Đắk Nông: Nông dân điêu đứng vì cây tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt
Trong hơn 01 tháng trở lại đây, hàng trăm hộ nông dân trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hết sức bàng hoàng và sửng sốt trước tình trạng dịch bệnh lan nhanh dẫn đến cây tiêu chết hàng loạt. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có hơn 2.200ha bị nhiễm bệnh, trong đó có hơn 400ha chết hoàn toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế của nông dân nơi đây.
Ông Nguyễn Văn Ba cũng như nhiều hộ nông dân khác bất lực nhìn cây tiêu chết hàng loạt
Bất lực nhìn cây tiêu chết
Theo chu kỳ, vào thời điểm này, cây tiêu đang trong giai đoạn nuôi trái để chuẩn bị cho đợt thu hoạch dự kiến khoảng 02 tháng tới. Thế nhưng, nhiều gia đình trồng tiêu trên địa bàn huyện Đắk Sông (Đắk Nông) đều có chung cảm giác là thấy lo lắng và bất an vì mỗi ngày phải chứng kiến cảnh tượng hằng trăm gốc tiêu bị bệnh rồi chết, trong khi giá tiêu đang ở mức thấp nhất trong 08 năm trở lại đây.
Ông Nguyễn Văn Ba ở xã Nam N’Jang (huyện Đắk Song), người có thâm niên trồng tiêu cả chục năm nay cho biết: Nhiều năm nay, tiêu là cây trồng chủ lực và nguồn thu chính của gia đình. Tuy nhiên, không hiểu vì sao chỉ trong khoảng 03 tháng mưa vừa rồi vườn tiêu nhà tôi đột ngột nhiễm bệnh vàng lá, sau đó rụng dần rồi chết cả mấy trăm gốc. “Nói thật, nếu tốc độ nhiễm bệnh và chết kiểu này thì chắc năm nay vườn tiêu hơn một nghìn trụ chắc không kịp thu hoạch” – ông Ba lo lắng nói.
Cũng là người trồng tiêu thuộc diện kỳ cựu ở xã Đắk R’Tih (huyện Tuy Đức), ông Mai Xuân Lam cho hay: Cách đây chưa đầy 02 tháng, có khoảng 30 cây tiêu bị vàng lá, tôi liền đi mua đủ loại thuốc về phun, xịt kết hợp với bón phân nhưng không những không giảm bệnh mà số lượng cây tiêu bị nhiễm còn tăng lên. “Trồng tiêu nhiều năm, tôi chưa thấy năm nào tiêu bị bệnh và chết nhiều như năm nay, khổ nỗi giá năm nay lại quá thấp khoảng 50.000đồng/kg bằng một nữa năm ngoái” – ông Lam trăn trở nói.
Thời gian từ lúc cây tiêu bị nhiễm bệnh đến khi cây tiêu chết hàng loạt diễn ra khá nhanh
Nhiều nguyên nhân gây hại
Theo ông Lê Quang Dần – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Nông, ngoài các nguyên nhân khách quan như thời tiết trong năm mưa nhiều, độ ẩm đất và không khí cao tạo điều kiện cho nấm, bệnh, vi khuẩn phát triển gây hại cây tiêu thì một nguyên nhân được xem khá quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, đó là do mấy năm qua giá tiêu tăng cao nên người dân ồ ạt mở rộng diện tích không theo quy hoạch.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, có một số vùng người dân trồng tiêu trên những vùng có chất đất thấp, trũng nước, trồng ở những diện tích đất đã bị nhiễm bệnh mà chưa qua xử lý. Ngoài ra, việc sử dụng những nguồn giống không rõ nguồn gốc, giống lấy trên những vườn đã không đảm bảo về sạch bệnh…
“Thời gian qua, có nhiều hộ sử dụng lại trụ cũ mua từ nơi khác về trồng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về nguồn bệnh và thực trạng bà con nông dân lạm dụng quá nhiều các loại thuốc hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng vô tình làm suy yếu khả năng kháng bệnh của cây tiêu” – ông Lê Quang Dần chia sẻ thêm.
