Đắk Nông: Cô giáo trẻ trăn trở vì học trò nghèo vẫn chưa có áo ấm mùa đông
Chứng kiến cảnh cả trăm học trò đến trường chỉ trong những bộ quần áo lấm lem bùn đất, rồi mùa khô các em lại run lên cầm cập vì không có áo ấm, cô giáo Hồ Thị Hương đã đi xin quần áo về tặng cho học trò của mình.
Cô Hương tâm sự, đó như là cách giữ chân học trò ở lại trường, giúp nuôi dưỡng ước mơ thoát nghèo của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở nơi khó khăn nhất tỉnh Đắk Nông.
Vượt gần 100km, chúng tôi tìm đến Trường Tiểu học Kim Đồng, tại bản Giang Châu, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Đây là nơi theo học của hơn 300 học sinh, trong đó có đến 97% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Học sinh Trường tiểu học Kim Đồng trong những bộ quần áo cũ tại lễ khai giảng năm học mới
Di cư từ Bắc vào Nam làm kinh tế, thế nhưng bao năm nay, cái nghèo vẫn đeo bám nhiều hộ gia đình ở đây. Trẻ em trong bản Ninh Giang, có đứa được đến trường, có đứa phải theo chân bố mẹ đi rẫy, đi nương. May mắn khi ở nơi nghèo và khó khăn nhất của tỉnh Đắk Nông ấy có cô giáo trẻ Hồ Thị Hương – Tổng phụ trách Đội Trường tiểu học Kim Đồng.
Cô Hương được những học trò của mình coi như người mẹ thứ hai, người đã vận động bố mẹ để cho chúng được đến trường, người tặng quần áo mới và cho chúng những bữa sáng trước khi vào lớp học.
Cô Hồ Thị Hương, người mẹ thứ hai của học trò trường Tiểu học Kim Đồng
Năm 2010, sau khi tốt nghiệp, cô Hồ Thị Hương xin về xã Đắk Ngo công tác. Theo nữ giáo viên, Đắk Ngo là địa bàn khó khăn với chủ yếu là đồng bào dân tộc phía Bắc vào sinh sống. Những năm trước, người dân sống phân tán ở nhiều quả đồi, đường đi lại khó khăn nên nhiều em không được hoặc không thể đến trường.
Gần 10 năm công tác tại trường, cô Hồ Thị Hương cùng các thầy cô giáo khác ngoài công tác giảng dạy, còn đi vận động trẻ đến trường. Trong suy nghĩ của nhiều gia đình, họ không đồng ý cho con đi học vì mất đi một công lao động. Những đứa trẻ chỉ mới 7-8 tuổi nhưng đã có thể tự mình kiếm tiền bằng việc đi mót khoai, mót cà phê… nên phụ huynh muốn con mình ở nhà để phụ giúp gia đình.
Video đang HOT
Cô Hương tới từng nhà vận động phụ huynh cho trẻ đến trường.
Nhiều năm công tác tại địa phương khó khăn nhất tỉnh Đắk Nông, cô Hương chứng kiến sự từng sự đổi thay trong đời sống và suy nghĩ của người dân ở đây. Thế nhưng, nhiều năm nay, nữ giáo viên vẫn luôn trăn trở làm sao để giữ được chân học trò, làm sao để không vì thiếu thốn mà các em phải bỏ học.
“Có lẽ trong cuộc đời làm nghề giáo của tôi, tôi sẽ không thể quên cảnh những đứa trẻ đi khai giảng trong bộ quần áo cũ kỹ, nhuộm màu đất đỏ. Chứng kiến những cảnh ấy, tôi tự động viên bản thân, phải làm cái gì đó để các em không phải nghỉ học vì quá khó khăn. Sau đó, tôi đi vận động mọi người, giúp đỡ các em có bộ quần áo mới đầu năm học”, cô Hương kể.
Từ đó, cô Hương cùng nhà trường và các mạnh thường quân tổ chức chương trình “Áo trắng đến trường”, quyên góp lập quỹ áo trắng cho học sinh nơi đây. Mỗi năm học, các học sinh của trường sẽ được tặng 2 chiếc áo trắng mới, giúp các em tự tin đến trường.
