Đắk Nông đặt mục tiêu tăng trưởng du lịch ít nhất 20%, trở thành “mũi nhọn” phát triển kinh tế
Tỉnh Đắk Nông đặt mục tiêu đến năm 2025, doanh thu và lượt khách du lịch tăng ít nhất 20%, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Sở hữu hàng loạt thắng cảnh và tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên doanh thu từ ngành du lịch của tỉnh Đắk Nông hiện rất thấp so với nhiều địa phương khác. Bao cao cua UBND tinh Đắk Nông cho thấy, trong 7 thang đâu năm 2019, khach du lich đên Đăk Nông la 250.000 lươt, doanh thu đat 25,4 ty đông, đây là một con số rất khiêm tốn so với những tiềm năng, lợi thế mà Đắk Nông đang có.
Đê đưa du lich phat triên, mới đây tỉnh Đắk Nông đã ban hanh Kế hoạch triển khai Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 5/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025.
Tỉnh xác định muc tiêu, cơ cấu lại ngành du lịch nhằm khai thác tối đa lợi thế về sản phẩm, thị trường, các nguồn lực để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đến năm 2025, doanh thu và lượt khách du lịch tăng ít nhất 20% so với giai đoạn 2015 – 2020. Số lượng lao động qua đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ du lịch đạt 50% lao động trực tiếp trong ngành du lịch.
Thắng cảnh Tà Nùng của tỉnh Đắk Nông vẫn chưa được đầu tư khai thác một cách bài bản.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020, xac đinh du lich la môt trong ba khâu đôt pha đê phat triên. Theo Kế hoạch cơ cấu lại ngành du lịch mơi đươc UBND tinh phê duyêt, ngoai cơ câu lai doanh nghiêp du lich, thi trương khach du lich, đâu tư ha tâng du lich… tinh cũng tâp trung đôi mơi công tac quan ly nha nươc vê du lich.
Để tạo ra các sản phẩm du lịch thu hút du khách, tinh Đăk Nông tập trung phát triển sản phẩm và các điểm đến du lịch. Trong đó, tỉnh ưu tiên hoàn thiện, đa dạng hóa dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch như: Công viên vui chơi giải trí Liêng Nung tại xã Đắk Nia (thị xã Gia Nghĩa); Khu du lịch sinh thái văn hóa cụm thác Đray Sáp-Gia Long tại huyện Krông Nô; Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng ở huyện Đắk Glong…
Video đang HOT
Ngoài ra, Đắk Nông cung ưu tiên đầu tư, phục dựng tại các khu di tích văn hóa lịch sử như: Di tích lịch sử các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M’nông do anh hùng dân tộc N’Trang Lơng lãnh đạo tại huyện Tuy Đức; Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến B4-Liên tỉnh IV (1959-1975) tại xã Nâm Nung, huyện Krông Nô… Du khach đên Đăk Nông cũng đươc trải nghiệm khám phá Công viên Địa chất Đắk Nông và nhiều thắng cảnh khác…
Hiện tỉnh Đắk Nông đang nhận được sự quan tâm của nhiều tập đoàn phát triển du lịch lớn. Nếu những dự án của các tập đoàn lớn này được triển khai thì du lịch tỉnh Đắk Nông sẽ tăng trưởng mạnh.
Theo Dautu
Vùng đất dưa chuột ra trái to, có trái nặng 2,5kg, ăn mát ruột
Từ những ngày đầu tháng 5, nếu đi dọc các tuyến Quốc lộ 14c và tỉnh lộ qua huyện Tuy Đức (Đắk Nông) ta sẽ bắt gặp người Mông bày bán dưa tại các lán tạm ven đường. Giống dưa này thường được gọi là dưa nước rẫy, dưa núi, dưa mèo ...
Thực tế, đây là giống dưa "đặc sản" từ bao đời nay của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên và phía Bắc như M'nông, Ê đê, Mạ, Raglai, Mông, Tày... Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, ngoài việc trồng để phục vụ nhu cầu gia đình, đồng bào M'nông, Mông còn biết tận dụng mùa mưa trồng dưa bán, mang lại nguồn thu nhập cao.
Dưa được đồng bào Mông trồng xen với các loại cây trồng khác trong vườn, rẫy
Dưa đồng bào là loại quả cùng họ với dưa leo nhưng quả to gấp nhiều lần. Quả dưa có đặc tính cùi dày, đặc ruột, ăn giòn ngọt. Trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số trồng dưa trong nương rẫy vào mùa trỉa lúa, ngô. Đó là những khoảnh đất được phát quang và đốt để lại một lớp tro màu mỡ, thích hợp cho dưa phát triển.
Mỗi khi lên nương rẫy, đồng bào hái dưa ăn giải nhiệt hay ăn kèm bữa cơm trưa. Ngày nay, dưa được bà con trồng xen ở những khoảng đất trống trong vườn cà phê, hoa màu. Đồng bào chọc lỗ, tra hạt vào những khoảng trống rồi để dưa mọc tự nhiên và kết trái. Trồng dưa không cần hàng lối gì cả, cũng không cần làm giàn mà để cho dưa mọc tự nhiên bám vào mặt đất.
