Đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập
Những năm qua, Phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh) tích cực phối hợp với các đơn vị, địa phương, sở, ban, ngành liên quan triển khai công tác đảm bảo an ninh, an toàn hồ đập. Qua đó phát hiện, chấn chỉnh nhiều vi phạm, bảo đảm chất lượng nguồn nước trên địa bàn.
Toàn tỉnh hiện có 179 hồ với tổng dung tích hữu ích trên 313 triệu m 3, trong đó có 27 hồ cấp nước đa chức năng. Theo thiết kế, số hồ này có thể cấp nước cho 25.000ha sản xuất nông nghiệp, 1.500ha nuôi trồng thủy sản; trên 79 triệu m 3 nước phục vụ công nghiệp và sinh hoạt.
Việc sản xuất, cung ứng nước sạch trên địa bàn tỉnh chủ yếu do Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh đảm nhiệm, với 24/25 nhà máy, đang tiến hành cấp nước cho khoảng 250.000 hộ khách hàng (gần 200.000m 3/ngày đêm) tại 11/13 huyện, thị xã, thành phố; riêng Bình Liêu và Cô Tô đang trong quá trình tiếp nhận, quản lý. Đối với khu vực miền núi, người dân vẫn chủ yếu dùng nước tự nhiên ở khe suối.
Cán bộ Phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh) kiểm tra hoạt động cấp nước của Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh.
Ông Trần Mạnh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh, cho biết: Chất lượng nguồn nước sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân trên địa bàn. Do đó, Công ty đã phối hợp rất chặt chẽ với lực lượng an ninh từ việc nắm tình hình và đảm bảo an toàn, an ninh nguồn nước, tuyên truyền cho người dân trên địa bàn về ý thức, trách nhiệm trong việc đảm bảo môi trường nước, cũng như an toàn hệ thống cấp nước. Nhờ đó, Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất cấp nước của mình.
Video đang HOT
Đối với công tác an ninh, an toàn hồ đập, theo tiêu chí phân loại về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, toàn tỉnh có 148 hồ phải thực hiện công tác quản lý, đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 40 hồ được kê khai đăng ký an toàn; còn lại đa phần chưa có quy trình vận hành, chưa có phương án bảo vệ bảo đảm an toàn đập, chưa có phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp…
Các hồ, đập, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hầu hết được xây dựng từ lâu, hệ số an toàn không còn phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành. Các hồ đập vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình khai thác rừng sản xuất, có nguy cơ cao thiếu nước về mùa khô.
Kiểm tra hệ thống lọc nước của Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh.
Đối với tình hình khai thác, 10 năm nay (từ năm 2009), UBND tỉnh đã cấp 135 giấy phép khai thác nước cho các tổ chức, doanh nghiệp, chủ yếu là ngành than và Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh. Việc khai thác nước ngầm nếu không quản lý tốt, khai thác quá mức, sử dụng công nghệ không còn phù hợp, không có biện pháp bảo vệ sẽ làm cho nguồn nước cạn kiệt và mực nước ngầm bị hạ thấp, gây sụt lún nền đất tự nhiên.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, người dân đã nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, còn một số nguồn nước đang bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác khoáng sản, chặt phá rừng; nhiều nhà máy nước có hệ thống kênh dẫn nước là kênh hở, nên phát sinh nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước từ nước thải sinh hoạt; rác thải và từ hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.
Để đảm bảo an toàn nguồn nước, thời gian tới, Phòng An ninh kinh tế tiếp tục chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương nắm tình hình, thực hiện công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về đảm bảo an toàn hồ đập, xả thải gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt tại các khu công nghiệp, nhà máy, mỏ khai thác khoáng sản…, cung cấp nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; tăng cường tuyên truyền trong nội bộ và phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ và sử dụng nguồn nước. Đồng thời, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, các kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh, an toàn các công trình thủy lợi, bảo vệ môi trường nguồn nước, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng bền vững của tỉnh.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác ứng phó mưa lũ ở Hà Tĩnh
Ngày 20-10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác T.Ư đã thị sát tình hình và thăm hỏi, động viên đồng bào vùng lũ Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng động viên và trao quà cho người dân vùng lũ.
Ghi nhận và đánh giá cao tinh thần chủ động cấp ủy chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong quá trình ứng phó với thiên tai, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng, với kinh nghiệm ứng phó mưa bão, chính quyền các cấp, các đơn vị liên quan của Hà Tĩnh đã thực hiện rất tốt công tác phòng, chống mưa lũ, xử lý tình huống điều tiết, vận hành hồ đập bảo đảm an toàn vùng hạ du cũng như an toàn hồ đập. Ưu tiên lúc này là bảo đảm an toàn tối đa tính mạng, tài sản nhân dân.
Trước tình hình diễn biến mưa lũ còn phức tạp, Phó Thủ tướng đề nghị, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó mưa lũ.
Các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân: Rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất, chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. Tổ chức giám sát, vận hành an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ đập đã đầy nước.
Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, kịp thời triển khai cứu hộ, cứu nạn và khắc phục sự cố đê điều, hồ đập, sạt lở... Tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ năng bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro trong mưa lũ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm hỏi bà con vùng lũ Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên).
Báo cáo với Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác về tình hình mưa lũ trên địa bàn Hà Tĩnh mấy ngày qua, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, do mưa lớn từ ngày 15 đến 19-10, đã có khoảng 31.000 hộ/105.373 người của 90 xã tại 10 huyện, thành phố, thị xã bị ngập lụt bình quân từ 0,5 đến 1,0m; riêng các xã của huyện Cẩm Xuyên có nơi bị ngập sâu hơn 2,0m. Tính đến 4 giờ sáng 19-10, tỉnh đã tổ chức sơ tán 13.848 hộ/41.075 người của 96 xã.
Đặc biệt, nhiều hồ chứa lớn trên địa bàn, như: Kẻ Gỗ, Ngàn Trươi, sông Rác, sông Trí đều ở mức cao. Đặc biệt, hồ Kẻ Gỗ đạt cao trình 32,99/32,5m (W=360/345 triệu m3, trên mực nước dâng bình thường 0,49m).
Trước tình hình đó, Hồ Kẻ Gỗ bắt đầu xả tràn lúc 13 giờ chiều 18-10, với lưu lượng 30 - 50mm3/s, cao điểm lúc 9 giờ sáng 19-10, tăng lên 1.050m3/s; lúc 4 giờ sáng 20-10, tiếp tục xả 800m3/s.
Hà Tĩnh đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tập trung cho công tác sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, vùng ngập lụt sâu; đặc biệt là sơ tán dân vùng hạ du hồ chứa nước Kẻ Gỗ. Do số lượng các hộ dân bị ngập rất lớn, nước lũ đang cao nên chưa thể đánh giá hết thiệt hại; nhiều công trình, cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trụ sở, trạm y tế, điện lực... bị sạt lở và hư hỏng nặng. Đặc biệt, có hai người chết và hai người mất tích.
Để giúp nhân dân Hà Tĩnh ứng phó với mưa lũ, trước mắt, Hà Tĩnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành T.Ư quan tâm giúp đỡ tỉnh về giống cây trồng, rau màu các loại; một số loại hóa chất để tiêu độc khử trùng và vệ sinh môi trường sau lũ; phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn...
Trao "Ngôi nhà 19 - 8" cho gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn Ngày 21-8, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống CAND, 15 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Chi đoàn Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh, Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Bình Phước, Đoàn thanh niên Công an tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương...