Đắk Nông: Tai nạn trong khu du lịch sinh thái Đắk G’Lun, 2 người tử vong tại chỗ
Một vụ tai nạn xảy ra trong khu du lịch sinh thái Đắk G’Lun ở H.Tuy Đức (Đắk Nông) làm 2 người tử vong tại chỗ và 3 người bị thương.
Ngày 1.1, một lãnh đạo Công an H.Tuy Đức (Đắk Nông) xác nhận cơ quan công an đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại Khu du lịch sinh thái Đắk G’Lun, xã Quảng Tâm, H.Tuy Đức.
Khu du lịch sinh thái Đắk G’Lun, nơi xảy ra vụ tai nạn làm 2 người tử vong tại chỗ. Ảnh THANH QUÂN
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 30.12.2021, tài xế Trần Duy Khá (29 tuổi) khi đang điều khiển xe cứu hộ mang BS 62C – 157.57 kéo theo 1 xe cần cẩu vào đường nội bộ của Khu du lịch sinh thái Đắk G’Lun thì bất ngờ tông vào một nhà chòi. Vụ va chạm làm xe cần cẩu bị lật đè lên một nhóm người đang ngồi trong chòi khiến 2 người tử vong tại chỗ, 3 người khác bị thương.
Sau tai nạn trong khu du lịch sinh thái Đắk G’Lun, Công an H.Tuy Đức và ngành chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Bố mất, mẹ bỏ về quê, ba đứa trẻ thành vô danh, sống như... người rừng
Ba anh em được một người đàn ông không phải ruột thịt đưa về nhà nuôi sau khi bố qua đời.
Trước đó, 3 đứa trẻ chưa được khai sinh này tự mò cua, bắt cá nướng ăn, sống lang thang như người rừng.
Những đứa trẻ "vô danh"
Cả 3 không biết rõ mình họ gì, cũng chưa từng viết thử tên bản thân vì đều chưa từng một ngày được đến trường, đi học. 3 anh em chỉ nhớ ,ngày còn sống, bố thường gọi từng đứa là Hùng (13 tuổi, anh cả), Ngọc (10 tuổi) và Đại (7 tuổi).
Tên gọi ấy cũng là thứ tài sản duy nhất mà bố mẹ để lại trước khi người mất, người bỏ về quê.
Video đang HOT
Bên trong căn nhà nơi 3 đứa trẻ trú ngụ trong suốt nhiều tháng qua.
Đầu tháng 12, bố của Hùng là anh Lê Văn Phi (sinh năm 1975, trú tại thôn 2, xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) đột ngột qua đời.
Không nhà cửa, không người thân bên cạnh, bà con hàng xóm cùng chính quyền địa phương gom góp được ít tiền, lo liệu ma chay cho người đàn ông xấu số.
Bố mất, mẹ bỏ về quê, cả 3 đứa trẻ sống lang thang trước khi được một người dân nhận về nuôi (ảnh: V.C.).
Cũng từ ngày ấy, ba đứa con của anh Phi rơi vào cảnh không người thân thích, sống lang thang như những người rừng. Không giấy khai sinh, không được đi học, cả ba cứ hồn nhiên sống, lớn lên bằng việc mò cua, bắt cá ở vũng nước đục gần nơi chúng ở.
Ông Phạm Văn Thắng (trú tại thôn 2) kể lại, vài tháng trước, bố con của Hùng lang thang về đây kiếm sống. Thương cảnh 4 người không có nơi ăn, chỗ ngủ, ông Thắng cho mượn căn nhà cũ của mình để gia đình Hùng làm nơi trú ngụ.
Toàn bộ đồ ăn đã mốc đen, chứng tỏ đã rất lâu không có người đến dọn dẹp.
Trong căn nhà ấy, chỉ có 2 chiếc giường cũ nằm trơ trọi, ngập ngụa trong rác và đồ đạc cá nhân. Cạnh đó, căn bếp nguội lạnh, toàn bộ đồ ăn đã mốc đen, chứng tỏ đã rất lâu không có người đến dọn dẹp.
Ông Thắng kể thêm, từ ngày 4 bố con đến đây sinh sống, anh Phi suốt ngày ngập trong rượu chè. Cả 3 đứa nhỏ phải tự bươn trải để kiếm sống, ai thương tình thì cho bó rau, ký gạo, còn không thì đi mua chịu mì tôm về ăn sống. Chỉ có Hùng, là anh cả trong nhà, chọn cách đi chăn trâu thuê để có được bữa cơm qua ngày.
Chị em Ngọc và Đại lựa lại những tấm hình của mẹ trước khi dọn dẹp, trả lại căn nhà cho chủ cũ.
Cách đây 3 tuần, anh Phi đột ngột qua đời không rõ lý do. Ngày ấy, ba đứa trẻ vẫn sống lang thang, người địa phương phải đi tìm các ngóc ngách, giúp đưa chúng về nhìn mặt bố lần cuối.
Người đàn ông gốc Cà Mau sau cùng cũng được giải thoát khỏi cuộc đời không lối thoát nhưng cái chết của anh lại mở ra ngã rẽ tối tăm cho 3 mảnh đời bé dại - Hùng, Ngọc và Đại.
Vẫn chưa tìm được hướng giải quyết ?
Hùng là anh cả trong nhà, hàng ngày chọn cách đi chăn trâu thuê để kiếm miếng ăn.
Nghe người hàng xóm nhắc về hoàn cảnh gia đình mình, cả ba đứa trẻ vẫn hồn nhiên, bình thản như chưa từng trải qua nỗi đau mất người thân.
