Dalida: Chuyện tình yêu đôi ta ngày ấy tuyệt như mơ
Dalida là nữ ca sĩ được người Pháp xem là biểu tượng âm nhạc, người Ý gọi là công dân, người Ai Cập nói là đồng bào, người Việt Nam say mê với giai điệu “Histoire d’un amour”.
Có bao nhiêu người Việt yêu nhạc từ thập niên 60 đã say mê Histoire d’un amour của Dalida kể từ khi nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015) viết lời việt cho ca khúc này và đặt tựa là Chuyện tình yêu?
Chỉ biết rằng đầu thập niên 1960, Histoire d’un amour được người yêu nhạc miền Nam Việt Nam chào đón vì giọng hát tuyệt đẹp của Dalida, vì điệu boléro da diết và cũng vì muốn “đối trọng” với văn hóa Mỹ đang du nhập vào Sài Gòn.
Nét đẹp và giọng ca Dalida “thôi miên” người yêu nhạc thập niên 1960.
Từ hoa hậu Ai Cập đến ca sĩ phương Tây
Tên thật là Yolanda Cristina Gigliotti, Dalida sinh năm 1933 trong một gia đình người Ý định cư ở Cairo (Ai Cập), mất năm 1987 tại Paris (Pháp).
Bà là ca sĩ, diễn viên có thể hát và diễn xuất bằng 11 thứ tiếng (Ý, Pháp, phương ngôn Ai Cập, phương ngôn Lebanon, Hebrew, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp và Nhật Bản).
Nhận danh hiệu hoa hậu Ai Cập năm 21 tuổi (1954), Dalida đến Paris tìm cơ hội trong điện ảnh nhưng lại chuyển sang âm nhạc.
Năm 1956, sau hai đĩa 45 vòng đầu tay Madona và La Violeterra, Dalida thu âm ca khúc Bambino chỉ trong 1 đêm và nhận đĩa vàng đầu tiên nhờ nửa triệu đĩa bán ra. Bambino được phát liên tục trên sóng của Europe 1 và đứng đầu bảng xếp hạng trong 31 tuần.
Thật ra, Bambino không phải là ca khúc Pháp “chính hiệu” mà được Jacques Larue viết lời Pháp từ bài hát Napoli Guaglione. Qua giọng hát Dalida với cách phát âm vần r rất đặc trưng, Bambino đến miền Nam Việt Nam vào cuối thập niên 1950.
Sau khi Tô Huyền Vân đặt lời Việt cho Bambino và lấy tựa là Mối tình đầu, nữ ca sĩ xinh đẹp Trúc Mai thường thể hiện ca khúc này tại phòng trà Hòa Bình (gần chợ Bến Thành). Đến nay, dù có nhiều lời Việt khác nhau, dân sành điệu vẫn mê Bambino do Dalida thể hiện.
Năm 1958, Dalida nhận giải Oscar của đài phát thanh Monte-Carlo (Pháp) và tiếp tục thành công với Histoire d’un amour (1958), Petit Gonzalez(1962), La danse de Zorba (1965).
Histoire d’un amour được Francis Blanche viết lời Pháp dựa vào ca khúc tiếng Tây Ban Nha Historia de un amor của nhạc sĩ Panama Carlos Eleta Almaran. Ngày nay, khán giả trẻ yêu thích bài hát này qua giọng ca Bằng Kiều.
Video đang HOT
Năm 1973, Dalida song ca với nam diễn viên Alain Delon bài Paroles paroles. Chỉ trong vài tuần, ca khúc này leo lên đầu bảng xếp hạng ở Pháp, châu Âu và Nhật Bản.
Cũng trong năm 1973, Dalida phát hành album thứ sáu Julien. Hai năm sau, Il venait d’avoir 18 ans (Chàng mới vừa 18 tuổi) – ca khúc thứ năm của album và cũng là hoài niệm về mối tình giữa Dalida năm 34 tuổi với một sinh viên Ý nhỏ hơn 16 tuổi – mang lại cho Dalida giải thưởng của Viện đĩa nhạc Pháp.
