Đắk Lắk: Tái hiện Lễ cúng lúa mới của người M’Nông Gar
Lễ cúng lúa mới nhằm tôn vinh hạt thóc của thần linh (Yang) ban cho dân làng và cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc. Lễ được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk.
Sáng 12.3, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Đoàn nghệ nhân M’Nông Gar của buôn Jiê Yúk (xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) đã tái hiện Lễ cúng lúa mới của dân tộc mình.
Thầy cúng mời thần linh về chung vui cùng với gia đình, buôn làng.
Theo truyền thống, lễ cúng nhằm tôn vinh hạt thóc của thần linh (Yang) ban cho dân làng vào cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình sung túc…
Trước khi tổ chức lễ cúng, mọi người trong buôn chuẩn bị các lễ vật gồm: Cây nêu, 3 ché rượu cần, 1 con gà, 1 con heo, bếp lửa….; các đồ dùng hằng ngày và dụng cụ lao động sản xuất; các giống lúa, hạt giống cây trồng được thu hoạch từ trên nương rẫy.
Thầy cúng vừa cắt tiết gà vừa khấn thần linh.
Bắt đầu lễ cúng, thầy cúng đứng trước cây nêu cầu khấn gọi Thần núi cao, rừng xanh, vực sâu; thần sông mẹ, suối con, thần thác nước lớn nhỏ…về chung vui với dân làng, cùng uống rượu, mừng ăn cơm mới…để phù hộ cho gia đình, buôn làng năm tới mùa màng bội thu, lúa đầy kho, bắp đầy nhà, cây trồng phát triển tươi tốt…
Ngay sau đó, lễ cúng lúa mới và cúng sức khỏe cho già làng được thực hiện. Tại kho lúa của nhà mình, già làng đưa cho thầy cúng con gà. Thầy cúng vừa cắt tiết gà vừa đọc lời khấn mong thần linh phù hộ cho người dân trong buôn làng.
Video đang HOT
Sau khi cúng xong, thầy cúng sẽ được mời uống rượu cần. Đồng thời, già làng để rượu cần vào kho lúa, cho rượu chảy từ sàn kho lúa xuống dưới. Bên dưới, một người phụ nữ ngồi để hứng những giọt rượu chảy xuống với ý nghĩa cầu mong thần linh phù hộ cho già làng, lúa thóc đầy kho, ngô khoai đầy nhà…
Các đồ lễ để cúng lúa mới và sức khỏe già làng.
Sau đó, già làng bôi huyết gà pha với rượu quét lên tất cả các vật dụng trong nhà và bôi lên cổ các thành viên trong gia đình để cầu chúc cho mọi người sức khỏe, gia đình hạnh phúc, mùa màng bội thu…
Kết thúc lễ cúng, già làng mời thầy cúng, bà con và mọi người cùng ăn, uống rượu cộng cảm, kể chuyện, vui đùa, chúc nhau mừng lúa mới… cùng tiếng cồng chiêng và những điệu hát suốt ngày, thâu đêm.
Theo lãnh đạo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, việc tổ chức trình diễn nghi lễ, lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những hoạt động quan trọng, góp phần bồi đắp, làm giàu kho tàng văn hóa, vốn tri thức dân gian của các dân tộc Việt Nam.
Nghi lễ cầu mong cho dân làng lúa thóc đầy kho, ngô khoai đầy nhà.
Những giá trị về bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp đó đều thể hiện sự mong ước của con người luôn khỏe mạnh, may mắn, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, buôn làng yên vui, được gặp gỡ giao lưu sau những ngày lao động mệt mỏi.
Đây cũng là dịp để mỗi thành viên và cộng đồng được giao hòa với thế giới tâm linh và thế giới thực tại, giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Lễ cúng lúa mới của người M’Nông Gar là một trong những nỗ lực của ngành văn hóa để hoàn thành nhiệm vụ về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh.
Theo Danviet
Tưng bừng khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7
Tối ngày 9/3 tại Quảng trường 10/3 (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã diễn ra lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 với chủ đề "Tinh hoa đại ngàn".
Lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 diễn ra tại Quảng trường 10/3 TP Buôn Ma Thuột.
Đêm khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 thu hút hành nghìn người dân và du khách.
Với chủ đề "Tinh hoa đại ngàn", chương trình nghệ thuật đêm khai mạc với sự trình diễn của các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng đã khắc họa, vẽ nên bức tranh về đời sống văn hóa và tinh thần của con người Tây Nguyên, truyền tải một phần nào đặc tính quý vốn có của cây cà phê, cũng như nét đẹp tinh thần, cốt cách của người dân nơi đây.
Bên cạnh đó, thể hiện tình yêu, khát vọng, niềm tin hy vọng của những người dân Tây Nguyên trong sự nghiệp phát triển của ngành cà phê.
Hoa hậu H'Hen Niê - Đại sứ truyền thông của Lễ hội xuất hiện với bộ trang phục truyền thống trên chiếc xe máy cày - phương tiện gần gũi với bà con nông dân Tây Nguyên.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, sản phẩm cà phê của tỉnh Đắk Lắk với thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng đã có mặt ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần lớn vào tổng giá trị xuất khẩu cà phê của cả nước, góp phần quan trọng đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2018 lên gần 1,9 triệu tấn với doanh thu hơn 3,5 tỷ USD.
Theo Phó Thủ tướng, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm nay có nhiều điểm mới, không những tiếp tục quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mà còn hướng tới phát triển cà phê đặc sản Việt Nam và khát vọng đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới; góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế của cà phê trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, Lễ hội cũng gắn mục tiêu giao lưu văn hóa với xúc tiến thương maị, thu hút đàu tư là phù hợp với chủ trương của chính phủ.
Để phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn nước ta nói chung và ngành cà phê nói riêng, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Đắk Lắk cùng với các tỉnh có trồng cà phê rà soát tổng thể việc phát triển ngành cà phê cho phù hợp với xu thế thị trường thế giới và bảo đảm các điều kiện kiện sản xuất bền vững.
Nhiều tiết mục văn hóa đặc sắc mang đậm bản sắc người dân Tây Nguyên.
Ngoài ra, đẩy mạnh cơ cấu lại cho ngành cà phê theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân vào tái canh cà phê... Cần tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại.
Theo Phó Thủ tướng, để vươn tới khát vọng trở thành "điểm đến của cà phê thế giới", Đắk Lắk phải chú trọng nâng cao thực lực, làm tốt công tác truyền thông; mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng thị trường kết nối với bạn bè trên thế giới để phát triển kinh tế xã hội gắn với thu hút ngày càng nhiều hơn nữa những người yêu cà phê, những chuyên gia, các nhà sản xuất và chế biến cà phê đến với vùng đất "Tinh hoa đại ngàn" này; để Đắk Lắk thực sự trở thành thế giới cà phê đầy hương vị.
Trúc Hân
Theo GD&TĐ
Lâm Đồng: Sắm xế hộp đi trồng hoa hồng dưới chân núi Langbiang Nhờ chuyển đổi sang trồng các loại hoa hồng cho hiệu quả kinh tế cao mà nhiều hộ gia đình tại thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã có thu nhập khá, mua được ô tô để đi thăm vườn hoa hồng... Có mặt tại thị trấn Lạc Dương những ngày đầu tháng 3, PV Báo Dân Việt thấy...