Đắk Lắk: Tràn lan tình trạng bán thuốc không theo đơn
Theo Sở Y tế Đắk Lắk tình trạng các nhà thuốc bán thuốc không theo đơn diễn nhiều trên địa bàn tỉnh do nhiều nguyên nhân trong đó có việc người dân muốn mua thuốc nhanh chóng, không muốn phiền hà, tốn kém khi đi khám để có đơn thuốc.
Sở Y tế Đắk Lắk, vừa có phản hồi về việc các nhà thuốc trên địa bàn bán thuốc tràn lan không theo đơn của bác sĩ. Cụ thể, Sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ sở, đơn vị về bán thuốc kê đơn, thậm chí hành vi bán lẻ thuốc không có đơn còn là hành vi bị nghiêm cấm, nhưng việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán lẻ thuốc chưa nghiêm.
Người dân có thể dễ dàng mua thuốc không cần đơn (ảnh minh họa)
Nguyên nhân của việc bán thuốc kê đơn không có đơn tràn lan do chủ tiệm thuốc muốn tối đa hóa doanh thu, còn khách hàng không có thói quen khám bệnh, sự phiền hà, tốn kém khi đi khám để có đơn thuốc; nhận thức người dân còn hạn chế. Đồng thời, việc hậu kiểm trong quản lý còn yếu, nhiều hạn chế khi số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc quá lớn trên địa bàn trong khi nhân lực của cơ quan quản lý hạn chế đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý đối với hoạt động hành nghề dược.
Theo Sở Y tế chế tài xử lý đối với hành vi bán thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc chưa đủ sức răn đe cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này tràn lan.
Video đang HOT
Trong năm 2017, Thanh tra Sở y tế đã thực hiện thanh tra kiểm tra 629 cơ sở về nội dung kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn. Trong đó, phát hiện 36 cơ sở vi phạm và xử phạt gần 60 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, có 3 cơ sở vi phạm điều kiện kinh doanh thuốc và thực phẩm chức năng, xử phạt hành chính trên 18 triệu đồng.
Để hạn chế tình trạng kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn, Sở Y tế Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch thực hiện đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn giai đoạn 2018 – 2020. Đưa ra các mục tiêu tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú; Thực hiện bán thuốc kháng sinh phải có đơn, đến năm 2020: 100% nhà thuốc, quầy thuốc bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc.
Trong thời gian tới, Sở Y tế sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn đảm bảo đạt các mục tiêu mà Kế hoạch đề ra và đảm bảo các cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện nghiêm quy định bán thuốc kê đơn nhất là các loại thuốc kháng sinh.
Thúy Diễm
Theo Dân trí
Làm sao hết mùi hôi nách?
Em tắm kỹ, xịt khử mùi và không làm việc nặng nhưng "cánh gà" vẫn thoang thoảng mùi hôi. Em phải làm sao thưa bác sĩ? (Hoàng)
Ảnh minh họa
Khi tập gym, em đổ mồ hôi nhiều khiến mùi càng nặng hơn. Em rất khổ tâm. Em nghe nói người ăn rau nhiều thì người thơm mùi rau. Người ăn nhiều thịt như em, có hôi mùi tanh. Xin hỏi chế độ dinh dưỡng có giúp ích cho việc trị hôi nách? Mong bác sĩ tư vấn.
Trả lời:
Bình thường, cơ thể tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường tăng cao, vận động cường độ mạnh hay trong trạng thái căng thẳng. Thông thường, mồ hôi không có mùi. Mùi hôi phát sinh từ quá trình vi khuẩn phân hủy các chất trong dung dịch cơ thể. Mồ hôi đổ nhiều và dính trên da quá lâu tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn như staphylococcus hominis sinh sôi và phá vỡ các protein, gây ra mùi khó chịu.
Một số trường hợp ra mồ hôi quá nhiều hay còn gọi là tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis). Đây là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến nội tiết chuyển hóa. Trường hợp này cần đi khám chuyên khoa nội tiết để tìm nguyên nhân và cách giải quyết hợp lý nhất.
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về chế độ ăn ảnh hưởng đến mùi mồ hôi cơ thể. Quan niệm ăn rau có mùi thơm hay ăn thịt có mùi hôi tanh là không có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, một số thức ăn có thể ngăn chặn ra nhiều mồ hôi, em tham khảo:
Uống đủ nước mát: Nước giúp cơ thể duy trì nhiệt độ bình thường, đồng thời làm mát khiến bạn không bị nóng và toát mồ hôi, giảm bớt mùi khó chịu của cơ thể.
Ăn nhiều rau và hoa quả tươi: Trái cây và rau xanh chứa 80% nước, có tác dụng làm mát cơ thể, hạn chế đổ mồ hôi, nên bổ sung vào các bữa ăn trong ngày.
Uống trà xanh, trà sâm: Trong trà có nhiều axit tannic - một chất làm se tự nhiên. Uống trà, kể cả trà nóng, bạn đưa vào cơ thể chất chống ra mồ hôi tự nhiên. Các chuyên gia khuyên nên uống 2 ly trà một ngày, không nên ăn đồ cay, nóng, chất kích thích như rượu, cà phê.
Hạn chế thức ăn nhiều mùi như hành, tỏi: Tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh, vào cơ thể không được tiêu hóa mà thông qua máu đến phổi và da, cuối cùng được bài tiết ra ngoài. Tỏi không chỉ khiến hơi thở có mùi mà ngay cả mồ hôi tiết ra cũng có mùi. Vị hăng, cay của hành tây có tác dụng sưởi ấm và làm tăng lưu thông máu. Do đó hành tây khiến nhiệt độ cơ thể tăng và gây đổ mồ hôi.
Ngoài ra, cần hạn chế thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ hộp.
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng
Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế
Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia
Theo Vnexpress
Trẻ bị táo bón, hết thuốc của bác sĩ vẫn không cải thiện? Con gái tôi 4 tuổi, thường xuyên táo bón nên rất sợ đi tiêu. Tôi đưa con đi khám, uống thuốc đủ kiểu nhưng cứ hết thuốc thì bị lại Nguyễn Thị Mai ( 37 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) hỏi : Con gái tôi năm nay 4 tuổi, nặng 16 kg, bé thường xuyên táo bón nên rất sợ đi tiêu. Tôi...