Đĩa đơn 45 vòng với mặt A là Laissez-moi danser (Monday, Tuesday) và mặt B là Comme toi được Dalida phát hành năm 1979 và trở thành một trong những đĩa nhạc ăn khách nhất.
Dalida được người yêu nhạc Pháp tôn vinh.
“Hãy tha thứ cho tôi!”
Không thể làm dịu những sang chấn tâm lý trong đời tư bằng những ca khúc hạnh phúc mà mình cố gắng thể hiện trước công chúng, Dalida tự tử bằng thuốc ngủ tại nhà riêng ở khu Montmartre (Paris) vào năm 1987, hưởng dương 54 tuổi.
Ngoài hai bức thư viết cho em ruột Orlando và bạn trai Franois Naudy, Dalida để lại một lời nhắn cho người hâm mộ: “Hãy tha thứ cho tôi! Cuộc sống đối với tôi là không thể chịu nổi!”.
Trong suốt sự nghiệp, Dalida đã thể hiện khoảng 2.000 ca khúc với hơn 170 triệu đĩa bán ra, nhận 70 đĩa vàng, 1 đĩa bạch kim (1964) và 1 đĩa kim cương (1981).
Theo khảo sát 2001 của Viện nghiên cứu dư luận Pháp (IFOP), Dalida là một trong bốn nghệ sĩ Pháp “làm nên thế kỷ 20″. Ba người còn lại là nam diễn viên Jean Gabin (1904-1976), nam ca sĩ Johnny Hallyday và nữ ca sĩ Édith Piaf (1915-1963).
Năm 2005, Dalida là một trong 5 nữ nghệ sĩ Pháp được đài truyền hình France 2 Télévision xếp vào danh sách 100 người Pháp nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Thành phố Paris lấy tên Dalida đặt cho một quảng trường gần nhà bà. Năm 2007, nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của Dalida, tòa thị chính Paris tổ chức triển lãm vinh danh Dalida, người từ lâu được xem là một trong những gương mặt đại diện của thủ đô.
Theo Công Khanh/Tuổi Trẻ
Xót xa hai đứa trẻ bơ vơ sau thảm án mẹ sát hại cha
Bà lão móm mém ngồi như im lặng trong căn nhà trống trơn nhìn hai đứa trẻ mồ côi. Đôi mắt người già ngấn lệ khi nghĩ về thảm án con dâu giết con trai khiến hai cháu nội của bà thành mồ côi.
Nước mắt chảy xuôi
Đã hai năm kể từ ngày án mạng thương tâm xảy ra, nhưng bà Nguyễn Thị Triệu (95 tuổi, xóm Huống, xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nghĩ về cái chết thảm của anh Bằng, người con trai út của bà.
Bà đã ngất lịm khi biết hung tin thủ phạm giết con trai mình chính là Thưa, con dâu bà, vợ của anh Bằng.
Trên gương mặt thiểu não hiện rõ sự đau đớn, bà bùi ngùi: "Lâu nay tôi biết hai vợ chồng nó có xích mích với nhau, nhưng không ngờ sự việc lại ra nông nỗi đáng sợ ấy. Không nghĩ thì thôi chứ nghĩ đến cảnh con trai chết thảm là tôi lại đau lòng.
Lúc đầu mới biết sự việc tôi hận con Thưa lắm, tôi muốn nó bị pháp luật trừng trị thích đáng. Nhưng sau này nghĩ đến hai đứa cháu nội tội nghiệp, con Thưa cũng xin lỗi và ăn năn hối cải nên tôi cũng không lỡ".
Bà Triệu (mẹ anh Bằng) đã suy kiệt sức khỏe sau khi nghe tin dữ. (Ảnh: Cù Hiền)
Trong câu chuyện đứt quãng, bà Triệu nhớ lại buổi tối định mệnh.
