Đắk Nông: “Liều” thuần hoá, nuôi cá lăng đuôi đỏ ở dòng sông chảy ngược, bất ngờ thu 1/2 tỷ mỗi năm
Tận dụng mặt nước sông Sêrêpốk, gia đình ông Tống Văn Chung ở thị trấn Ea T’ling ( huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) đã đầu tư 20 lồng bè nuôi cá lăng đặc sản. Mô hình nuôi cá lăng đặc sản của gia đình ông Chung cho thu nhập mỗi năm hơn nửa tỷ đồng.
Cá lăng được mệnh danh là đặc sản của dòng sông chảy ngược- sông Sêrêpốk, bởi cá lăng có thịt chắc, thơm ngon.
Những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng của thủy điện và việc săn bắt quá mức, cá lăng trên sông ngày càng khan hiếm. Năm 2010, ông Tống Văn Chung bàn với vợ xin phép cơ quan chức năng chọn một khúc sông Sêrêpốk để “khởi nghiệp” với nghề nuôi cá lăng.
Gia đình ông Tống Văn Chung, thị trấn Ea T’ling (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) đã có 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá lăng đặc sản hình thức nuôi lồng bè trên dòng sông chảy ngược – sông Sêrêpốk.
Ông Chung cho biết, cá lăng ưa nước chảy mạnh, nhất ở nơi gần thác ghềnh. Cá lăng cũng có tập quán sinh sống đơn lẻ, không theo bầy đàn. Vì vậy, khi gia đình ông quyết định bỏ tiền ra đầu tư đóng bè nuôi cá lăng đuôi đỏ thì nhiều người không khỏi nghi ngại.
Với quyết tâm, vợ chồng ông mạnh dạn thử nghiệm thuần hóa loài cá lăng đuôi đỏ đặc sản này trong môi trường sống chật hẹp.
Thời gian đầu, do ông Chung chưa hiểu rõ về đặc tính sinh sống của loài cá lăng, khiến việc chăm sóc gặp khó khăn, nên cá chậm lớn.
Video đang HOT
“Thậm chí, có nhiều con cá lăng đuôi đỏ đã bị chết vì sinh sống trong không gian chật hẹp. Do đó, vụ thu hoạch cá lăng đầu tay của gia đình thất bại”, ông Chung nhớ lại.
Sau vụ nuôi cá lăng đầu tiên, ông Chung đã tích lũy được nhiều kiến thức quý báu để nuôi cá lăng trên sông.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá lăng, ông Chung cho biết: “Thức ăn của cá lăng thường là những loại đồ “cao cấp”. Lúc nhỏ cá lăng ăn cá xay nhuyễn, còn đến khi trưởng thành thì cho cá lăng ăn các loại cá con, rồi thịt heo, lòng gà… Vợ chồng tôi phải đi khắp các chợ trong vùng để lùng mua đồ ăn cho chúng”.
Gia đình ông Chung hiện có 20 lồng bè nuôi cá lăng đuôi đỏ-1 trong những loài cá đặc sản trên dòng sông chảy ngược-sông Sêrêpốk
Kể thêm về câu chuyện nuôi cá lăng, vợ ông Chung, bà Nguyễn Thị Hoan cho rằng, nuôi cá lăng còn cần có “duyên” nữa. Hơn 10 năm nay, vợ chồng tôi “ăn, ngủ” cùng với chúng, nên rất hiểu tập tính của cá lăng đuôi đỏ.
“Cá lăng chỉ sống ở đoạn nước sâu từ 3 – 5m. Khi thấy bóng người là cá lặn sâu, mất hút. Cá lăng ưa nước sạch, vì thế nuôi trên sông Sêrêpốk là hợp lý nhất. Ở đây lúc nào nước cũng chảy nên cá nhanh lớn”, bà Hoan tâm sự.
Cá lăng được gia đình ông Chung nuôi từ lúc chỉ bằng ngón tay, đến khi đạt 2-2,5 kg mới bán ra thị trường. Khi cá lăng đạt được trọng lượng cần bán, người nuôi phải mất khoảng thời gian từ 2 – 3 năm.
Để bảo đảm nguồn cung ra thị trường đều đặn, gia đình ông Chung nuôi cá lăng theo kiểu “gối đầu”. Ban đầu, cá lăng còn nhỏ ông nuôi trong một bè với mật độ cao (khoảng 1.500 con/lồng bè). Khi cá lăng lớn lên tầm 3 lạng, ông Chung tách riêng ra các bè khác (mỗi bè từ 300-500 con) và nuôi lớn, rồi thu hoạch dần.
Nuôi loài cá quý hiếm vây đỏ như son ở ao đất, bán 300 ngàn/ký
Trước nguy cơ loài cá lăng đuôi đỏ quý hiếm đang mất dần trên dòng Sêrêpốk, từ năm 2005, các hộ dân ở xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã có sáng kiến đưa loài cá đuôi đỏ từ tự nhiên về nuôi trong ao, hồ, môi trường nước tĩnh, dọc lưu vực sông để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn nguồn gen cá lăng đuôi đỏ tự nhiên.
Ông Hoàng Quốc Bài (thôn 5) là một trong những hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ đầu tiên ở xã Hòa Phú cho biết, gia đình ông tận dụng 0,5 ha mặt hồ nước bên cạnh dòng sông Sêrêpốk để nuôi cá lăng đuôi đỏ.
Để có nguồn cá lăng đuôi đỏ giống, gia đình mua cá lăng đuôi đỏ còn nhỏ mà bà con dân chài, đánh bắt trên sông với giá 300.000 đồng/kg về nuôi. Cá giống sau khi mua được, đem thả vào ao, hồ, cho cá ăn cám cá đậm đặc, hỗ trợ dinh dưỡng để cá phát triển, khi cá lớn được khoảng từ 3 - 4 lạng thì cho cá ăn các loại thức ăn truyền thống như cá con, tôm tép...
Cá lăng đuôi đỏ của sông Sêrêpốk được hộ ông Hoàng Quốc Bài, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột nuôi thành công trong ao nước tĩnh.
Sau hơn 1 năm thả nuôi, lứa cá giống đầu tiên của gia đình xuất bán đạt trọng lượng từ 3 - 7 kg/con, trừ các khoản chi phí gia đình thu về 270 triệu đồng.
