Đắk Nông đẩy mạnh du lịch thể thao mạo hiểm
Với thế mạnh về địa hình, thiên nhiên, các môn thể thao mạo hiểm hứa hẹn trở thành yếu tố giúp Đắk Nông thu hút khách du lịch.
Sáng 11/10, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức buổi họp báo về hội nghị quảng bá và kêu gọi đầu tư du lịch năm 2020. Đây cũng đồng thời là dịp tỉnh này đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông và chuẩn bị cho lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2.
Trên cơ sở các giá trị địa chất đặc sắc, tỉnh Đắk Nông đã xác định 44 điểm đến và hình thành các tuyến du lịch với chủ đề như “Xứ sở của những âm điệu”, “Bản giao hưởng của Làn gió mới”, “Trường ca của Lửa và Nước”, “Âm vang từ Trái Đất”. Các tuyến du lịch trải dài 6 huyện, thành phố để phục vụ khách du lịch.
Du khách tới đây có thể khám phá, nghiên cứu những giá tri độc đáo của vùng đất Đắk Nông. Các điểm tham quan còn giữ nhiều nét hoang sơ như mỏ đá quý, thác nước (Đray Sáp, Gia Long, Lưu Ly, Bảy tầng…), vườn quốc gia (Tà Đùng, Nam Cát Tiên…).
Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông (áo xanh), tự tin vào các thế mạnh của địa phương trong việc thu hút du lịch.
Video đang HOT
Với những thế mạnh về địa hình, Đắk Nông cũng sẽ tập trung khai thác loại hình du lịch thể thao mạo hiểm. Các điểm đến lý tưởng có thể kể tới như Vườn Quốc gia Tà Đùng, Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, rừng đặc dụng Đray Sáp…
Ngoài các sản phẩm du lịch thiên nhiên, du khách đến Đắk Nông cũng được tìm hiểu thêm về nhiều loại hình văn hóa đặc sắc. Thưởng thức ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số cũng là trải nghiệm hấp dẫn.
Thế mạnh về du lịch cộng đồng hứa hẹn tiếp tục được khai thác. Trong tương lai, tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng dựa trên lợi thế về cảnh quan, khí hậu…
Các sản phẩm truyền thống của Đắk Nông được giới thiệu tại buổi họp báo.
Nội dung quan trọng khác trong buổi họp sáng 11/10 là việc tổ chức lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2. Chủ đề của lễ hội năm nay là “Lễ hội văn hóa và du lịch – Tinh hoa Phương Đông”.
Đây là dịp để các nghệ nhân, diễn viên quần chúng được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Ban tổ chức khuyến khích các nghệ nhân và cộng đồng nâng cao ý thức trong việc bảo tồn, phát huy tinh hoa của hoa văn các dân tộc.
Lễ hội tổ chức tại tỉnh Đắk Nông với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ nhân, diễn viên các nước Lào, Campuchia, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tất cả đều đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Tính tới 11/10, ban tổ chức cho biết đã có đại diện 14 tỉnh thành trên cả nước đăng ký tham gia.
Tỉnh Đắk Nông tổ chức lễ hội văn hóa và du lịch Tinh hoa phương Đông
Ngày 10-11, tại Hà Nội, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức họp báo thông tin về chuỗi lễ hội văn hóa và du lịch với chủ đề 'Tinh hoa Phương Đông', diễn ra từ ngày 24 đến 29-11-2020 tại tỉnh Đắk Nông.
Quang cảnh họp báo.
Nằm trong chuỗi hoạt động của lễ hội này, tỉnh Đắk Nông tổ chức lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II-2020 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Đắk Nông với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa truyền thống phong phú nhiều màu sắc, giàu tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, đặc biệt gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam sẽ được tổ chức với quy mô quốc gia, bao gồm chuỗi hoạt động chính: Khai mạc lễ hội và đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; triển lãm không gian văn hóa thổ cẩm; thực nghiệm không gian văn hóa thổ cẩm Việt Nam; trình diễn "Fashion Show - Thổ cẩm"; hội nghị quảng bá và kêu gọi đầu tư du lịch năm 2020.
Ngoài ra, trong chuỗi hoạt động còn có các sự kiện tiêu biểu như: Bán kết và chung kết Cuộc thi Hoa khôi Du lịch Việt Nam 2020; Lễ hội ánh sáng và khinh khí cầu; hoạt động từ thiện tại một số huyện trên địa bàn tỉnh...
Du khách xem sản phẩm lưu niệm làm từ thổ cẩm của đồng bào dân tộc ít người ở tỉnh Đắk Nông.
Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II-2020 tại tỉnh Đắk Nông sẽ có sự tham gia của các đoàn nghệ nhân, diễn viên các nước: Lào, Campuchia, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh cùng diễn viên, nghệ nhân đến từ các tỉnh, như Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Lắk... Đây là dịp để đồng bào dân tộc thiểu số giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm dệt thổ cẩm để rút ngắn thời gian sản xuất, ứng dụng vào đời sống và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh cho biết, với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, tỉnh Đắk Nông không ngừng nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu để hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh như: Sản phẩm du lịch gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; du lịch thể thao mạo hiểm; du lịch dựa vào cộng đồng (homestay); du lịch nghỉ dưỡng...
Công viên địa chất Đắk Nông: Điểm nhấn giữa đại ngàn Công viên địa chất Đắk Nông với điểm nhấn là hệ thống hang động núi lửa dài trên 25km được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) bước đầu công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Một nhánh hang C6.1 nhìn thẳng ra sẽ thấy thác D\'Rây Sáp, một kiệt tác thiên nhiên của Đắk...