Đắk Lắk: Truy vết khẩn các trường hợp tiếp xúc với tài xế dương tính Covid-19
Nhận thông tin về một tài xế từ Đắk Lắk ra Vĩnh Phúc bị nhiễm Covid-19, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk ra thông báo khẩn, truy vết những người liên quan đến ca bệnh này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm các tiểu thương tại chợ đầu mối Tân Hòa (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). ẢNH: KIM OANH
Ngày 17.7, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết đã ra thông báo khẩn truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho các trường hợp liên quan đến ca bệnh Covid-19 đang được điều trị tại Vĩnh Phúc.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.Buôn Ma Thuột thông báo tất cả những người đến chợ đầu mối P.Tân Hòa (TP.Buôn Ma Thuột) vào khoảng thời gian 23 giờ ngày 11.7; 15 giờ ngày 12.7 và những người đến khám, làm việc tại phòng khám Hoàn Hảo (số 10 Ngô Quyền, TP.Buôn Ma Thuột) ngày 13.7 cần liên hệ ngay trạm y tế gần nhất nơi cư trú để khai báo y tế, được tư vấn, hỗ trợ…
Trước đó, ngày 16.7, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.Buôn Ma Thuột nhận thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk cho biết có một công dân từ Đắk Lắk đến Vĩnh Phúc qua xét nghiệm bằng RT-PCR dương tính với Covid-19. Bộ Y tế công bố bệnh nhân này có mã số BN42301.
Video đang HOT
Bệnh nhân được xác định là tài xế xe tải, tên C. (38 tuổi, trú xã Ea Tiêu, H.Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk). Ngày 8.7, tài xế này lái xe tải xuất phát từ bãi xe Hồng Hào (TP.Buôn Ma Thuột) đi Khánh Hòa và giao hàng tại Suối Dầu (không nhớ địa chỉ). Cả nơi đến và đi, anh C. có tiếp xúc với một số người.
Tối cùng ngày (8.7), tài xế C. quay về lại Đắk Lắk và giao hàng cho một người tại khu vực Km38 QL26 (H.Krông Pắk, Đắk Lắk). Trong ngày, anh C. có đến Trung tâm Y tế H.Krông Pắk để lấy mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính.
Ngày 9.7, anh C. chạy xe từ H.Krông Pắk đến Bình Phước để giao hàng; ngày 10.7, từ Bình Phước đến TP.HCM để bốc hàng nông sản (không nhớ rõ địa chỉ cụ thể những nơi này).
Ngày 11.7, anh C. từ TP.HCM về chợ đầu mối Tân Hòa (TP.Buôn Ma Thuột) chờ giao hàng. Ngày 12.7, về nhà tại thôn 1, xã Ea Tiêu, H.Cư Kuin, có tiếp xúc với người nhà và 2 người (không nhớ tên) tại xã Ea Bhốc, H.Cư Kuin và 1 người (không nhớ tên) ở TX.Buôn Hồ (Đắk Lắk) đến nhà. Đến 15 giờ cùng ngày, tài xế này quay lại chợ đầu mối Tân Hòa để giao hàng.
Ngày 13.7, anh C. đến phòng khám Hoàn Hảo để xét nghiệm test nhanh Covid-19, cho kết quả âm tính. Ngày 14.7, anh C. từ Đắk Lắk đi Khánh Hòa chở hàng, sau đó di chuyển đến tỉnh Hà Nam; trên đường đi có ghé một số nơi để ăn, uống, nghỉ ngơi nhưng không nhớ địa chỉ.
Ngày 15.7, anh C. đến giao hàng tại chợ đầu mối tỉnh Hà Nam, sau đó di chuyển đến Vĩnh Phúc để chở hàng. Tại Vĩnh Phúc, anh C. được xét nghiệm RT-PCR có kết quả dương tính với Covid-19 nên được đưa vào bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc cách ly, điều trị.