Những bộ quần áo mới tặng học sinh là cách cô Hương giữ chân trẻ ở lại trường
“Ban đầu mới đi xin, đi vận động giúp đỡ cho học trò, tôi đã gặp phải những nghi ngại của một số người. Có lẽ, họ không tin rằng, một cô giáo lại đi xin đồ cho học trò của mình mà lại xin với số lượng lớn đến vậy. Từ một hai chiếc áo trao tận tay học trò, tôi đã tạo được niềm tin nơi các mạnh thường quân, số lượng áo trắng cho các em ngày càng nhiều. Năm học vừa rồi, gần 300 học sinh của trường đã nhận được món quà ý nghĩa này trong ngày đầu năm học mới”, cô Hương tự hào kể về hành trình 6 năm đi xin áo trắng cho học trò của mình.
Áo trắng đã có, song năm nào khi mùa khô về, cô Hương cũng chứng kiến cảnh học sinh phải run lên bần bật vì gió lạnh và sương muối. Nữ giáo viên không khỏi trăn trở, làm sao cho các em được tấm áo ấm trong mùa khô Tây Nguyên.
Cô Hương kể lại, nhiều em đến trường chỉ mặc phong phanh tấm áo trắng, ngồi trong lớp mà run đến nỗi không cầm được bút viết. Đợt vừa rồi được ra Hà Nội dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô giáo” nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, thấy có nhiều đồng nghiệp lên mạng xã hội kêu gọi sự giúp đỡ cho học trò, cô Hương cũng học tập làm theo và kêu gọi được hơn 100 chiếc áo.
Cô Hồ Thị Hương tại chương trình Chia sẻ cũng thầy cô năm 2019.
“100 áo, cho em này thì em kia lại không có, tội nghiệp các em lắm. Để có đủ cho gần 300 em học sinh của trường, từ món quà nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa rồi, tôi chỉ giữ lại một ít cho con, còn lại dành hết để mua áo ấm cho các em. Nhưng thú thực, số tiền ấy cũng chỉ mua được một ít áo. Đến giờ này tôi vẫn chưa biết xoay xở xin đâu ra số áo còn lại”, nữ giáo viên trăn trở.
Công tác tại vùng khó, nơi bà con vẫn nghĩ đến “cái bụng” hơn nghĩ đến việc học, cô Hương tự nhủ, hành trình phía trước có lẽ còn rất nhiều khó khăn với những vất vả, gian đang chờ phía trước.
Nữ giáo viên tâm sự: “Nếu mình còn sức, trò còn muốn đến trường thì mình vẫn đi xin quần áo cho các em. Những món quà ấy không nằm ở giá trị bao nhiêu mà đó là cách để tôi sẻ chia, động viên các em tiếp tục đến trường”.
Dương Phong
Theo Dân trí
EVN cảnh báo: Cấp nước hồ thủy điện cho vụ Đông Xuân 2020 có nhiều khó khăn
Lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2019-2020 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành gồm 03 đợt, tổng cộng 18 ngày.
Với tình trạng khô hạn và lượng nước thiếu hụt ở các hồ trên lưu vực sông Hồng khá lớn như hiện nay - thiếu hụt 7,2 tỷ m3, trong đó 03 hồ chứa trực tiếp tham gia xả nước thiếu hụt 3,7 tỷ m3, cùng với dự báo tình trạng khô hạn tiếp tục xảy ra ở các tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020 việc đảm bảo các yêu cầu cấp nước cho gieo cấy vụ Đông Xuân và những tháng còn lại của mùa khô gặp rất nhiều khó khăn.
Trước thực tế khô hạn nặng nề khiến các hồ thủy điện không tích đủ nước trong thời điểm kết thúc năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã vừa phải phát đi thông báo về tình hình cấp nước phục vụ đổ ải, gieo cấy vụ Đông Xuân 2020 tại khu vực Trung du và đồng bằng Bắc bộ với nhấn mạnh "có rất nhiều khó khăn".
Nước hồ thủy điện không đủ khiến EVN phải huy động 2,57 tỷ kWh điện trong năm 2019
Trước đó, EVN cũng cho biết, do không đủ nước thủy điện nên năm 2019 sẽ phải huy động nhiệt điện dầu là khoảng 2,5 tỷ kWh bù đắp vào.
Lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2019-2020 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành gồm 03 đợt, tổng cộng 18 ngày.
