Đảm bảo an ninh dịp Tết nguyên đán, không để tội phạm lộng hành
Ngày 28/1, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138/CP) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình công tác năm 2015.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực.
Đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công an cho thấy, năm 2014, tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp, tội phạm về kinh tế và tham nhũng xảy ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, tác động xấu đến quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng, tài chính. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng diễn ra phổ biến trên các tuyến biên giới. Tình trạng trốn thuế, lợi dụng chính sách hoàn thuế VAT để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước diễn ra phức tạp.
Số vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài phát hiện được tăng, nhất là lĩnh vực sử dụng vốn ODA; công tác quản lý còn bộc lộ nhiều sơ hở, nhất là trong đấu thầu, giám sát thi công… gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến uy tín, quan hệ của Việt Nam với các nước. Tội phạm hoạt động có tổ chức, băng, nhóm giảm cả về tính chất manh động và mức độ nguy hiểm, nhưng phương thức hoạt động tinh vi hơn, núp dưới vỏ bọc doanh nghiệp, hoạt động kinh tế để phạm tội. Đáng chú ý là tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm trên 70% số vụ phạm tội xâm phạm trật tự xã hội và trên 60% tội phạm hình sự do người nghiện ma túy gây ra. Tội phạm về ma túy hoạt động manh động, trắng trợn, liều lĩnh, sẵn sàng sử dụng vũ khí “ nóng” chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, truy bắt. Cơ quan chức năng đã phát hiện gần 20 nghìn vụ phạm tội về ma túy, tăng 8,4% so với năm 2013.
Thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, Ban chỉ đạo 138/CP đã chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 63 của Quốc hội, Chỉ thị số 48 – CT/TW của Bộ Chính trị khóa X, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm và Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người năm 2014 của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Các cơ quan chức năng đã điều tra, khám phá trên 45 nghìn vụ phạm pháp hình sự, bắt, xử lý gần 87 nghìn đối tượng, đạt trên 75%, trọng án đạt trên 90%, triệt phá gần 3.000 băng, nhóm tội phạm các loại; phát hiện, xử lý gần 14 nghìn vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về kinh tế, trong đó có trên 400 vụ phạm tội về tham nhũng, trên 2.500 vụ buôn lậu, gần 6 nghìn vụ sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng cấm; phát hiện, điều tra, bắt giữ gần 20 nghìn vụ, hơn 29 nghìn đối tượng phạm tội về ma túy và thu gần 730 kg hêrôin; hơn 340kg và gần 560.000 viên ma túy tổng hợp.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo cuộc họp tổng kết công tác phòng chống tội phạm của Ban Chỉ đạo 138. Ảnh: TTXVN
Ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tội phạm của các cấp, các ngành, các thành viên Ban chỉ đạo, song Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ rõ những mặt còn tồn tại như việc chủ động nắm bắt tình hình tội phạm còn hạn chế, tham mưu chưa kịp thời, còn lúng túng trong công tác xử lý, hiệu quả phòng ngừa xã hội chưa cao. Tội phạm còn diễn biến phức tạp. Nhận thức về nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của hệ thống cấp ủy, chính quyền chưa đầy đủ, chưa chỉ đạo quyết liệt xử lý kỷ luật trách nhiệm tập thể, cá nhân. Công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự còn lỏng lẻo, quản lý tài chính ngân hàng còn bộc lộ sơ hở…
Phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những hạn chế, tồn tại trên, nhìn nhận thời gian tới, công tác phòng, chống tội phạm còn nhiều thách thức, khó khăn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền khi để tội phạm lộng hành. Phó Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục tham mưu, quán triệt, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 48-CT/TW, Chỉ thị 09-CT/TW, Nghị quyết 63 của Quốc hội về công tác phòng chống tội phạm, thực hiện nghiêm quy định về xử lý kỷ luật đảng viên. Các ngành, các địa phương tăng cường công tác nắm tình hình, thông tin, báo cáo nhanh chóng, chính xác, trên cơ sở đó phân loại tội phạm, xử lý khách quan. Đi liền với đó, các cơ quan tư pháp, kiểm soát, Tòa án điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không để oan người vô tội, kịp thời truy tố, xét xử các vụ án lớn, được dư luận quan tâm. Ban Chỉ đạo 138/CP và đặc biệt là Ban chỉ đạo 138 các địa phương tiếp tục chỉ đạo, phấn đấu kiềm chế gia tăng tội phạm, trong đó giảm từ 1 – 2% số vụ phạm tội tại tất cả các địa phương, tỷ lệ điều tra khám phá đạt trên 70%, trọng án đạt trên 95%…
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thiếu nhi, phát động toàn dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm. Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo đấu tranh với các băng nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu xã hội đen ở những địa bàn trọng điểm, đấu tranh với tội phạm ma túy, tội phạm buôn bán người, tập trung quyết liệt hơn với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại. Bộ Công an cần nghiên cứu hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Bộ cần có các phương án tập trung bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày lễ trọng đại trong năm 2015, trước mắt triển khai các phương án bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết nguyên đán Ất Mùi, không để tội phạm lộng hành.
Theo Công lý
Băng nhóm xã hội đen hoạt động có phải do được bao che?
Chiều 22/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc với 63 tỉnh, thành phố, sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết, tính chất bạo lực của tội phạm có xu hướng gia tăng, hình thành các băng, nhóm hoạt động theo kiểu "xã hội đen".
Ảnh minh họa
Các hành vi phạm tội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng gây thất thoát lớn về tài sản, nhưng tỷ lệ thu hồi tài sản còn thấp; yếu tố nước ngoài trong các vụ phạm tội gia tăng, thủ đoạn hoạt động rất tinh vi, có sự móc ngoặc giữa các đối tượng trong đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước, kể cả cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật, với những đối tượng ngoài xã hội.
Về tội phạm kinh tế và tham nhũng, số vụ bị phát hiện tăng gần 3,23% so với cùng kỳ năm 2013.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo, nhấn mạnh, công tác nắm tình hình của một số cơ quan chức năng còn lúng túng, để xảy ra một số vụ gây rối, làm mất an ninh trật tự, tổn thất kinh tế.
Toàn quốc còn 615 băng nhóm tội phạm, trong đó có nhiều băng nhóm xã hội đen.
Vì sao còn băng nhóm xã hội đen hoạt động, có phải do tồn tại tình trạng nể nang, bao che, bảo kê của cán bộ với đối tượng phạm tội? Có hiện tượng tội phạm móc nối với cán bộ, cơ quan chức năng để bao che, bảo kê cho hoạt động phạm tội.
Theo Chính Phủ
Bộ trưởng Công an dự báo tội phạm cận Tết gia tăng Tháng Tết Nguyên đán, theo quy luật là thời điểm các loại tội phạm gia tăng hoạt động, nhất là nạn trộm cắp, cờ bạc, tội phạm cố ý gây thương tích. Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh điều này tại cuộc họp đánh giá công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh...