Đâm bạn chú rể tử vong khi đến dự tiệc đám cưới
Trong bữa nhậu trước đám cưới một ngày, Hùng xô xát với đám bạn chú rể. Sau đó anh ta rút dao đâm chết một người rồi trốn lên rừng…
Theo tin từ báo VOV, ngày 9/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bát Xát (Lào Cai) ra quyết định tạm giữ hình sự Ngân Văn Hùng (21 tuổi, HKTT tại xã Điền Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) về hành vi giết người.
Đối tượng Nguyễn Văn Hùng tại cơ quan điều tra – Ảnh: VOV
Hùng bị Công an huyện Bát Xát bắt giữ vào lúc 23h30′ ngày 8/11, khi đang lẩn trốn ở khu vực rừng già thuộc xã Cốc Mỳ. Vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, đối tượng này đang tạm trú ở thôn Tân Long, Cốc Mỳ, Bát Xát, làm nghề bốc vác thuê.
Trước đó, khoảng 18h ngày 8/11, gia đình anh Đặng Văn Hạnh (ở thôn Vi Kẽm, xã Cốc Mỳ) mở tiệc rượu, mời một số bạn bè và người trong thôn đến chung vui, mừng đám cưới của anh Hạnh.
Trong bữa nhậu đó, anh Hạnh có mời một số người bạn thân, trong đó có anh Trương Văn Bình. Anh Bình rủ thêm 2 bạn khác là anh Phạm Văn Chung và Ngân Văn Hùng. Bữa tiệc kéo dài đến khoảng 20h30″ cùng ngày thì số thanh niên trên mở nhạc sàn nhảy, múa và tiếp tục uống rượu. Trong quá trình này đã xảy ra xô xát, va chạm giữa Hùng với nhóm thanh niên trong thôn Vi Kẽm.
Bất chấp lời can ngăn của những người đến dự đám cưới, Hùng liền thách đố đám thanh niên trong bản đánh nhau. Bị kích động bởi men rượu, Lý Minh P. (21 tuổi, cư trú ở thôn Vi Kẽm) nhảy xuống thì bị Hùng dùng dao thủ sẵn trong người, đâm vào sườn trái xuyên qua phổi và đứt cuống tim khiến P. tử vong trên đường đi cấp cứu. Sau khi gây án, Hùng lên rừng bỏ trốn.
Video đang HOT
Đến 23h30 cùng ngày, Công an huyện đã tóm gọn hung thủ đang lẩn trốn tại khu rừng thuộc xã Cốc Mỳ.
Trước đó, báo An ninh Thủ đô cũng đưa tin về một vụ việc tương tự khi án mạng xẩy ra chỉ vì mâu thuẫn trong đám cưới.
Cụ thể, theo cơ quan điều tra, nguyên nhân án mạng xuất phát từ mâu thuẫn trong đám cưới tại thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh tối 3/10. Nguyễn Văn Đoàn (21 tuổi, ở cùng xã) đến nhà bạn gái ở thôn Nội Đồng dự đám cưới và mâu thuẫn với một số thanh niên khác.
Đoàn bị một số người đánh gây thương tích, phải vào Bệnh viện đa khoa Mê Linh cấp cứu nên gọi điện cho chú ruột là Nguyễn Văn Liên.
Đến đám cưới, Liên gặp Nguyễn Văn T. (23 tuổi) và xô xát với người này. Liên dùng thanh đao chém trúng vai phải đối thủ. Chưa dừng lại, Liên gọi thêm bạn, kéo đến bệnh viện tiếp tục truy sát anh T. khiến anh này bị thương nặng.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lãnh đạo có nên đến dự khai giảng không?
Lãnh đạo đến thì tất nhiên phải đón tiếp, phải phát biểu..., vậy thì lãnh đạo có nên đến dự khai giảng không? Và nếu đến thì nên tổ chức đón tiếp như thế nào để không khiến học sinh phải "chịu đựng"?
Trước khi Lễ khai giảng năm nay diễn ra, liên tục có các chỉ đạo về việc phải tổ chức gọn nhẹ, phải để học sinh thực sự là trung tâm của buổi lễ; là để ngày khai giảng phải trở thành ngày hội đến trường... Tuy nhiên, sau lễ khai giảng, vẫn còn nhiều lời phàn nàn, nhất là đối với các trường được/phải tiếp đón các vị lãnh đạo đến tham dự.
Với nhiều giáo viên hay lãnh đạo trường, chuyện có một vị lãnh đạo cấp trên đến tham dự ngày khai giảng có lẽ là một niềm vinh dự, nhưng v ới học sinh và phụ huynh thì lại là chuyện khác. Không ít lời phàn nàn rằng các bé đã phải tập luyện từ nhiều ngày trước, kể cả mưa, kể cả nắng. Rồi đến ngày khai giảng thì phải dậy từ 5 giờ sáng, phải đến sớm chuẩn bị đội ngũ, phải ngồi im giữa trời nắng để nghe giới thiệu, nghe báo cáo thành tích, nghe phát biểu chỉ đạo của các vị lãnh đạo đến tham dự..., Trong khi đó, chỉ đạo của Bộ, của Sở là không được kéo dài thời gian khai giảng, thế nên, phần Hội của các con đã bị cắt xén, nhường thời gian cho phần Lễ.
