Đắk Lắk: Tất cả các huyện của đều mắc sốt xuất huyết
Theo số liệu thống kê, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 320 trường hợp mắc bệnh, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2018. Điều đặc biệt nghiêm trọng là sốt xuất huyết xuất hiện tại tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố.
Đắk Lắk: Tất cả các huyện đều mắc sốt xuất huyết. Ảnh minh họa
Từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn Đắk Lắk, bệnh sốt xuất huyết không ngừng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Riêng TP. Buôn Ma Thuột cố số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất của tỉnh, với 21/21 xã, phường của thành phố đều đã ghi nhận bệnh nhân mắc sốt xuất huyết với 3 ổ dịch và 110 trường hợp mắc bệnh. Tiếp đến là các huyện Cư M’gar, M’Đrắk, Ea H’leo.
Đứng trước nguy cơ bùng phát thành dịch lớn, Sở Y tế Đắk Lắk đã có công văn yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị y tế tuyến cơ sở thực hiện tốt công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết; tập huấn giám sát, phát hiện sớm, khoanh vùng và xử lý triệt để ổ dịch cho cán bộ làm công tác phòng chống dịch tại cơ sở; chuẩn bị hóa chất, trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Đồng thời, Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh tăng cường tuyên truyền các biện pháp vệ sinh môi trường phòng chống bệnh sốt xuất huyết đến với nhân dân trong toàn tỉnh.
Video đang HOT
Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm, phối hợp cùng với các đơn vị xử lý triệt để ổ dịch, kịp thời hạn chế dịch bệnh lan rộng và kéo dài; giám sát vec tơ định kỳ tại các điểm có nguy cơ và ổ dịch cũ, giám sát bệnh nhân tại cộng đồng.
Đặc biệt đối với các bệnh viện đa khoa, Sở Y tế yêu cầu tăng cường công tác điều trị, phát hiện sớm, thu dung, điều trị bệnh nhân, xử lý kịp thời các ca bệnh nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Tất cả các bệnh viện phải chủ động phương án sẵn sàng phòng chống dịch của đơn vị phòng ngừa nguy cơ bùng phát thành dịch lớn sẽ khó kiểm soát và phòng chữa.
Lương Minh
Theo congluan
Philippines điều tra nghi án vắc-xin sốt xuất huyết làm chết 600 trẻ em.
Trong bối cảnh Philippines đang lao đao bởi dịch sốt xuất huyết, người dân còn phải gánh thêm nỗi lo về mức độ nguy hiểm chết người của vắc-xin.
South China Morning Post đưa tin, tại một nhà tang lễ ở tỉnh Taytay, phía nam Philippines, một gia đình nghèo khổ đang khóc thương cho sự ra đi của đứa con trai bé bỏng Elijah. Tại chái sau nhà tang lễ, cậu bé 12 tuổi đã chết được đặt trên một chiếc bàn inox và xung quanh có năm chuyên gia điều tra đang thực hiện một cuộc khám nghiệm tử thi tỉ mỉ.
Trong suốt bốn tiếng đồng hồ, các chuyên gia đã thu thập một số mẫu mô, cân đo, kiểm tra các cơ quan nội tạng và cẩn thận chụp ảnh từng chi tiết một. Họ phát hiện thấy cậu bé xuất huyết trong phổi và một số cơ quan đã sưng phồng lên. Bên ngoài, gia đình cậu bé đang trông ngóng và chờ đợi đến khi cuộc khám nghiệm kết thúc để đem mai tang thi hài của Elijah.
Đối với tiến sĩ Erwin Erfe, một trong những chuyên gia khám nghiệm tử thi hàng đầu ở Philippines, cảnh tượng trên là điều rất đỗi bình thường mà ông đã gặp phải rất nhiều lần. Đặc biệt trong những tháng gần đây, ông cùng các cộng sự đã thực hiện khoảng 2-3 cuộc phẫu thuật hàng tuần trên thi hài của những nạn nhân trong độ tuổi từ 6-18 tuổi và đều tìm thấy chung dấu hiệu: xuất huyết bên trong, đặc biệt ở khu vực phổi, não và các cơ quan nội tạng sưng phồng.
