Đắk Lắk tạo nhóm chỉ đạo chống dịch bệnh bạch hầu trên Zalo
Nhóm Zalo “ Bạch hầu – Sốt xuất huyết” được thành lập nhằm nắm bắt thông tin kịp thời để triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành văn bản về việc tạo nhóm các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bạch hầu, Sốt xuất huyết trên Zalo. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk cho biết, nhóm Zalo này có tên “Bạch hầu – Sốt xuất huyết”.
Các thành viên Ban chỉ đạo tham gia vào nhóm Zalo này để cập nhật thông tin, triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người theo nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 862 ngày 24/4/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk.
Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ Y chịu trách nhiệm cập nhật các văn bản chỉ đạo, điều hành, các hướng dẫn của Trung ương, địa phương về việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người lên nhóm.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thường xuyên cập nhật tình hình, diễn biến dịch bệnh cũng như công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người trên địa bàn tỉnh; cập nhật hướng dẫn, cung cấp các thông điệp truyền thông, panô, tờ rơi… lên nhóm Zalo.
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thường xuyên theo dõi, kịp thời thông tin, báo cáo, xử lý tình hình dịch bệnh trên địa bàn quản lý.
Zalo Đội Cảnh sát Giao thông CAH Cư Kuin (Đắk Lắk) khuyến cáo người dân hạn chế đi qua khu vực có ca bệnh bạch hầu.
Video đang HOT
Hiện, tài khoản Zalo Công an các xã, huyện tại Đắk Lắk cũng đã đưa ra các thông tin cảnh báo về dịch bệnh. Chẳng hạn ngày 17/7, Zalo Đội Cảnh sát Giao thông CAH Cư Kuin khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển qua đường tỉnh lộ 10 để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu. Trước đó 1 ngày, Trung tâm Y tế huyện Cư Kuin đã xét nghiệm và xác nhận 1 ca dương tính trong khu vực.
Tiêm ngừa bạch hầu ở Trạm y tế xã Bông Krang. Ảnh: Phạm Ngôn.
Dịch bệnh bạch hầu đang có diễn biến phức tạp khi cơ quan y tế liên tiếp phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai. Đáng chú ý, dịch bệnh lần này lây cho mọi độ tuổi thay vì thường gặp ở trẻ em. 90% số người mắc bệnh đều trên 7 tuổi.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định sẽ tập trung hết sức phòng chống bệnh bạch hầu như đã cố gắng phòng chống dịch Covid-19. Bộ Y tế sẽ triển khai tiêm chủng vắc xin cho 4,7 triệu người tại 4 tỉnh Tây Nguyên để phòng bệnh. Đây là kế hoạch chống dịch bạch hầu có quy mô lớn từ trước đến nay nhằm bảo đảm ít nhất 90% người từ 2 tháng tuổi đến 40 tuổi được sử dụng vắc xin chứa thành phần bạch hầu.
Bộ Y tế cảnh báo rất nhiều người lớn mắc bạch hầu
Bộ Y tế cho biết, dịch bạch hầu năm nay có nhiều điểm khác biệt, trong 68 ca mắc chỉ có 11 ca dưới 7 tuổi.
Ngày 9/7, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh chủ trì cuộc họp Hội đồng chuyên môn bệnh truyền nhiễm gồm 30 thành viên để sửa đổi, bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.
Theo báo cáo mới nhất, đến chiều 9/7, cả nước đã ghi nhận 68 ca mắc bạch hầu tại 4 tỉnh Tây nguyên. Trong đó, Đắk Nông có 27 ca; Kon Tum có 24 ca; tỉnh Gia Lai có 16 ca; Đắk Lắk ghi nhận 1 ca.
Đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong (Đắk Nông 2 ca, Gia Lai 1 ca). Đây là những người sống ở vùng sâu, vùng xa và là những ca bệnh mới xuất hiện lần đầu tại địa bàn, người bệnh được phát hiện muộn.
