Đắk Nông: Ẩn họa tiềm tàng ổ dịch bệnh bạch hầu
Đắk Nông vừa ghi nhận một ca bệnh nhi tử vong sau khi dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long.
Tình hình ổ dịch càng diễn biến nguy hiểm bởi tại khu vực nhiễm bệnh, tỉ lệ tiêm chủng của trẻ em đồng bào dân tộc ít người là cực thấp và đến nay, nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Nông đã triển khai ngay các giải pháp phòng chống dịch bệnh bạch hầu theo quy định. Ảnh: hữu long
Báo động dịch bệnh hoành hành
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Nông vừa phát đi thông báo, trên địa bàn xã Quảng Hòa ghi nhận hai trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu, trong đó có một bệnh nhân nhỏ tuổi đã tử vong là Sùng Thị H (9 tuổi).
Theo báo cáo nhanh của ngành Y tế địa phương, ngày 19.6, bệnh nhân H được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Nông trong tình trạng ho, đau họng, khó thở. Bệnh nhân sau đó tiếp tục chuyển biến nặng và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh. Đến sáng 20.6, bệnh nhân H tử vong với nguyên nhân được xác định nhiễm bạch hầu ác tính biến chứng tim.
Trước đó, 4 trường hợp bệnh nhân tại xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô cũng dương tính với vi khuẩn bạch hầu. May mắn đến nay, sức khỏe các bệnh nhân đều đã ổn định và dịch bệnh tại đây cơ bản được kiểm soát.
Video đang HOT
Ngay khi phát hiện trường hợp bé gái tử vong do nhiễm bệnh bạch hầu, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật phối hợp cùng chính quyền địa phương xác định có 7 trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp dương tính do nhiễm vi khuẩn bạch hầu tại xã Quảng Hòa. Cụ thể, 3 trường hợp có dấu hiệu lâm sàng đang được cách ly, theo dõi tại Trạm y tế xã Quảng Hòa; 4 trường hợp đang tự cách ly, theo dõi tại nhà.
Chưa xác định nguồn lây bệnh
Theo ghi nhận, từ năm 2004 đến nay (thời điểm chia tách tỉnh – PV), Đắk Nông lần đầu tiên ghi nhận 2 ổ bệnh dịch bạch hầu tại huyện Đắk G’long và Krông Nô. Ngành Y tế Đắk Nông hiện tiến hành khử khuẩn 100% hộ gia đình tại đội 2 (xã Quảng Hòa), tại Trường tiểu học Bế Văn Đàn và Trạm y tế xã. Đồng thời, ngành Y tế tỉnh đã tiến hành điều trị dự phòng bằng kháng sinh và tiếp nhận, chuẩn bị tiêm vaccine phòng chống dịch bệnh bạch hầu cho nhóm đối tượng từ 7 đến dưới 40 tuổi.
Sau khi nắm thông tin về tình hình bệnh, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã hỗ trợ y tế tuyến cơ sở tiêm 140 liều vaccine phòng, chống bạch hầu – uốn ván cho học viên, cán bộ, nhân viên Trung tâm Bảo trợ Xã hội Nhà May Mắn đang có mặt.
Ông Đặng Thành – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Nông – nhận định, phần lớn đồng bào H’Mông tại các khu vực xuất hiện bệnh dịch có tỉ lệ tiêm chủng cực thấp. Chưa kể, việc xác định nguồn lây bệnh đang gặp khó vì các trường hợp mắc bệnh đều không di chuyển khỏi địa phương (14 ngày theo quy định).