Theo đó, đợt 1 diễn ra trong 4 ngày, từ 0h00 ngày 20/01đến 24h00 ngày 23/01/2020. Đợt 2 diễn ra trong 8 ngày, từ 0h00 ngày 05/02/2020 đến 24h00 ngày 12/02/2020 và đợt 3 cũng là 4 ngày, từ 0h00 ngày 19/02/2020 đến 24h00 ngày 24/02/2020.
Cũng để lấy được nước, trong thời gian này, mức nước tại Trạm thủy văn Hà Nội yêu cầu duy trì là 1,6 mét trở lên trong đợt 1; phải đạt độ cao 2 mét trở lên trong đợt 2 và từ 1,4 mét trở lên trong đợt 3.
Tuy nhiên, EVN cũng cho hay, với tình trạng khô hạn và lượng nước thiếu hụt ở các hồ trên lưu vực sông Hồng như hiện nay, (thiếu hụt 7,2 tỷ m3, trong đó 03 hồ chứa trực tiếp tham gia xả nước thiếu hụt 3,7 tỷ m3), cùng với dự báo tình trạng khô hạn tiếp tục xảy ra ở các tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020 việc đảm bảo các yêu cầu cấp nước cho gieo cấy vụ Đông Xuân và những tháng còn lại của mùa khô gặp rất nhiều khó khăn.
Các trạm bơm dã chiến hút nước phục vụ lấy nước vụ Đông Xuân
Trước đó, ngày 30/10/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã chủ trì tổ chức họp với các Bộ, ngành liên quan để thảo luận phương án vận hành các hồ chứa và thống nhất việc cần phải điều chỉnh vận hành các hồ chứa, ưu tiên việc tích nước để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước cấp cho hạ du sông Hồng trong thời gian còn lại của mùa cạn, đặc biệt là việc cấp nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân.
Vào đầu tháng 12/2019, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản số 9023/BNN-TCTL ngày 2/12/2019 báo cáo Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về việc vận hành các hồ chứa thủy điện, liên hồ chứa để phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh mùa khô năm 2019-2020.
Văn bản nêu rõ, do ảnh hưởng của thiếu hụt lượng mưa từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều hồ chứa thủy điện đang mức trữ thấp có khả năng không trữ được đầy nước khi mùa mưa kết thúc và dự báo tiếp tục bị thiểu hụt trong thời gian tới, nguy cơ ảnh hưởng đến việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh mùa khô năm 2019-2020.
Đồng thời kiến nghị Phó thủ tướng xem xét chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định sửa đổi quy định về vận hành các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Hồng trong thời kỳ xả nước gia tăng theo hướng linh hoạt hơn về mực nước yêu cầu và thời gian các đợt xả nước để phù hợp với thực tế mực nước hạ du hệ thống sông bị hạ thấp, không bảo đảm dâng đạt mức 2,2 m tại Trạm Thủy văn Hà Nội như quy định hiện hành.
Để đảm bảo việc sử dụng nguồn nước được tối ưu nhất, đặc biệt là trong tình trạng khô hạn và nước về thấp đối với các hồ thủy điện trên lưu vực sông Hồng, EVN đã yêu cầu Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội chỉ đạo các công ty Điện lực liên quan khẩn trương tổ chức họp bàn với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Công ty khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn để thống nhất phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho tất cả các trạm bơm điện, đặc biệt lưu ý các trạm bơm đầu mối và các trạm bơm dã chiến.
Đồng thời, đề nghị các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ngay các địa phương trên địa bàn tổ chức nạo vét kênh mương và làm thủy lợi nội đồng, chủ động bơm sớm, trữ nước vào ao, đầm, vùng trũng thấp và các kênh dẫn từ các nguồn nước sẵn có ở sông, ngòi. Lấy đủ nước vào ruộng trong thời gian xả nước tập trung từ các hồ thủy điện để tránh lãng phí nước và tiết kiệm sử dụng điện.
Thanh Hương
Theo baodautu
Đắk Nông: Hiệu trưởng "ở nhà đẹp, có xe sang" vẫn nhận tiền hỗ trợ công đoàn viên khó khăn Dù là lãnh đạo của một trường mầm non ngay trung tâm huyện, điều kiện kinh tế khá giả nhưng nữ hiệu trưởng vẫn được nhận tiền hỗ trợ "Mái ấm công đoàn". Trong khi đó, nhiều công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, đang phải đi ở nhờ thì lại không có cơ hội được nhận sự hỗ trợ này. Theo...