PGS Khuê chủ trì cuộc họp với các chuyên gia ở nhiều điểm cầu để sửa đổi hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu
Trong 68 ca mắc, chỉ có 3 trường hợp dưới 1 tuổi, 8 trường hợp từ 1-7 tuổi, đông nhất là nhóm từ 7-40 tuổi với 37 ca. Đây là nhóm đã qua giai đoạn tiêm 4 mũi vắc xin bạch hầu; nhóm trên 40 tuổi có 5 trường hợp.
Theo PGS Khuê, so với mọi năm, dịch bạch hầu năm nay có điểm khác biệt khi diện mắc rộng hơn, đối tượng mắc ở nhiều lứa tuổi.
GS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn cho biết, bạch hầu là bệnh "cổ xưa", bệnh này đã có vắc xin nên gần như không còn xuất hiện. Bác sĩ ít gặp bệnh bạch hầu nên nếu nhạy cảm lâm sàng không tốt sẽ dẫn đến chẩn đoán, điều trị sai
Do vậy, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới sẽ được xây dựng, bổ sung theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hành để bác bác sĩ phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế trường hợp tử vong.
Sau khi hướng dẫn được sửa đổi, cập nhật, Cục quản lý khám, chữa bệnh sẽ phối hợp với các chuyên gia của Hội đồng chuyên môn để tập huấn cho các cán bộ y tế trên cả nước.
Trước mắt, Cục trưởng Cục Quản lý, khám chữa bệnh đã yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk tiếp tục triển khai tập huấn lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu cho tất cả các cơ sở y tế trong toàn tỉnh, bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân.
Các cơ sở y tế tăng cường phát hiện sớm, cách ly kịp thời, điều trị và theo dõi người bệnh bạch hầu, hạn chế thấp nhất tỉ lệ tử vong.
PGS Khuê cũng yêu cầu các đơn vị khẩn trưởng rà soát và bảo đảm việc đáp ứng đầy đủ các khu cách ly, buồng cách ly, phương tiện, vật tư, thuốc, kháng huyết thanh điều trị bệnh bạch hầu theo hướng dẫn mới, kịp thời báo cáo các vướng mắc, khó khăn về Bộ Y tế và liên hệ với bệnh viện truyền nhiễm tuyến cuối để được hỗ trợ kĩ thuật.
3 bệnh viện gồm BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Nhi đồng 2 TP.HCM được giao khẩn trương lập các đoàn công tác đến làm việc, hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh Tây Nguyên. Triển khai tập huấn lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu cho các cơ sở y tế.
Các bệnh viện trên cần lập đường dây nóng và các hình thức hỗ trợ trực tuyến, sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở y tế trong khu vực Tây Nguyên khi có yêu cầu để thường xuyên tư vấn, trao đổi chuyên môn và hỗ trợ khi cần thiết.
Trong chiều nay, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã vào Gia Lai, phát động chiến dịch chiến dịch phòng, chống dịch bạch hầu tại 4 tỉnh Tây Nguyên.
Theo đó, Bộ Y tế sẽ triển khai tiêm vắc xin phòng dịch bạch hầu cho tất cả các đối tượng tại 4 tỉnh. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi tiêm một mũi vắc xin 5 trong 1 có thành phần bạch hầu; trẻ từ 19 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi tiêm một mũi vắc-xin DPT và trẻ từ 48 tháng tuổi trở lên và người lớn tiêm 2 mũi vắc-xin Td (mũi thứ hai cách mũi thứ nhất một tháng).
Gia Lai, Đắk Nông phát hiện thêm nhiều ca bạch hầu, Đắk Lắk ghi nhận ca đầu tiên Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Nông, sau khi xuất hiện thêm ổ dịch bạch hầu, Đắk Nông tăng cường biện pháp phòng ngừa, truy vết để phòng ngừa trên diện rộng. Điểm cách ly tại bon BuN'doh, xã Đắk Wer (Đắk R'lấp) - Ảnh: TR.TÂN Chiều 7-7, bác sĩ, thạc sĩ Đặng Thành - giám đốc CDC Đắk...