Mấy năm trở lại đây, do giá hồ tiêu tăng cao nên người dân ồ ạt trồng tiêu không theo quy hoạch
Kiên quyết xử lý, tiêu hủy
Theo Báo cáo số 2400 ngày 22/10/2018 của Sở NN&PTNT Đắk Nông, tính đến ngày 18/10/2018, toàn tỉnh có 2.200ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh. Trong đó, huyện Đắk Song hơn 1.696ha, huyện Tuy Đức hơn 224ha, huyện Đắk G’Long hơn 115ha, thị xã Gia Nghĩa khoảng 85ha, huyện Đắk R’Lấp 38ha…
Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Đắk Nông, tính đến thời điểm này, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với UBND các huyện, thị xã, các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu.
Đồng thời, hướng dẫn nông dân xử lý những diện tích đã nhiễm bệnh và phòng trừ những diện tích chưa bị để tránh thiệt hại. Hiện, Sở NN&PTNT đang cử cán bộ phối hợp với các địa phương theo dõi, thống kê nhằm đánh giá tình hình bệnh hại để hướng dẫn người dân có các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ông Lê Quang Dần, để hạn chế tối đa bệnh hại trên cây tiêu lây lan nhanh, Sở NN&PTNT vừa kiến nghị UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các Sở ngành liên quan cùng các địa phương kiên quyết xử lý, tiêu hủy những diện tích cây tiêu bị nhiễm bệnh nặng, không còn khả năng phục hồi.
Phạm Hoài
Theo baotainguyenmoitruong
Sầu riêng tăng "sốc" gần 100.000 đ/kg, nông dân ám ảnh nạn bảo kê
Nếu năm ngoái giá sầu riêng giữa vụ chỉ khoảng 50.000 đồng/kg thì nay ở một số nơi, giá sầu riêng đã lên đến 94.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cùng với niềm vui đó, nông dân lại bị ám ảnh bởi nạn bảo kê xuất hiện khắp nơi.
Trồng phụ, thu chính
Cách đây hơn 20 năm, ông Nguyễn Hồng Ân (thôn Đức Vinh, Đức Mạnh, Đăk Mil, Đăk Nông) trồng 150 cây sầu riêng để che bóng cho cà phê.
"Hồi đó, tôi chỉ trồng để ăn chơi và để làm cây che bóng cho cà phê nên trồng giống truyền thống và gần như không chăm sóc gì. Vậy mà không ngờ, mấy năm qua, mặc dù đã quá "lớn tuổi", nhưng số sầu riêng này gần như trở thành thu nhập chính cho gia đình. Đặc biệt năm nay, vườn sầu riêng mang về cho gia đình tôi hơn 400 triệu đồng".
Với mức giá trung bình 70.000 đồng/kg, nhiều nông dân trồng sầu riêng thu về vài tỷ đồng.
Bà Lê Thị Thanh Xuân (thôn Đức Nghĩa, xã Đức Mạnh) năm nay cũng đút túi khoảng 200 triệu đồng từ 20 cây sầu riêng giống Thái Lan và 30 cây sầu riêng giống thường. Cũng như ông Ân, trước đây bà Xuân chỉ trồng sầu riêng với mục đích làm cây che bóng cho vườn cà phê. "Mấy năm nay cà phê rớt giá, may có mấy chục cây sầu riêng gỡ lại" - bà Xuân nói.
Tại huyện Krông Pắk (Đăk Lăk), năm nay, nhiều nông dân thu tiền tỷ từ sầu riêng. Ông Hà Văn Hào (thôn Tân Bắc, xã Ea Kênh) nói: "230 cây sầu riêng giống Đôna và Ri6 của gia đình năm nay cho thu hoạch khoảng 30 tấn quả. Với giá hiện tại, gia đình dự kiến sẽ thu khoảng 2 tỷ đồng".
Ông Nguyễn Huy Hoàng - Trưởng phòng NNPTNT huyện Krông Păk, cho biết, so với năm ngoái, năm nay năng suất sầu riêng trên địa bàn huyện tăng cao, đạt khoảng 25.000 tấn. Với mức giá trung bình đạt gần 70.000 đồng/kg, nhiều nông dân thu về 5-6 tỷ đồng. Và với khoảng 1.000ha sầu riêng đang kinh doanh, vụ sầu riêng năm nay, nông dân Krông Păk thu về khoảng hơn 1.500 tỷ đồng.
Giá sầu riêng tăng chóng mặt, người dân thu lãi lớn. Ảnh: T.L
Ngay sau khi diện tích sầu riêng có xu hướng tăng mạnh, khó kiểm soát, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã có Công văn 844 ngày 25.7.2018, gửi các tỉnh thành phía Nam chỉ đạo, khuyến cáo nông dân chỉ phát triển sầu riêng ở những vùng có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp, theo định hướng phát triển hàng hóa tập trung, sử dụng cây giống có nguồn gốc rõ ràng.