Quả dưa to, cân nặng từ 0,5 - 2,5 kg/quả
Đã hai năm nay, cứ bắt đầu vào đầu mùa mưa (từ khoảng tháng 4 trở đi), gia đình chị Hoàng Thị Thời, dân tộc Mông ở thôn 6, xã Quảng Tâm (Tuy Đức) lại gieo giống trồng dưa xen vào vườn ngô, mì hay cà phê. Chị Thời chia sẻ: "Giống dưa được mình mang từ ngoài Bắc vào. Ngoài đó người ta trồng nhiều lắm, bán cũng được nhiều. Vào đây mình thấy ít người trồng, chỉ để ăn nên nhà mình mới nghĩ đến trồng nhiều thêm để bán. Lúc đầu, người ta ăn thử thấy thích rồi mua nhiều nên năm nay mình trồng nhiều hơn trong rẫy. Từ tháng 5 bắt đầu hái bán, mỗi ngày hái bình quân 40 - 50 kg, có ngày hái bán cả tạ với giá 20.000 đồng/kg".
Khi thu hái, quả trung bình có cân nặng từ 0,5 - 1 kg; quả to có thể lên đến 2,5 kg. Dưa có vỏ trơn bóng, chia làm 3 loại: màu trắng, màu xanh và màu vàng. Màu xanh và màu vàng trên quả dưa cũng rất nhạt, có quả còn thêm đường viền dọc quả dưa nhưng chung quy đều có đặc điểm cùi dày, ăn giòn, ngọt đậm.
Trẻ em người Mông ưa thích ăn sống quả dưa vào những ngày hè.
Những ngày này, cùng vợ là chị Đào Thị Dua bán dưa trên quốc lộ 14c, anh Hoàng Văn Dương, dân tộc Mông, thôn 6, xã Quảng Tâm (Tuy Đức) không giấu niềm vui khi có thêm nguồn thu nhập khá vào mùa mưa. Anh Dương vui vẻ nói: "Mùa mưa này là mùa đầu tư của người Mông mình, hầu như bà con chỉ chăm sóc cà phê và các loại cây khác trong vườn nhà. Hôm nào rảnh rỗi thì đi làm thuê kiếm thêm tiền. Mấy năm nay, gia đình mình biết trồng dưa bán nên có được nguồn thu nhập khá, vợ chồng rất vui. Vợ mình vừa tranh thủ bán trước nhà, vừa có thể chăm con, không phải đi làm thuê mà mỗi ngày bình thường đều bán được mấy trăm ngàn. Có ngày bán được 2 triệu đồng, mình có thêm tiền đầu tư vào nhiều thứ khác. Tuy nhiên, dưa cũng trồng theo mùa mưa, đến tháng 10 là hết rồi".
Dưa được nhiều người ưa chuộng chọn mua bởi giống cây này được người Mông trồng tự nhiên, xen canh với cây trồng, không bón phân, phun thuốc,... (Ảnh: Người dân mua dưa đồng bào tại một điểm bán ven đường trên quốc lộ 14C, đoạn qua xã Quảng Tâm (Tuy Đức).
Với ưu điểm đặc ruột, ít hạt, giòn, vị ngọt mát, đậm đà hơn dưa chuột nên ngoài việc ăn sống, loại dưa này còn có thể chế biến thành nhiều món ăn. Cũng chính vì vậy, không chỉ là đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số, loại dưa này cũng được người Kinh ưa thích tìm mua.
Vào mùa dưa, mỗi khi đi ngang qua vùng đồng bào huyện Tuy Đức, anh Ngô Đình Minh, ở khối 2, thị trấn Kiến Đức (Đắk R'lấp) lại tranh thủ ghé vào các điểm bán dọc bên đường mua vài ký dưa về cho gia đình. Anh chia sẻ: "Từ lâu tôi đã biết đến giống dưa này. Dưa chắc, ăn giòn ngon nên gia đình tôi rất thích. Dưa có thể ăn sống như một loại trái cây thanh mát hay dùng chấm các loại mắm, chao... để ăn cùng cơm. Dưa này thịt dày nên làm nguyên liệu cho các món trộn, gỏi cũng rất ngon".
Dưa trộn muối ớt là món ăn ưa thích, gắn bó với tuổi thơ của người M'nông, Ê đê.
Khi có nhiều, người Kinh còn muối dưa để ăn dần. Dưa bổ dọc làm tư, bỏ ruột, sau đó cho vào hũ đựng lần lượt một lớp muối, một lớp dưa. Những quả dưa tươi rói sau khi được hái từ nương, rẫy về còn được người Ê đê, M'nông chế biến món ăn ưa thích là dưa trộn muối ớt. Dưa non được để nguyên vỏ và hạt; dưa già thì cần gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành những miếng nhỏ vuông vắn vừa ăn. Dưa được bỏ trong tô, cho thêm muối, ớt cay, chút đường, bột ngọt rồi dùng tô khác úp lại, hai tay xóc liên tục cho gia vị trộn đều, thấm vào dưa. Chỉ cần vài phút, các thành viên trong gia đình đã có thể quây quần bên tô dưa, thưởng thức "món ăn vặt" hấp dẫn vào những ngày hè này.
Theo H'Mai (Báo Đắk Nông)
Nghề "hái" ra tiền khủng ở Đắk Nông: Săn chuối hột rừng đại bổ Mặc dù chỉ được xem là nghề tay trái nhưng nhiều người dân ở Tuy Đức (Đắk Nông) đã "hái ra tiền" nhờ việc "săn" chuối hột rừng. Do có nhiều tác dụng "đại bổ" cho sức khoẻ nên chuối hột rừng ngày càng được nhiều người săn lùng . Việc phụ cho thu nhập "khủng" Mười năm trước, khi việc nông đã...