Hùng tâm sự, bố còn hay mất, cuộc sống của ba anh em vẫn không thay đổi. Bởi trước đó, cả 3 anh em đều chưa từng một lần nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc của người lớn mà thay vào đó, chỉ có những trận đòn roi mỗi khi bố say khướt.
Nhắc về người mẹ của mình, Hùng kể, hơn một năm trước khi cả 3 anh em được gửi lên chùa thì bố, mẹ và 2 người em của Hùng trở về Thanh Hóa. Tuy nhiên, chỉ một vài ngày sau, một mình bố trở vào Đắk Nông, còn mẹ Hùng thì ở luôn ngoài quê.
Cũng từ ngày đó, tính bố trở nên thất thường hơn, hầu như không có ngày nào tỉnh táo để đi làm kiếm sống.
Ông Kiều Quốc Tri hiện là người đang tạm cưu mang, nuôi dưỡng Hùng, Ngọc và Đại.
Ông Kiều Quốc Tri (thôn 3, xã Thuận Hà) hiện là người đang tạm cưu mang, nuôi dưỡng Hùng, Ngọc và Đại cho biết, mẹ của Hùng là người Mường, gốc Thanh Hóa. Ông Tri gặp người phụ nữ này năm 2009 rồi sau đó nhận làm con nuôi trước khi chị này về chung sống với anh Phi như vợ chồng.
Có với nhau 5 người con, thế nhưng cả hai người đều không có nhà, không đất sản xuất, không giấy tờ công dân, không đăng ký kết hôn. Thậm chí, 5 đứa trẻ cũng tự sinh tại nhà, dùng liềm cắt dây rốn nên đến nay, chưa đứa nào được khai sinh.
Hàng ngày 3 anh em Hùng, Ngọc, Đại chỉ mò cua và bắt cá từ vũng nước đục gần nhà để sinh sống.
Suốt những năm tháng qua, những đứa trẻ này chưa được thừa nhận, chưa được đến trường, hàng ngày chỉ mò cua và bắt cá để sống. Hôm nào không kiếm được thức ăn, chúng lại đi nhặt nhạnh đồ đạc của người dân trong vùng để bán lấy tiền. Chính vì thế, trong giao tiếp với người lạ, cả ba đều ít nói vì không rành rọt tiếng Việt.
Nhắc về tương lai phía trước của những đứa trẻ này, ông Kiều Quốc Tri nghẹn ngào nói, có lẽ nếu không được gia đình ông đưa về nuôi, không biết số phận của cả 3 đứa trẻ sẽ đi về đâu khi người mẹ không hẹn ngày quay lại.
"Ngày chồng nó mất, nó chỉ gọi điện vào nhờ tôi nuôi nấng 3 đứa nhỏ vì nó không có tiền. Khốn khổ nhất là đến nay 3 đứa không được khai sinh, muốn cho đi học cũng không được. Tôi đã ra xã xin làm giấy khai sinh cho các cháu nhưng thủ tục phức tạp lắm, chưa thể làm được", ông Tri cho hay.
Trao đổi qua điện thoại, chị Trương Thị H. (mẹ của ba cháu bé) cho biết, hiện tại vì hoàn cảnh khó khăn, chị H. chỉ đủ sức nuôi 2 đứa con ngoài quê nên chưa biết khi nào vào được với 3 đứa ở Đắk Nông.
"Chẳng biết khi nào em vào lại" - nghe câu ấy, trong ánh mắt của Hùng, Ngọc, Đại dường như vô cảm, không còn mảy may chút hy vọng nào. Bất chợt, cả ba dắt tay nhau về phía cánh đồng hoang trước cửa nhà, như cách chấp nhận cuộc sống, chấp nhận sống như những người vô danh, lớn lên lay lắt như cụm cỏ dại ngoài đồng.
Những đứa trẻ sống lầm lũi, chưa từng được khai sinh, chấp nhận cuộc sống của người vô danh.
Liên quan đến trường hợp của Hùng, Ngọc và Đại, bà Trần Thị Tuyết Mai, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hà cho biết, sau khi anh Phi mất, chính quyền địa phương đã kêu gọi để tổ chức tang lễ cho anh này. Riêng về việc khai sinh cho 3 cháu bé, địa phương đã có văn bản để xin ý kiến của UBND huyện Đắk Song và Sở Tư pháp, thế nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.
"Theo quy định, mẹ cháu phải vào Đắk Nông làm giám định ADN để xác định mối quan hệ huyết thống sau đó mới có thể làm giấy khai sinh cho các cháu. Tuy nhiên, phần vì do điều kiện kinh tế, phần vì dịch bệnh nên đến nay chị H. vẫn chưa vào lại Đắk Nông. Trước mắt, chính quyền địa phương thống nhất giao gia đình ông Tri chăm sóc các cháu để chờ hướng dẫn cụ thể", bà Mai cho hay.
Trước câu hỏi, tại sao đã gần 13 năm trôi qua, cả 3 cháu bé chưa được khai sinh, lãnh đạo UBND xã Thuận Hà cho biết, do trước đó anh Phi không phải là người địa phương (chưa được cấp sổ hộ khẩu), lại sống nay đây, mai đó nên cả 3 cháu đều không được khai sinh.
Vụ xe đầu kéo tông hàng loạt xe máy: Tài xế có... sổ tâm thần Cơ quan chức năng xác nhận đã có 2 nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn liên hoàn. Đáng chú ý, tài xế điều khiển xe tải gây nên ra vụ việc có sổ tâm thần. Ngày 31/12, ông Nguyễn Văn Chiến, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Định cho biết, đến thời điểm hiện tại, vụ tai...