Erfe cho biết, từ cuối năm 2018 đến nay, ông và các cộng sự đã phát hiện khoảng 600 trường hợp (bao gồm cả trường hợp bé Elijah) với các dấu hiệu tương tự như ở trên. Điều trùng hợp là tất cả nạn nhân đều từng được chích ngừa vắc-xin phòng chống sốt xuất huyết.
Ảnh chân dung cậu bé Elijah, một trong các nạn nhân xấu số chết sau khi tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa sốt xuất huyết. Ảnh: South China Morning Post
Ở Philippines, dịch sốt xuất huyết vốn từ lâu đã hoành hành và lan rộng với tốc độ không tưởng. Nhằm chống lại căn bệnh này, chính phủ Philippines đã phát động phong trào tiêm ngừa vắc-xin sốt xuất huyết. Chỉ riêng trong khoảng cuối năm 2018, có hơn 800.000 trẻ em Philippines đã được tiêm ngừa.
Tuy nhiên, chỉ khoảng vài tháng sau, một số lời đồn liên quan về những cái chết liên quan đến vắc xin sốt xuất huyết. Một số cơ quan điều tra, cơ sở y tế Philippines đã vào cuộc kiểm tra chất lượng của vắc xin và họ đã phát hiện ra sự thật ngỡ ngàng.
Loại vắc xin tiêm ngừa mà chính phủ Philippines dùng chỉ bảo vệ những ai đã từng nhiễm... sốt xuất huyết. Đối với những người chưa từng bị nhiễm, vắc xin có nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết. Nói cách khác, hơn 800.000 trẻ em tiêm ngừa vắc xin sốt xuất huyết có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trước.
Đồng thời, các cơ quan điều tra còn phát hiện thêm một tác dụng phụ chết người khác của vắc xin chống sốt xuất huyết. Theo như chuyên gia khám nghiệm tử thi Erwin, một số trẻ em đã chết với triệu chứng nội tạng sưng phồng và có dấu hiệu liên quan đến một số thành phần của vắc xin sốt xuất huyết. Điều đáng lo ngại là hầu hết các triệu chứng nêu trên đều bộc phát trong vài tháng sau khi nạn nhân đã tiêm ngừa thuốc và không có cách nào xác định được rằng trong số những người tiêm ngừa vắc xin, ai sẽ là người kém may mắn nhận lấy cái chết đau đớn này.
Giáo sư Scott Halstead, chuyên gia về bệnh sốt xuất huyết hàng đầu thế giới, cho biết ông đã thấy trước viễn cảnh khủng khiếp này. Bản thân ông đã từng cố gắng cảnh báo chính phủ Philippines về nguy cơ của vắc xin sốt xuất huyết nhưng thất bại. Theo ông, thảm cảnh này có thể đã tránh khỏi nếu như các cơ quan cấp cao của Philippines chịu lắng nghe ông.
Tính mạng của hơn 800.000 trẻ em Philippines hiện đang gặp nguy hiểm sau khi tiêm ngừa vắc xin chống sốt xuất huyết. Ảnh: South China Morning Post
Hiện nay, chính phủ Philippines đã ban hành lệnh cấm đối với vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết và tiến hành điều tra về những cái chết liên quan đến loại thuốc tai tiếng này. Tuy nhiên, điều khiến họ lo lắng nhất bây giờ chính là sinh mạng của những người đã lỡ tiêm ngừa vắc xin, đặc biệt là trẻ em. Nếu không được theo dõi, cứu chữa kịp thời, số lượng những người thiệt mạng do vắc xin sẽ tăng cao. Ngoài ra, giới chức lãnh đạo quốc gia còn phải tìm ra được cách phòng ngừa căn bệnh sốt xuất huyết đang ngày một lây lan trên khắp đất nước mà không dùng đến phương án tiếm ngừa vắc xin.
Theo TGTT
Đồng Tháp chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, trong quý 1 năm 2019, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân ở địa phương này đã tăng 118,2% so với trung bình năm 2011-2015. Theo đó, số ca mắc cộng dồn tăng 126,28%, tăng 370 ca so với cùng kỳ năm 2018. Để chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và ngăn chặn dịch...