Đăk Nông: Chuyện ghi ở làng “8 không” khi trẻ em mờ mịt tương lai
Không điện, đường, trường, trạm, không nước sạch, không sóng điện thoại, không hộ khẩu, không khai sinh… Gần 1.700 người dân ở 4 cụm dân cư thuộc xã Đăk R’Măng, huyện Đăk G’Long (Đăk Nông) sống cơ cực sau 20 năm tha hương. Nhưng đáng báo động hơn, cả ngàn trẻ em ở đây vì thất học mà tương lai mờ mịt, không lối thoát.
Nghèo cái ăn, giàu con cái
Hơn 20 năm trước, có hàng chục hộ dân người Mông được Nhà nước đưa vào thôn Đăk Nang, xã Đăk Song, huyện Đăk Nông (thuộc tỉnh Đăk Lăk cũ, nay là tỉnh Đăk Nông). Họ vốn là dân di cư tự do, ở rải rác trong rừng, được gom về để ổn định cuộc sống. Nhưng ở đất ấy, sinh kế khó khăn, những hộ dân này tiếp tục di cư sang xã Đăk R’Măng, lén lút lấn rừng, trồng tỉa rồi dần hình thành những cụm dân cư. Ban đầu chỉ vài chục hộ, nhưng giờ ở đây đã có đến 260 hộ với gần 1.700 người sinh sống thành 4 cụm dân cư được đánh số: 8, 9, 10 và 12.
Chưa đầy 30 tuổi, nhưng người phụ nữ này đã sinh đến 5 đứa con và “dự kiến” sinh thêm 2 đứa nữa. Ảnh: D.H
Mùa mưa, đường vào 4 cụm dân cư này chi chít những vũng sình. Nếu là người “ngoại lai”, không có sự chuẩn bị trước, hành trình vào đó là một chuyến đi dài đằng đẵng và vô cùng cơ cực. Ngay cả người dân tại đây, muốn ra ngoài, họ phải đi cùng lúc nhiều người để khi gặp những vũng lầy không thể chạy được xe máy, thì cùng nhau khiêng qua.
Video đang HOT
Thào Seo Sùng – một công dân đầu tiên có mặt tại đây, hiện đang sống ở cụm dân cư số 8, cho biết, 20 năm qua, thứ đổi thay nhanh nhất ở đây chính là con người. Mùa mưa, người dân nơi đây phải tự cung tự cấp, cái ăn chủ yếu là bánh ngô và mèn mén. Gần như chẳng ai ra ngoài, mà có ra ngoài cũng chẳng có tiền để mua thứ gì. 6 tháng ròng rã với cái đói bủa vây, nhưng không hiểu sao trẻ em vẫn cứ được sinh ra một cách đều đặn. Với gần 1.700 dân nhưng trẻ em trong độ tuổi đến trường lại có đến gần 1.000 em.
Thào Thị Sơ (ở cụm dân cư số 9) năm nay chưa đến 30 tuổi, nhưng đã có đến 5 đứa con. Sơ nói với chúng tôi: “Chồng bảo phải sinh thêm 2 đứa nữa và nhất định phải có một đứa con trai”. Sơ kể thêm, 5 lần vượt cạn, chị chưa hề nhờ đến cán bộ y tế. Chỉ khi nào đau quá mới nhờ đến chị chồng giúp đỡ.
Chẳng riêng gì Sơ, ở 4 cụm dân cư này, người có 9 – 10 đứa con không hiếm. Nhà nào ít nhất cũng phải có đến 4 đứa con. Chúng cứ lớn lên tự nhiên như cây cỏ với mèn mén, bánh ngô…
Nhức nhối nạn thất học
Với gần 1.000 trẻ trong độ tuổi đến trường, nhưng theo thống kê của ngành giáo dục huyện, tại 4 cụm dân di cư tự do ở Đăk R’Măng, hiện chỉ có khoảng 400 trẻ được đến trường, số còn lại đều thất học mù chữ.
Giàng Seo Chính ở cụm dân cư số 4 được xem là một trong những người có trình độ nhất trong cả 4 cụm dân cư tại đây. Chính vào lớp 1 khi đã bước sang tuổi 20 và đã cố học đến lớp 9. Được thầy giáo động viên, Chính tham gia vào lớp y tế thôn bản về giúp dân. Nhưng Chính cũng theo con đường của cha ông, lấy vợ rồi sinh liền 7 đứa con. Những đứa con của Chính cũng có đứa thất học, theo bố dọn rừng, làm rẫy.