Hôm ấy ngày 10/11/2013, giữa Thưa và người chồng xảy ra mâu thuẫn, xô xát do anh Bằng đòi vợ đưa 60 triệu đồng để đánh bài. Thưa dùng kiếm đâm thủng ngực chồng và chém tổng cộng 18 nhát. Sau đó, Thưa cuộn xác chồng vào vỏ chăn, nhét trong túi nilon. Rạng sáng, Thưa vác xác chồng bỏ vào cốp xe hơi riêng của gia đình , lái đến cầu Ba Đa vứt xuống sông Cầu.
Để giấu chuyện với gia đình và hàng xóm, sau khi gây án, Thưa vẫn tỏ thái độ bình thường, cho rằng chồng mình đi đâu không thấy về và báo cho người nhà đi tìm.
Sự việc được phát giác khi vào sáng ngày 14/11, người dân ở xã Đồng Liên phát hiện ra một thi thể người đàn ông chỉ mặc chiếc quần lót trên người và có nhiều vết đâm. Người đàn bà ấy, che giấu tội lỗi nên trong đám tang chồng còn khóc lóc, kêu gào thảm thiết và ngất lên ngất xuống.
"Chỉ đến khi, Thưa bị Công an tỉnh Thái Nguyên bắt khẩn cấp vì liên quan đến cái chết của chồng nó tôi mới ngã ngửa. Ăn ở với nhau 8 năm có với nhau 2 mặt con mà nó lỡ ra tay tàn độc với chồng như vậy", bà Triệu nói.
Cũng theo bà Triệu vợ chồng Thưa- Bằng quen nhau trên sới bạc rồi mới cưới nhau. Thưa đi suốt ngày, cửa hàng thuốc thì thuê nhân viên bán, còn Thưa thì lên thành phố Thái Nguyên để làm trình dược viên.
Cuộc sống của gia đình Thưa không đến nỗi khó khăn, nhưng vì ham đỏ đen nên họ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn về chuyện tiền bạc. Nhưng kể từ ngày con trai bà mất, con dâu lĩnh án tù chung thân, sức khỏe của bà suy kiệt trầm trọng, cuộc sống của thân già nuôi cháu nhỏ cũng vất vả bội phần.
Những cơn mất ngủ triền miên suốt mấy tháng đã khiến đôi mắt bà lòa đi, giờ không còn nhìn thấy gì nữa. Cái nghèo, buồn chán đeo bám người mẹ già tội nghiệp. Những đứa trẻ dù hai năm trôi qua, sống cùng bà nội cũng chưa đủ lớn để hiểu chuyện đời.
Nói về con trai út, bà Triệu lại nghẹn ngào, rơi lệ: "Trong gia đình có bảy anh em, Bằng là út và chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Vừa sinh ra thì bố nó mất, nên nó không được sự chăm sóc của người cha. Vì vậy tôi thương nó hơn cả.
Cuộc sống thật trớ trêu, có lẽ cũng vì thiếu sự chỉ bảo của ông nhà tôi mà nó lao đầu vào cờ bạc khi nào không hay và cuối cùng là thảm cảnh bị vợ giết hại chỉ vì chuyện lấy tiền đi đánh bạc. Hai năm rồi, nhắc lại chuyện cũ lòng tôi vẫn đau đớn như chuyện của ngày hôm qua thôi".
Quầy thuốc của gia đình anh Bằng đã đóng cửa kể từ ngày thảm án xảy ra. (Ảnh: Cù Hiền)
Nỗi đau lớn dần theo sự hiểu biết của con trẻ
Câu chuyện của tôi bới bà Triệu bị gián đoạn vì có người bước vào nhà. Qua trò chuyện chúng tôi được biết người đàn bà tên Quý là chị dâu anh Bằng. Theo sau bà là hai đứa con anh Bằng và chị Thưa. Đứa lớn tên là Dương Linh Th. (9 tuổi) đang học lớp 3, đứa bé là Dương Quang V. (7 tuổi) đang là học sinh lớp 1.
