Đảm bảo an ninh, an toàn cho công dân Việt Nam tại Sri Lanka
Theo Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka đã thăm hỏi, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho một số trường hợp người Việt đặc biệt khó khăn.
“Trong bối cảnh tình hình Sri Lanka có những diễn biến phức tạp, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka đã chủ động theo dõi sát tình hình sở tại, yêu cầu cơ quan chức năng Sri Lanka đảm bảo an ninh, an toàn cho công dân Việt Nam tại Sri Lanka”, bà Hằng tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao hôm 21/7.
Theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka, trước đây, khoảng 300 người Việt Nam sinh sống tại quốc gia Nam Á này. Tuy nhiên, nhiều người đã về nước.
Đời sống của công dân Việt Nam tại Sri Lanka cũng bị ảnh hưởng do thiếu ga, thiếu điện, thiếu nhiên liệu và giá cả sinh hoạt tăng cao, bà Hằng cho biết.
Video đang HOT
Tài xế Sri Lanka xếp hàng chờ mua xăng tại Colombo hồi tháng 4. Ảnh: AP.
“Đại sứ quán đã thường xuyên thăm hỏi, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho một số trường hợp đặc biệt khó khăn, tổ chức tặng quà, động viên cộng đồng người Việt Nam tại Sri Lanka đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng vượt qua giai đoạn khó khăn, đồng thời thông báo cho bà con đường dây nóng của đại sứ quán để liên hệ trong trường hợp cần sự giúp đỡ”, bà Hằng nói.
“Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka sẽ tiếp tục duy trì trao đổi với các đầu mối của cộng đồng, lên kế hoạch và kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ bà con trong điều kiện cho phép”, bà bổ sung.
Sri Lanka đang trải qua khủng hoảng chính trị và kinh tế trầm trọng. Khả năng quản lý kinh tế yếu kém của chính phủ đã gây ra tình trạng thiếu hụt ngoại tệ, khiến nước này không thể nhập khẩu cả các mặt hàng thiết yếu. Các cuộc biểu tình của người dân đã buộc cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa phải từ chức và bỏ chạy ra nước ngoài.
Sri Lanka định ngừng in tiền khi lạm phát tăng vọt lên gần 60%
Trong tình hình đã hết USD để mua nhiên liệu và đang in đồng rupee để trả lương, Sri Lanka định ngừng in đồng nội tệ để ngăn chặn lạm phát đang tăng nhanh nhất châu Á.
Người dân xếp hàng chờ mua dầu hỏa tại Colombo, Sri Lanka ngày 17/6. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bloomberg ngày 5/7, trước khi rà soát chính sách tiền tệ vào ngày 7/7, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã nói với quốc hội rằng tỷ lệ lạm phát ước tính sẽ tăng lên 60%. Ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán về một gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rất phức tạp vì quốc gia đã phá sản.
Ông cho biết vào cuối tháng 8, Sri Lanka sẽ trình lên IMF kế hoạch tái cơ cấu nợ.
Sri Lanka không có tiền để nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, phân bón, thuốc men và nhiên liệu thiết yếu do thiếu đồng USD nghiêm trọng.
Giá tiêu dùng tăng 54,6% trong tháng 6 so với một năm trước đó, trong đó chi phí giao thông vận tải tăng 128% so với tháng trước và chi phí thực phẩm tăng 80% trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng cây trồng và dầu thô.
Phát biểu sau chuyến thăm gần đây của phái đoàn IMF, Thủ tướng Wickremesinghe cho biết chính phủ hy vọng sẽ được phê duyệt chương trình tài trợ 4 năm, khi ông vạch ra lộ trình đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Tuần trước, IMF cho biết các cuộc đàm phán với Sri Lanka là mang tính xây dựng, làm dấy lên hy vọng rằng Sri Lanka sẽ sớm thông qua sơ bộ một gói hỗ trợ tài chính đang rất cần thiết.
Trong khi đó, số liệu chính thức cho thấy kinh tế Sri Lanka trong quý I năm nay giảm 1,6% trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng chưa từng thấy tại nước này bắt đầu tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại.
Theo Cơ quan Thống kê và Tổng điều tra Sri Lanka, kinh tế sụt giảm trong 3 tháng đầu năm do tác động xấu của tình trạng lạm phát và giá đồng nội tệ giảm. Lệnh cấm nhập khẩu phân bón hóa học và thuốc trừ sâu hồi năm 2021, nhưng được bãi bỏ sau đó, cũng gây ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp. Sản lượng gạo của Sri Lanka trong quý I năm nay giảm 33%. Cơ quan này cũng cho biết tình trạng thiếu nhiên liệu hiện nay cũng gây tác động nghiêm trọng đến ngành vận tải và công nghiệp.
Sri Lanka đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành độc lập cách đây 74 năm. Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã xảy ra trong những tuần gần đây khi nước này rơi vào tình trạng thiếu lương thực, giá nhiên liệu tăng vọt và cắt điện trên diện rộng.
Sri Lanka dự kiến tăng mạnh giá điện để bù lỗ Ngày 27/6, công ty điện lực nhà nước Ceylon Electricity Board (CEB), doanh nghiệp cung cấp điện độc quyền tại Sri Lanka, đã đề nghị tăng giá điện hơn 800% để bù lỗ trong bối cảnh quốc gia này đang bị thiếu nhiên liệu trầm trọng. Một trường học tại Colombo, Sri Lanka đóng cửa khi chính quyền nước này đề ra các...