Đắk Nông: Thêm cánh đồng ‘khát nước’ bên công trình chống hạn hàng trăm tỉ
Lần đầu tiên, xã Buôn Choah- vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo lớn nhất tỉnh Đắk Nông rơi vào tình trạng thiếu nước sản xuất.
Nông dân phải thức trắng đêm bơm nước cứu hàng trăm héc-ta lúa đang “ngoắc ngoải” dù cạnh bên là công trình chống hạn được đầu tư gần 200 tỉ đồng.
Kênh dẫn nước vùng hạ du bị phản ánh thiết kế cao hơn thượng nguồn
Ngày 4/4, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông đã có công văn chỉ đạo, yêu cầu Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban Nông nghiệp)- chủ đầu tư và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – đơn vị thẩm định dự án Nâng cấp các công trình thủy phòng chống hạn trên địa bàn phải khắc phục ngay những bất cập gây nên tình trạng thiếu nước tại cánh đồng lúa ở Buôn Choah, huyện Krông Nô.
Khu vực này là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm lớn nhất tỉnh Đắk Nông với diện tích trên 700 héc-ta. Từ nhiều năm nay, người dân xã Buôn Choah vẫn canh tác hai vụ lúa và không có tình trạng thiếu nước trầm trọng tới mức phải đầu tư máy bơm hút nước, cho tới khi xuất hiện dự án chống hạn trăm tỉ.
Hiện có hơn 135 héc-ta lúa bị thiếu nước trầm trọng
Công trình chống hạn trên được triển khai trong giai đoạn 2016-2020, sau đó được gia hạn đến cuối tháng 5/2021, với tổng mức đầu tư 198,5 tỉ đồng, chủ yếu từ nguồn ngân sách trung ương.
Theo thiết kế, dự án sẽ thiết lập các trạm bơm bơm hút nước từ sông Krông Nô xả vào hệ thống kênh dẫn đến cánh đồng. Tuy nhiên, dự án bị người dân phản ánh vì bộc lộ nhiều bất cập.
Người dân phải dùng bơm hut nước tưới lúa
“Họ thiết kế kiểu gì mà đoạn mương dài hơn 2 cây số ở vùng hạ du lại cao hơn thượng nguồn nên nước không chảy xuống dưới. Tôi phải dùng máy bơm hút nước tưới cây- đây là lần đầu tiên chúng tôi làm việc này. Khi họ làm, chúng tôi đã ý kiến nhưng bị phớt lờ”, anh Ngô Văn Sỹ (thôn Ninh Giang, xã Buôn Choah) nói.
Được biết, tình trạng thiếu nước xảy ra từ đầu vụ gieo sạ. Do không có nước, người dân xuống giống chậm hơn nửa tháng so với kế hoạch. Hiện tại, cây lúa đang vào thời kỳ trổ đòng nhưng thiếu nước khiến nhiều người lo lắng.
Video đang HOT
Theo số liệu của UBND xã Buôn Choah, hiện có hơn 135 hec-ta lúa bị thiếu nước trầm trọng. Người dân khắc phục bằng cách đầu tư máy bơm để cứu cây. UBND xã đã nhiều lần báo cáo kiến nghị của dân về các bất cập tại dự án chống hạn nhưng đến giờ vẫn chưa khắc phục xong.
Người dân nhiều lần kiến nghị bất cập của dự án
Đại diện chủ đầu tư dự án cho rằng, hệ thống kênh dẫn nước tuân thủ theo hồ sơ thiết kế; không có tình trạng cao trình tại vị trí cuối kênh cao hơn đầu kênh.
Ban nông nghiệp lý giải một trong các nguyên nhân gây thiếu nước tại cánh đồng Buôn Choah là do nhu cầu sử dụng nước của cây lúa cao hơn so với cây hoa màu khác; và diện tích lúa cần tưới tăng hơn so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, một vị lãnh đạo UBND xã Buôn Choah cho biết, diện tích cây lúa tăng lên không đáng kể so với mọi năm và việc cây lúa cần nước hơn so với các cây trồng khác là không có cơ sở.
Không chỉ bị phản ứng tại dự án chống hạn này, Ban nông nghiệp còn “sa lầy” ở công trình thủy lợi suối Đá tại xã nghèo nhất tỉnh Đắk Nông, được đầu tư 90 tỉ đồng nhưng bộc lộ nhiều bất cập, nhất là hệ thống kênh dẫn nước nằm sâu dưới lòng đất. Cả hai dự án trên đều do Cty CP Đầu tư xây dựng Đường Việt (TP Đà Nẵng) tư vấn, thiết kế.
Người dân sợ nguy hiểm khi đi qua đường trăm tỷ bị đất, đá vùi lấp
Tuyến đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê ở Đắk Nông mới được đầu tư hơn 320 tỷ đồng nhưng đã bị sạt lở. Hàng nghìn m3 đất đá vùi lấp mặt đường khiến dân nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua.
Nơm nớp lo đất lở
Nhiều tháng nay, người dân tham gia giao thông qua tuyến đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê, đoạn qua xã Nhân Đạo (huyện Đắk R'lấp) nơm nớp lo sợ vì đất, đá từ mái taluy dương sạt xuống vùi lấp mặt đường kéo dài hàng trăm mét.
Hàng nghìn m3 đất, đá sạt xuống vùi lấp đường đoạn qua xã Nhân Đạo
Tại các vị trí sạt trượt, đất vẫn đang trôi xuống, đồng thời xuất hiện nhiều mạch nước chảy từ phía trong lòng đất tràn ra khắp mặt đường.