“Trước đây, ngành Y tế chúng tôi đã tuyên truyền nhưng nhiều bậc phụ huynh không đồng ý cho con em đến tiêm chủng. Đây là một trong những khó khăn trong quá trình phòng bệnh” – ông Thành nói.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Nông, để bảo vệ bản thân và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh bạch hầu, người dân cần tiêm đầy đủ vaccine phòng chống bệnh bạch hầu; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh; khi thấy cơ thể có các triệu chứng lạ như ho sốt, mất tiếng, khàn giọng, đau họng hay nổi hạch dưới hàm cần khẩn trương đi khám và làm xét nghiệm cần thiết…
Bạch hầu là một loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Đây là bệnh có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp hoặc gián tiếp có tiếp xúc với vi khuẩn. Người mắc bệnh bạch hầu thường có các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, viêm thanh quản, khàn giọng, xuất hiện hạch nổi dưới hàm. Bệnh có thể biến chứng thành viêm phổi, suy tim và có thể khiến bệnh nhân tử vong trong vòng 6-10 ngày nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.
Xuất hiện 4 trường hợp dương tính với bạch hầu tại Đắk Nông
Ngày 15/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông (CDC Đắk Nông) cho biết, qua hệ thống giám sát, tỉnh Đắk Nông ghi nhận 4 trường hợp dương tính với Bạch Hầu.
Tất cả các trường hợp này đều cư trú tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, hiện đang được cách ly, điều trị tại hai cơ sở y tế.
Theo đó, 3 bệnh nhân (BN) đầu tiên dương tính với Bạch Hầu cùng theo học tại Trung tâm bảo trợ xã hội nhà May Mắn tỉnh Đắk Nông có địa chỉ tại Thôn Đức Lập, xã Đăk Sor, huyện Krông Nô. Bao gồm:
Trong đó, BN1 là Nguyễn Thị Lan Anh (SN 2008); BN2: Lang Thị Ánh Vân (SN 2005); BN3: Quách Hải Bảo (SN 2011) đều có tiền sử tiêm 3 mũi vắc xin có thành phần Bạch Hầu-Uốn ván- Ho gà (DTC). Từ ngày 3/6- 6/6, các bệnh nhân khởi phát bệnh với triệu chứng Sốt, đau họng, biếng ăn, nôn ói.
Từ ngày 6/6- 9/6, cả 3 bệnh nhân này được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho thấy dương tính với vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriare bằng Kỹ thuật RT PCR.
Các trường hợp dương tính đều được cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế
Riêng trường hợp BN4 là Võ Thị Thu (SN 1954) là bà nội và sống cùng BN3 trong thời gian bệnh nhân này từ trung tâm về nhà chơi. Bệnh nhân này không xuất hiện triệu chứng, được uống thuốc dự phòng. Kết quả xét nghiệm của Viện VSDT Tây Nguyên ngày 09/6 cho kết quả dương tính .
Hiện tại, các bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại cơ sở y tế, tình trạng sức khỏe ổn định. Cả 4 bệnh nhân đều cho kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần.
Theo CDC Đắk Nông, dự báo dịch bệnh bạch hầu sẽ diễn biến phức tạp vì đây là giai đoạn đầu của bệnh, các đối tượng có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân dương tính nhiều, một số đối tượng có trở về địa phương và có khả năng sẽ tiếp xúc với nhiều người khác sau khi đã tiếp xúc với ca bệnh dương tính.
Hiện tại ngành y tế Đắk Nông phối hợp với Viện VSDT Tây Nguyên tiến hành các biện pháp y tế cần thiết để khử trùng, khử khuẩn các địa điểm có nguy cơ, nhất là Nhà May Mắn. Đồng thời tiến hành điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong dự phòng bệnh bạch hầu cho 435 đối tượng đang có mặt tại trường và cộng đồng.
Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng, ví dụ như viêm cơ tim, liệt hoặc suy thận.
Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Hai bệnh nhi bạch hầu ở Đắk Nông: Chưa xác định được nguồn lây Ngày 14/6, ông Đặng Thành - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đắk Nông (CDC Đắk Nông) cho biết, đơn vị đang tập trung chỉ đạo phòng chống dịch bạch hầu ở Trung tâm bảo trợ xã hội nhà May Mắn (huyện Krông Nô). 2 bệnh nhân nhi đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây...