Đắk Nông bán 2 xe sang doanh nghiệp tặng nộp ngân sách
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, lượng xe công địa phương vượt quá quy định cho phép nên đơn vị quyết định bán đấu giá hai xe doanh nghiệp tặng sung công quỹ.
Ngày 6.1, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết lãnh đạo UBND tỉnh vừa ra quyết định thu hồi 2 ôtô được doanh nghiệp tặng để bán đấu giá sung công quỹ.
Hai chiếc xe được mang bán đấu giá gồm: xe Toyota Land Cruiser Prado VX giá mua mới 2,8 tỷ đồng do Văn phòng Tỉnh ủy quản lý; xe Toyota Land Cruiser VX, sản xuất năm 2016, nguyên giá 3,72 tỷ đồng do Văn phòng UBND tỉnh quản lý.
Đây là 2 xe được doanh nghiệp tặng UBND tỉnh Đắk Nông vào cuối năm 2016.
Theo văn bản, UBND tỉnh Đắk Nông giao Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, tổ chức bàn giao xe cho Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh; hạch toán giảm tài sản trên sổ sách kế toán sau khi hoàn thành công tác bàn giao.
Chiếc xe sang được doanh nghiệp tặng Đắk Nông. Ảnh: Minh Quý.
Video đang HOT
Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Đắk Nông sẽ thực hiện bán đấu giá các ôtô trên sau khi hoàn thành việc tiếp nhận. Phương thức bán đấu giá công khai; sử dụng số tiền thu được sau khi trừ các chi phí liên quan nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
UBND tỉnh giao Sở Tài chính, Sở Tư pháp kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện bàn giao, bán đấu giá tài sản nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Theo ông Ngô Xuân Lộc, Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Lộc và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tặng xe cho tỉnh vào năm 2016.
Cả hai ôtô đều đã được đăng ký xe chuyên dùng và xác lập quyền sở hữu tài sản Nhà nước theo quy định.
“Sau khi Chính phủ chỉ đạo các địa phương không được nhận xe của doanh nghiệp tặng, UBND tỉnh đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ đề xuất xin được giữ lại hai chiếc xe này để phục vụ công tác của địa phương. Đến nay, thấy lượng xe công vượt quá định biên cho phép, UBND tỉnh quyết định bán đấu giá hai xe này sung vào công quỹ để làm việc khác”, ông Lộc nói.
Theo Tây Nguyên (Zing)
Đặng Văn Hiến kháng cáo toàn bộ bản án tử hình
Bị cáo Đặng Văn Hiến, người vừa bị tuyên án tử hình về tội giết người đã có đơn kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Đắk Nông.
Chiều 5.1, thông tin từ luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư TP.HCM), bị cáo Đặng Văn Hiến (SN 1976, trú tại thôn Phủ Đô, xã Đô Lương, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) vừa có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm mà TAND tỉnh Đắk Nông vừa tuyên hôm 3.1.
Trước đó, trong các ngày 2 và 3.1, TAND tỉnh Đắk Nông xét xử sơ thẩm vụ án giết người, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, che giấu tội phạm xảy ra tại tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. HĐXX đã tuyên phạt Đặng Văn Hiến mức án tử hình, Ninh Viết Bình (SN 1982, trú tại Lục Ba, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) 20 năm tù, Hà Văn Trường (SN 1985, trú tại thôn Phủ Đô, xã Đô Lương, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) 12 năm tù về tội "Giết người"; tuyên phạt Đoàn Văn Diện (SN 1980, trú xã Đăk Nhau, huyện Bù Đăng, Bình Phước) 9 tháng tù về tội "Che giấu tội phạm".
HĐXX cũng tuyên phạt Nghiêm Xuân Thiên Sửu (SN 1962, trú tại TP.HCM, nguyên Phó Giám đốc Công ty Long Sơn) 6 năm tù, Phạm Công Thiện (SN 1977, trú tại TP.HCM) 4 năm tù về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Bị cáo Hiến kháng cáo toàn bộ bản án vì cho rằng mức án quá nặng.
Như Dân Việt đã đưa tin, xuất phát từ tranh chấp đất rừng, sáng 23.10.2016, Nghiêm Xuân Thiên Sửu (nguyên Phó giám đốc Công ty Long Sơn) và Phạm Công Thiện (quản lý của Công ty Long Sơn) đã dẫn hơn 30 người vào tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức để san ủi vườn điều của Đặng Văn Hiến và ông Hoàng Văn Thắng, Triệu Phục Cao. Hậu quả là 287 cây điều, 45 cây cà phê bị ủi phá, giá trị thiệt hại 73.624.000 đồng.
Khi thấy có người phá tài sản của mình, Hiến đã cùng Ninh Viết Bình sử dụng súng tự chế bắn vào những người của Công ty Long Sơn, Hà Văn Trường cũng tham gia tiếp đạn cho Hiến bắn, làm 3 người của Cty Long Sơn đi cưỡng chế trái pháp luật chết tại chỗ và 13 người bị thương tích từ 6 - 54%. Mặc dù biết Hiến đã phạm tội nhưng sau đó, Đoàn Văn Diện vẫn giúp Hiến bỏ trốn.
Đến ngày 27.10.2016, Đặng Văn Hiến và gia đình đã nhờ Báo NTNN/Dân Việt đưa ra đầu thú. Nhóm phóng viên Báo NTNN/Dân Việt cùng luật sư Nguyễn Kiều Hưng đã đến Tuy Đức đã làm các thủ tục theo quy định để các cán bộ Cục C45 Bộ Công an vào rừng gặp và tiếp nhận Hiến đầu thú.
Đơn kháng cáo của Đặng Văn Hiến.
Trong đơn kháng cáo, bị cáo Đặng Văn Hiến cho rằng, hình phạt mà TAND tỉnh Đắk Nông vừa tuyên cho mình trong bản án sơ thẩm là quá nặng, HĐXX chưa xem xét hết các tình tiết khách quan, mối quan hệ giữa hành vi phạm tội của bị cáo với tính chất, mức độ vi phạm pháp luật của những người bị hại là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội.
Đơn kháng cáo viết: "Họ đã huy động một lực lượng hùng hậu, sử dụng khiên, giáp, vũ khí, phương tiện cơ giới máy móc đến san ủi nhà cửa, vườn cây là nguồn sống duy nhất của gia đình tôi nên đã đẩy tôi vào trạng thái bức xúc tột độ nên mới dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật".
Bị cáo Hiến đề nghị cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt để mình có cơ hội trở về hòa nhập với xã hội, làm một công dân có ích. Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Hiến cũng yêu cầu được xem xét yếu tố lỗi hỗn hợp để giảm một phần trách nhiệm bồi thường.
Theo Danviet
Vụ bắn chết 3 người: Chính quyền xử lý tranh chấp không dứt điểm Sau khi Đặng Văn Hiến bị tuyên án tử hình, dư luận đặt ra câu hỏi: Vì sao một người nông dân chất phác như Hiến bỗng dưng trở thành kẻ sát nhân để phải nhận mức án cao nhất của pháp luật? Và khi người dân và doanh nghiệp dùng "luật rừng" để xử nhau thì trách nhiệm của chính quyền ở...