Gợi lại chuyện cũ, bà Quý cho hay: "Trước đây, khi Bằng quen với Thưa cả gia đình tôi không ai đồng ý vì biết thím Thưa là người có quá khứ có nhiều điều tiếng. Mọi người trong gia đình tôi ngăn cản không được, giờ thì hối hận nhưng cũng không kịp nữa rồi. Cũng có ai ngờ rằng Thưa dám làm cái việc tày trời ấy".
Nhà bà Quý ở trên chợ huyện, cách nhà anh Bằng gần 10km. Từ ngày anh Bằng xảy ra chuyện, Thưa bị tòa tuyên phạt tù chung thân. Thời gian đầu hai đứa nhỏ vẫn ở cùng bà nội: "Dạo ấy đêm nào hai đứa cũng sợ hãi không dám ngủ, mẹ tôi thì ốm liên miên nên hai vợ chồng tôi phải qua chăm nom và hương khói cho chú Bằng. Bố hai đứa nhỏ chết thảm quá, bỏ lại chúng nheo nhóc, bơ vơ giữa đời. Mẹ tôi cũng vì đau buồn mà tưởng không qua khỏi được".
Mới chín tuổi thôi nhưng nhìn Th. già dặn hơn những đứa trẻ cùng lứa khác. Có lẽ tuổi thơ của cô bé sẽ không thể sầu thảm hơn khi trải qua những tháng ngày vật vã trong gia đình tang thương như vậy.
Khi tôi hỏi: "Em có còn giận mẹ không, có đến thăm mẹ không?". Cô bé trả lời rất ngoan ngoãn và gẫy gọn: "Mẹ em đang ở trại giam Phú Sơn, lần nào bà ngoại đi thăm thì cho hai em đi cùng thôi, ngoài ra chúng em cũng phải đi học nữa chị ạ. Em và em trai lên thăm mẹ hai lần rồi, mẹ may áo cho hai đứa, nhưng chẳng bao giờ mẹ cười với chúng em", Th. nói.
Xoa đầu V., bà Quý kể: "Kể từ ngày chú Bằng mất, hai đứa nhỏ trở nên học hành chăm chỉ hơn. Chúng cũng không ốm dặt dẹo như ngày xưa nữa, có lẽ bố chúng nơi chín suối đã phù hộ cho lũ trẻ. Tôi chẳng mong gì hơn, giờ sự việc cũng đã xảy ra rồi, chỉ mong hai đứa chăm chỉ học hành cho nên người".
Trời chiều bảng lảng, những đám mây cuồn cuộn phía chân trời xa như dự báo sắp chút xuống một trận mưa lớn tiếp theo. Chia tay bà cụ, nhìn lũ trẻ lòng đượm buồn, tôi suy tư. Những đứa trẻ hồn nhiên ấy sẽ chống cự thế nào trước những sóng gió cuộc đời khi vòng tay cha mẹ không còn bên chúng nữa.
Luôn cần sự bao dung, che chở Trao đổi với cô giáo chủ nhiệm lớp Th. đang theo học, cô Hoa cho biết Th. là một cô bé rất ngoan. Khi gia đình em xảy ra chuyện, Th. đã bị trầm cảm suốt một thời gian dài. Đến lớp em luôn im lặng, không tiếp xúc với bất kỳ ai, lực học suy sút nghiêm trọng. Biết được sự khó khăn em đang phải chịu đựng nên tôi cũng như Ban giám hiệu nhà trường nhiều lần thăm hỏi, động viên em cùng gia đình. Bên cạnh đó tôi cũng luôn nhắc nhở bạn bè trong lớp không nên có thái độ miệt thị với em. Cũng vì vậy nên sau một thời gian trầm cảm, em quay trở lại chơi đùa với các bạn, học hành tiến bộ hơn. Suốt ba năm em luôn đạt thành tích học sinh giỏi trong lớp. Mất bố, xa mẹ là sự thiệt thòi rất lớn đối với bất kỳ đứa trẻ nào nhà trường sẽ luôn cố gắng để các em không bị rơi vào cảm giác bị bỏ rơi.
Cù Hiền
Theo_Người Đưa Tin