Nhiều đoạn, mặt đường bị bao phủ một lớp đất đá, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Ông Hoàng Trọng (thôn Phi Lao, xã Nhân Đạo) cho biết, mỗi ngày đều phải qua các đoạn sạt lở 2-3 lần để đi làm rẫy, ra huyện mua sắm.
"Đất sạt xuống che lấp hết mặt đường, mỗi lần đi qua tôi phải còng lưng đẩy xe. Có nhiều hôm, xe bị sa vào vũng lầy phải huy động con cháu ra khiêng mới có thể qua được", ông Trọng than vãn.
Đất đá từ taluy dương sạt xuống vùi lấp hết mặt đường, kéo dài cả trăm mét
Cũng theo ông Trọng, mặt đường bị sạt lở đất vùi lấp đã kéo dài nhiều tháng nay rất nguy hiểm, nhưng chưa thấy cơ quan chức năng sửa chữa.
"Trước đây đường đất, dân chúng tôi đi lại khó khăn một chút nhưng yên tâm, nay đường đầu tư làm mới nhưng liên tục bị sạt trượt, mỗi lần đi qua đều nơm nớp lo sợ đất đá rơi xuống đầu", ông Trọng cho hay.
Còn anh Nguyễn Quốc Hữu (trú tại xã Nhân Cơ) cho biết, đã phải nhiều lần chuyển nhà vì sự cố sạt lở đất do nằm sát tuyến đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê.
Theo anh Hữu, gia đình từ miền Trung vào đây sinh sống và canh tác nông nghiệp từ năm 1995.
Dọc tuyến đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê xuất hiện nhiều điểm sạt lở
Tuy nhiên, khi tuyến đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê được thi công, cứ vào mùa mưa là đất bị nứt rồi sạt lở.
"Gia đình tôi chuyển nhà đã 3 lần. Trước đây, có một căn bị sập do đất sạt lở, còn một căn mới đây đất lở nhiều quá nên tôi chuyển vào phía trong để đảm bảo an toàn", anh Hữu cho biết.
Tương tự, nhiều hộ dân sống dọc tuyến đường cũng than thở "mất ăn, mất ngủ" vì những tiếng động do đất lở từ taluy dương xuống mặt đường, nhất là vào ban đêm.
"Đất đá cứ ào ào trôi xuống, gia đình tôi rất sợ nên có trình báo với địa phương. Tôi mong muốn cơ quan chức năng sớm có biện pháp khắc phục, chứ để thế này không biết đất sạt xuống lúc nào", một hộ dân ở xã Nhân Đạo lo lắng.
Đang loay hoay tìm giải pháp
UBND tỉnh Đắk Nông vừa có văn bản yêu cầu Ban quản lý dự án giao thông, dân dụng, công nghiệp tỉnh này sớm phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, thiết kế, trình thẩm định để xử lý sự cố sạt lở mái taluy dương, sạt lở đất tại gói thầu số 22, dự án đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê.
Người dân run rẩy đi qua đoạn đường bị sạt lở
Theo tìm hiểu, dự án đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê có chiều dài 46 km, đi qua các xã Đạo Nghĩa, Nghĩa Thắng, Nhân Đạo, Nhân Cơ, thị trấn Kiến Đức (huyện Đắk R'Lấp) và xã Đắk Nia (TP Gia Nghĩa) với tổng mức đầu tư hơn 1.390 tỷ đồng.
Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án giao thông, công nghiệp, dân dụng (BQLDA) tỉnh Đắk Nông. Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, đã thi công hoàn thành được hơn 22km đường (từ Km6 - Km28) với tổng vốn khoảng 320 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thiện Ánh, Phó giám đốc BQLDA cho biết, theo kế hoạch, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành, nghiệm thu vào tháng 11/2020.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, nhiều đoạn tuyến xảy ra sạt trượt mái taluy dương.
Dự án đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê dài 46km, mới hoàn thành giai đoạn 1 được 22km thì xảy ra sạt lở
Trong đó, nghiêm trọng nhất, đoạn tuyến từ Km26 800 -Km27 300 bị sạt lở, hàng nghìn m3 đất, đá tràn xuống vùi lấp mặt đường gây chia cắt.
Để đảm bảo an toàn, chủ đầu tư dự án đã cho cắm biển cảnh báo nguy hiểm.
Cũng theo ông Ánh, chủ đầu tư, ban ngành chức năng đã đi kiểm tra
Sau kiểm tra, đơn vị đã trình hồ sơ, chờ cấp trên phê duyệt để sớm sửa chữa, nghiệm thu, bàn giao. Tổng chi phí để xử lý, sửa chữa đoạn bị sạt lở tại gói thầu số 22 ước khoảng 7 tỷ đồng.
Hiện UBND tỉnh Đắk Nông đã có văn bản chấp thuận cho gia hạn thời gian thực hiện gói thầu số 22, kéo dài đến tháng 4/2021.
Khởi sắc xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản qua cửa khẩu, lối mở ở Móng Cái Từ đầu năm đến nay, lượng hàng hóa xuất khẩu đặc biệt là nông sản, thủy sản qua cửa khẩu của thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) tăng mạnh. Đây là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh nhiều ngành nghề khác còn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cả tháng 3 vừa qua, Cầu phao Km 3 4 Hải Yên,...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam bị đề nghị từ 11 đến 12 năm tù

