đất kích thích do việc tích nước hồ gây ra. Trong nhiều tháng qua, mực nước trong hồ luôn ở cao trình 140m (với khoảng trên 200 triệu m3 nước), là mực nước chết nhưng động đất vẫn xảy ra triền miên.
Trong mùa mưa này, hồ thủy điện Sông Tranh 2 sẽ dâng lên cao trình xả tràn tự nhiên 161m với lượng nước khoảng 480 triệu m3 đây là điều người dân huyện Bắc Trà My đang rất lo âu.
Theo Dantri
Lợi ích người dân phải cao hơn lợi ích nhóm Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo không tích nước hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2 từ ngày 21.9. Nhưng do không có cửa xả đáy, lại đúng mùa mưa bão, lượng nước đổ về hồ lớn nên EVN "đành" phát điện. Do không có cửa xả đáy, mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 phải vượt mức...