Thành công này của ông Hoàng Quốc Bài trong việc nuôi loài cá lăng đuôi đỏ đồng thời cũng tạo được "tiếng vang" trong ngành nông nghiệp của thành phố Buôn Ma Thuột. Theo đó năm 2007, Trung tâm Khuyến nông TP. Buôn Ma Thuột cũng quyết định hỗ trợ 10 triệu đồng, cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn từ khâu chọn giống đến khâu chăm sóc.
Việc làm này nhằm xây dựng mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ ở 2 hộ ông Trần Văn Kiếm và Hoàng Quốc Bài, với số lượng 500 con cá lăng đuôi đỏ giống, nuôi trong thời gian 2 năm. Chính nhờ thực tế thành công từ 2 mô hình này, người dân nuôi trồng thủy sản trong vùng đã mạnh dạn đầu tư, đưa giống cá lăng đuôi đỏ làm vật nuôi chính trong ao, hồ.
Để chủ động phát triển nghề nuôi cá lăng đuôi đỏ trong ao nuôi, UBND TP. Buôn Ma Thuột phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cá lăng đuôi đỏ Hòa Phú - Buôn Ma Thuột, góp phần quảng bá thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm...
Việc này còn giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn nguồn gen quý cá lăng đuôi đỏ trên dòng Sêrêpốk.
Sông Sêrêpốk có nguồn lợi thủy sản phong phú, tuy nhiên, nguồn lợi này đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng khi các đập thủy điện liên tục hình thành trên dòng chính của sông làm thay đổi dòng chảy và môi trường sinh thái.
Sông Sêrêpốk là phụ lưu quan trọng của sông Mê Công, đa dạng sinh thái của dòng sông khá cao, với hàng trăm loài cá có giá trị về kinh tế và ý nghĩa về khoa học. Nguồn lợi thủy sản nơi đây đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và sinh kế cho hàng ngàn hộ dân.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của các loài cá là việc xây dựng các công trình thủy điện trên sông Sêrêpốk đã tạo ra những thay đổi lớn về môi trường sinh thái. Việc xây dựng các đập chắn ngang dòng sông đã chặn đường di cư của cá, khiến chúng không thể lên trung, thượng nguồn để sinh sản hoặc quay về hạ nguồn.
Từ đó làm gián đoạn chu trình sinh lý thiết yếu của cá như đẻ trứng, nhân giống, tăng trưởng...Trong khi, các loài cá trên sông Sêrêpốk là loài cá có tập tính di cư trong nội dòng sông.
Vì thế, đàn cá trên sông luôn vơi đi nhưng nguồn tái tạo lại bị hạn chế. Do đó, các loài cá này cần được bảo vệ, nghiên cứu sâu và khai thác phát triển nguồn gen làm cơ sở để khôi phục đàn cá tự nhiên quý hiếm.
Theo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Bộ NN-PTNT) năm 2010, từ Dự án quản lý nghề cá lưu vực sông Mê Công đã xác định được 195 loài cá thuộc 98 giống, trong 32 họ, 12 bộ ở khu hệ cá trên sông Sêrêpốk. Trong đó, có 34 loài cá được xác định là loài kinh tế, có sản lượng cao, chất lượng tốt, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay, những loài cá mang tính đặc sản cho vùng Tây Nguyên đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng như: cá trà sóc, cá mõm trâu, cá rô cờ, cá lăng đuôi đỏ...
Theo Minh Thuận (Báo Đắk Lắk)
Đắk Nông: Giá lợn giống "khét lẹt", "lùng" cả tháng mua được 4 con Dịch tả lợn châu Phi ở huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã được dập tắt từ tháng 2/2020 và huyện cũng đã triển khai các kế hoạch để tái đàn lợn trên địa bàn. Tuy nhiên, do khan hiếm nguồn lợn giống, nên hầu hết người dân vẫn để chuồng trống, không thể tái đàn lợn. Theo các hộ chăn nuôi lợn trên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Việt Nam hỗ trợ đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD giúp Myanmar

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh

CSGT TP.HCM làm rõ vụ xe máy chạy ngược chiều, chặn đầu ô tô

TP.HCM: Phát hiện nhân viên quán nhậu tử vong trên đường về nhà

Cứu giúp người bị tai nạn, có thể được thưởng 3 triệu đồng

Myanmar xảy ra trận động đất mới, người dân hoảng loạn

Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Đội cứu hộ Bộ Công an mang flycam, radar sang Myanmar tìm nạn nhân động đất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM

Ô tô và xe máy rơi xuống cống, 3 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
01:10:31 31/03/2025
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
23:36:02 30/03/2025
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!
Phim việt
23:30:33 30/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
Hậu trường phim
23:27:53 30/03/2025
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
23:16:12 30/03/2025
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
23:12:53 30/03/2025
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
22:54:18 30/03/2025
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
22:40:02 30/03/2025
Ồn ào tình ái ViruSs, Ngọc Kem và Pháo: Trò tiêu khiển vô bổ
Sao việt
22:37:30 30/03/2025
Rashford bùng nổ giúp Aston Villa vào bán kết FA Cup
Sao thể thao
22:32:32 30/03/2025