Tại huyện Krông Năng (Đăk Lăk), ở thời điểm hiện tại, một số vườn sầu riêng chất lượng tốt được thương lái thu mua với giá 94.000 đồng/kg. Như vậy với khoảng 2.200ha sầu riêng đang kinh doanh, nông dân Đăk Lăk thu về khoảng 4.000 tỷ đồng trong vụ sầu riêng này.
Lo lắng nạn bảo kê
Cùng với niềm vui được mùa, được giá, những năm qua, nông dân trồng sầu riêng vẫn luôn bị ám ảnh với tình trạng bảo kê thu mua sầu riêng. Chỉ mới vào đầu vụ, Công an huyện Cư M'Gar (Đăk Lăk) đã bắt nhiều đối tượng đòi thu tiền bảo kê thu mua sầu riêng.
Tại cơ quan điều tra, nhóm đối tượng này thừa nhận đã dùng hung khí, ép thương lái phải nộp 1.500 đồng/kg sầu riêng thu mua được.
Cách đây 1 tháng, Công an huyện Krông Búk (Đăk Lăk) cũng đã bắt giữ Phạm Văn Lương (31 tuổi, trú xã Cư Né, huyện Krông Búk) để điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản. Theo điều tra của Công an huyện Krông Búk, Lương đã "chỉ đạo" cho hàng chục đối tượng trong nhóm của mình phục các ngả để chặn đường thương lái thu mua sầu riêng đòi tiền bảo kê.
Cứ mỗi tấn sầu riêng mua được, Lương buộc thương lái nộp 2 triệu đồng. Nếu ai không chịu chung chi sẽ lập tức bị đàn em của Lương uy hiếp, đánh đập. Ngoài ra, nhóm đối tượng này còn "ngăn sông, cấm chợ" để buộc người dân phải bán sầu riêng với giá thấp hơn thị trường cho chúng.
Tại huyện Krông Năng, hiện sầu riêng vẫn chưa thu hoạch rộ nhưng theo nhiều người dân, những ngày gần đây có một số đối tượng "trấn giữ" ở một số nẻo đường. Một người dân tại xã Ea Tân cho biết, nhiều ngày qua, khi người dân bắt đầu bán sầu riêng thì có một nhóm khoảng 5-6 người "trấn" tại ngã ba thôn Thanh Cao (cửa ngõ vào xã Ea Tân) để ngăn thương lái.
"Sáng 27.9, có một xe chở khoảng 5-6 người đến rồi lởn vởn ở đó. Họ chủ yếu ép thương lái để thu tiền bảo kê nhưng người dân chúng tôi cũng hết sức lo lắng vì như thế người dân cũng sẽ bị ép giá" - người này nói.
Đại tá Đỗ Văn Xuyền -Trưởng Công an huyện Krông Búk, cho biết, để bắt được đối tượng Phạm Văn Lương, cơ quan điều tra đã phải mất nhiều thời gian. Bởi hiện nay đang có hiện tượng các thương lái liên kết với các đối tượng bất hảo để tranh giành việc thu mua sầu riêng cũng như nông sản. Mặt khác, người dân cũng như các thương lái không mạnh dạn tố cáo các đối tượng này với cơ quan điều tra nên rất khó tìm được manh mối.
Vì vậy, để dẹp nạn bảo kê sầu riêng nói riêng và nông sản nói chung, ngoài nỗ lực của cơ quan công an thì người dân cũng phải nâng cao ý thức phòng chống tội phạm, mạnh dạn tố cáo khi phát hiện các đối tượng phạm tội. Có như vậy cơ quan điều tra mới nhanh chóng có được những manh mối để kịp thời ngăn chặn.
Theo Danviet
Giá xuống đáy, "siêu nông dân" trồng tiêu vẫn có lãi nhờ điều này Tại xã Nâm N'Jang (huyện Đắk Song, Đắk Nông), ông Đinh Xuân Thu nổi tiếng khắp vùng không chỉ với mác "siêu nông dân" sản xuất giỏi, mà ông còn là 1 kỹ sư, nhà doanh nghiệp. Cách ông trồng tiêu của ông khá lạ. Ông mày mò, tự đưa ra một quy trình sản xuất riêng cho chính vườn cây của mình....