Bị sét đánh trúng khi trú mưa, 7 người thương vong

Ô tô tông chết bé gái 2 tuổi ở trạm dừng chân cao tốc TPHCM - Trung Lương

3 ô tô đâm nhau liên hoàn, sập cổng chào làm hơn 20 người bị thương

Ô tô 16 chỗ tông tử vong cụ già bán vé số ở TPHCM

Bé trai chào đời nửa ngày, mẹ đột ngột rời đi mất liên lạc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sẽ xử lý người hít xà đơn gây phản cảm trên tàu metro Bến Thành - Suối Tiên

Nguyên nhân vụ rò rỉ khí khiến 1 người chết, 40 người nhập viện

Long An dự kiến còn 60 xã, tên tỉnh sẽ đặt cho phường có vị trí đắc địa

Máy bay Trung Quốc chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam
Có thể bạn quan tâm

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại
Thế giới
21:13:52 15/04/2025
Maserati hợp tác với Giorgetti ra mắt Grecale Fuoriserie độc bản tại Tuần lễ thiết kế Milan
Ôtô
21:02:31 15/04/2025
Bạn thân Son Ye Jin sốc đến mất hồn vì bị một sao nam cướp bạn trai
Sao châu á
20:58:15 15/04/2025
Kawasaki trình làng 'ngựa máy' bốn chân: Vừa là robot vừa là mô tô địa hình
Đồ 2-tek
20:54:19 15/04/2025
Bắt tạm giam người được 'giải cứu' trong vụ '2 thiếu nữ bị bắt cóc' ở Cà Mau
Pháp luật
20:51:29 15/04/2025
Diện mạo sau 9 tháng mang thai của Mai Ngọc: Netizen chú ý đến chi tiết này hơn cả vòng 2 vượt mặt
Sao việt
20:44:48 15/04/2025
Bảng giá xe CBR150R mới nhất tháng 4/2025
Xe máy
20:36:42 15/04/2025
Người duy nhất đánh bại AI trở thành thầy giáo
Thế giới số
20:28:26 15/04/2025
4 giây bóc trần nhan sắc và vóc dáng của vợ mẫu tây Bùi Tiến Dũng, không cần lên đồ vẫn chiếm trọn "spotlight"
Sao thể thao
18:28:37 15/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món ăn "quốc dân", nhìn đã thèm chảy nước miếng
Ẩm thực
17:07:59 15/04/2025