Trăn trở việc học của con em, Chính đã vận động dân góp đất làm trường cho trẻ. Nhưng hơn 1ha đất mà dân góp mấy năm nay vẫn bỏ hoang, vì không có tiền để xây trường và quan trọng hơn, xây trường xong chưa biết có giáo viên về dạy hay không.
Giàng A Trống năm nay 15 tuổi, ở cụm dân cư số 9, kể với chúng tôi về những ngày đến trường rằng: “Nhà chỉ có một chiếc xe máy, mỗi lần đến trường bố chỉ chở được 4 đứa nên em phải đi bộ. Đường đến trường xa quá và hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn nên em đành bỏ học để ở nhà kiếm tiền phụ giúp gia đình. Mai mốt, có điều kiện, em chỉ muốn được đi học lại”.
Không có cái chữ, lại không có hộ khẩu, hay bất kỳ giấy tờ tùy thân nào, những đứa trẻ ở 4 cụm dân di cư tự do tại xã Đăk R’Măng khi đã thành niên cũng không thể thoát ra được chốn núi rừng thâm u đó. Đã có không ít thanh niên đi tìm cơ hội cho mình ở thành phố, nhưng vì không có lý lịch rõ ràng nên chẳng ai nhận. Cuối cùng, họ đành quay về chốn rừng núi ấy sống tiếp cuộc sống lam lũ.
Theo Danviet
Đắk Nông: Ngăn chặn vụ mổ lợn dịch tả lợn châu Phi đem bán
Tại cơ quan chức năng, tài xế khai nhận chở tổng cộng 40 con heo từ tỉnh Đồng Nai về Đắk Nông để giao cho các lò mổ. Sau khi giao cho 1 lò mổ 10 con, còn lại 30 con tài xế phát hiện 1 con bị chết nên đã tự ý mổ để bán.
Ngày 27/6, ông Nguyễn Ngọc Lũy - Phó chủ tịch UBND huyện Đắk Mil (Đắk Nông) cho biết, địa phương vừa ngăn chặn kịp thời một vụ vận chuyển heo bị dịch tả heo châu Phi đang trên đường đi tiêu thụ.
Trước đó, ngày 25/6 Đội phòng chống dịch tả heo châu Phi của xã Đức Mạnh huyện Đắk Mil phát hiện xe tải mang BKS 60C - 393.67 đang đậu tại xã để mổ 1 con heo chết. Lúc này, tổ công tác yêu cầu kiểm tra thì người mổ heo bỏ chạy. Tại thời điểm kiểm tra, trên xe tải còn lại 29 con heo đang còn sống và 1 đầu heo.
Cơ quan chức năng tiêu hủy số heo còn lại
Tại cơ quan chức năng, tài xế khai nhận chở tổng cộng 40 con heo từ tỉnh Đồng Nai về Đắk Nông để giao cho các lò mổ. Khi đến thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã giao cho 1 lò mổ 10 con, còn lại 30 con. Sau đó đến xã Đức Mạnh, tài xế phát hiện 1 con bị chết nên tự ý mổ để bán.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng huyện Đắk Mil phát hiện tổng số heo trên xe đều dương tính với dịch tả heo châu Phi nên đã lập biên bản tạm giữ phương tiện, tổ chức tiêu hủy toàn bộ số heo bị mắc bệnh.
Theo bà Nguyễn Thị Tình, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đắk Mil (Đắk Nông) cho hay: "Tài xế có xuất trình giấy tờ mua bán, kiểm dịch nhưng thùng xe không còn kẹp chì nên chưa thể khẳng định số heo này có đi kèm đúng số giấy tờ trên hay không".
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng huyện Đắk Mil điều tra, xử lý.
Theo Danviet
Xe khách tông tử vong bé trai 5 tuổi chạy qua đường Bé trai 5 tuổi chạy qua đường bị xe khách tông tử vong trên đường Hồ Chí Minh. Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Trương Quang Cảnh. Sáng ngày 27/6, ông Trần Thế Quang, Chủ tịch UBND xã Tâm Thắng (huyện Cư Jút, Đắk Nông) cho biết, tối qua (26/6) trên địa bàn xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng giữa xe khách và...