Vậy thì câu hỏi được đặt ra là: các nhà lãnh đạo có nên đến dự khai giảng không?
Lãnh đạo chỉ nên đến dự đột xuất
Trao đổi với TS về vấn đề trên sau ngày khai giảng năm nay, Phó Giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, các vị lãnh đạo không nên đi dự lễ khai giảng.
"Các nhà lãnh đạo đi đến lễ khai giảng là một điều cần thiết, nếu là để hiểu biết thêm về thực tế ở dưới và để biếem trường đó tổ chức như thế nào. Nhưng theo tôi, việc thăm thú tốt nhất không nên vào ngày khai giảng." Phó Giáo sư Văn Như Cương nêu quan điểm và kể lại câu chuyện về việc đi thăm nhà trường của Bác Hồ.
"Bác Hồ ngày xưa cũng đi thăm nhiều trường. Trường Đại học sư phạm của tôi, Bác cũng đến nhưng bất chợt, không có sự chuẩn bị trước, không lễ lạt. Lần đó, Bác cũng đi thẳng vào nhà ăn trước, mọi người khi đó mới biết và cuống lên tập hợp học sinh." Phó Giáo sư kể và tiếp tục khẳng định: "Chỉ nên đến vào dịp khác", bởi "đến thì phải tiếp, phải mời phát biểu. Mà người nào nói ít còn đỡ, gặp người nói dài cũng phải chịu".
Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh cũng băn khoăn về nơi mà các vị lãnh đạo chọn đến, bởi đó đều là những trường tốt, trường mới xây chứ "trường nhếch nhác kém cỏi thì không thấy ai đến."
"Không giống như Bác Hồ, đến thăm cái bếp, thậm chí là thăm nhà vệ sinh." - Phó Giáo sư Văn Như Cương nói.
Trả lời câu hỏi của TS về việc"nếu lãnh đạo không chia nhau đến dự lễ khai giảng tại các trường thì liệu đó có phải là biểu hiện không quan tâm đến ngày hội đến trường của trẻ, không quan tâm đến ngành giáo dục hay không?", Phó Giáo sư Văn Như Cương khẳng định "nên đến vào lúc khác".
Ông nói: "Như vừa rồi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có đến thăm một bệnh viện, nhưng không phải là đến vào lúc bệnh viện đó nhận huân chương mà đến vào ngày bình thường, như người ta hay gọi là "vi hành", như vậy thì người dân sẽ phục hơn. Các nhà lãnh đạo không nên đến vào ngày khai giảng, nhưng hôm trời mưa trời gió có thể đến xem học sinh đi học có đông không, xem chúng đi xe máy xe đạp đến như thế nào... thì dân phục."
Đồng tình với quan điểm tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, lấy học sinh làm trọng tâm, Phó Giáo sư Văn Như Cương cho rằng, muốn tổ chức buổi khai giảng có ý nghĩa, để lại ấn tượng trong đời học sinh thì không nên bắt các em phải ngồi xếp hàng căng thẳng nghe đọc diễn văn...
"Tôi muốn lễ khai giảng làm sao cho thân mật. Ví dụ, ở một số nước, họ không làm khai giảng toàn trường mà chỉ dành cho học sinh lớp 1. Trong ngày khai giảng, tất cả phụ huynh đều đến để đưa các con vào phòng học. Khi đó, cô giáo sẽ tận tay đón từng học sinh, còn bố mẹ tặng một món quà nhỏ cho các con nhân ngày đầu đi học, có thể chỉ là một quyển sách, một đôi giày, một cái bút... những hành động thân thương, ấn tượng ấy sẽ để trẻ ghi nhớ suốt đời. Một đứa trẻ vào lớp 1 lần đầu đi học sẽ bỡ ngỡ lắm, nếu mẹ nó không dắt đi thì nó khóc, nó không muốn đi học. Nếu bắt nó xếp hàng ngồi đó nghe diễn văn thì chẳng có ý nghĩa gì. Nó phải ôm mẹ nó, mẹ nó phải dắt con vào lớp và giới thiệu: Đây, lớp của con đây, chỗ ngồi của con đây, cô giáo chủ nhiệm của con đây.... Tất cả cái đó mới là thực chất. Làm cái gì cũng phải thực chất..." - Phó Giáo sư nói trong một lần khác khi trao đổi với TS về việc tổ chức lễ khai giảng.
Theo vị Hiệu trưởng này, ở trường Lương Thế Vinh, ngoài việc đón học sinh đầu cấp thì điều thứ hai quan trọng không kém là khi ra trường có một lễ tri ân, lễ cám ơn thầy cô giáo, cám ơn bố mẹ, một buổi chia tay bạn bè xúc động...
"Điều đó mới để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Nhưng buổi chia tay đó cũng không phải là một nghi lễ." - Phó Giáo sư Văn Như Cương nói.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Bị vây ráp, nghi can uống thuốc độc tự tử Sau 2 ngày khẩn trương truy xét, trưa nay 29/8, lực lượng CSHS Công an tỉnh Lào Cai đã phát hiện và lần ra tung tích nghi can gây ra vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng tại thôn Lao Chải 1, xã Y Tý, huyện Bát Xát. Khoảng 5h sáng sáng 27/8, cơ quan chức năng nhận được tin báo về vụ...