Hiện CDC Đắk Lắk và Trung tâm y tế TP.Buôn Ma Thuột tiếp tục phối hợp điều tra, truy vết những địa điểm bệnh nhân đã đi đến trên địa bàn thành phố; triển khai việc phun khử khuẩn, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan để tầm soát Covid-19.
Mở văn phòng 'chui', tuyển sinh du học bằng... văn bản giả
Không chỉ mở văn phòng 'chui', nhân viên văn phòng đại diện tại Tây Nguyên của Công ty cổ phần Việt TN tại địa chỉ số 217/19 Ngô Quyền (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) còn dùng văn bản giả mạo của Văn phòng Chính phủ để tuyển sinh.
Đại diện văn phòng vi phạm làm việc với công an và thừa nhận dùng văn bản giả để tuyển sinh - Ảnh: TX
Sáng 3-3, đại tá Nguyễn Hữu Lương - trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Đắk Lắk - cho biết đã có báo cáo về việc một văn phòng tư vấn, tuyển sinh đưa người đi lao động Hàn Quốc bằng văn bản giả mạo.
Theo ông Lương, trong quá trình phối hợp kiểm tra văn phòng đại diện tại Tây Nguyên của Công ty cổ phần Việt TN (trụ sở Hà Nội), đơn vị phát hiện nhiều vi phạm trong việc chọn lựa người đưa đi lao động nước ngoài nên yêu cầu đình chỉ, báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lý.
Theo đó, văn phòng đặt tại địa chỉ số 217/19 Ngô Quyền (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chưa có giấy phép hoạt động. Văn phòng này còn không có chức năng tư vấn, tuyển chọn người lao động Việt Nam đi du học và làm việc ở nước ngoài nhưng bảng quảng cáo vẫn ghi "Tư vấn xuất khẩu lao động và du học".
Để tuyển sinh, văn phòng này dùng một văn bản của Văn phòng Chính phủ về việc tư vấn, đưa người đi nước ngoài lao động để người dân, học viên tin tưởng.
"Nội dung văn bản này hoàn toàn giả mạo. Văn phòng Chính phủ không ban hành văn bản này mà đối tượng nào đó đã chỉnh sửa rồi đưa lên mạng. Hiện chưa phát hiện được ai là người chỉnh sửa, đăng tải văn bản giả mạo của Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên, có thể xác định văn phòng này dùng tài liệu giả để làm căn cứ tuyển sinh, thu lợi bất chính", ông Lương nói.
Bằng thủ đoạn trên, văn phòng này đã tư vấn, tuyển chọn trái phép 47 người ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông để đưa đi lao động tại Hàn Quốc, chi phí phải đóng 30 triệu đồng/người. Đến nay mỗi người đã trả trước 7 triệu đồng nhưng chưa người nào được đi xuất khẩu lao động.
Theo ông Lương, vụ việc do chưa xác định được người chỉnh sửa, giả mạo văn bản nên chưa xem xét dấu hiệu hình sự. Tuy nhiên, các hành vi mở văn phòng 'chui', đăng tải văn bản giả lên các trang mạng và dùng để tư vấn, tuyển sinh là vi phạm các quy định, phải bị xử lý hành chính.
"Đơn vị đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Đắk Lắk để chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lý các hành vi vi phạm của văn phòng này. Hiện đã yêu cầu văn phòng này dừng tuyển sinh, trả lại tiền cho người dân và chờ xử lý", ông Lương nói.
Cô giáo dạy giỏi mượn bằng THPT: Vì sao phạt 4 triệu? Bà Nga bị xử phạt hành chính số tiền 4 triệu đồng do "thành khẩn khai báo, thành khẩn hối lỗi". Theo thông tin mới nhất liên quan đến vụ cô giáo mượn bằng THPT để đi học, đi dạy suốt 25 năm, sáng ngày 14/1, trao đổi với báo Đất Việt, lãnh đạo phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk...