Đắk Lắk sẽ đón 500 người già, trẻ em từ các vùng dịch về địa phương
Đắk Lắk dự kiến từ ngày 25-30/7, sẽ đón khoảng 500 người từ các tỉnh có dịch về địa phương và cách ly 14 ngày.
Ngày 22/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kế hoạch hỗ trợ đưa công dân của địa phương từ các vùng dịch về quê.
Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Đắk Lắk sẽ hỗ trợ đưa công dân của tỉnh đang tạm trú ở vùng dịch, gặp khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 có nguyện vọng trở về địa phương.
Đắk Lắk sẽ chia những trường hợp có nguyện vọng về địa phương thành 3 nhóm.
Nhóm 1 là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, người đi khám, chữa bệnh, người thăm thân, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Nhóm 2 gồm lao động tự do, người lao động bị mất việc làm.
Và nhóm cuối cùng là học sinh, sinh viên, các đối tượng khác.
Video đang HOT
Đắk Lắk sẽ đưa 500 công dân từ vùng dịch về địa phương trong đợt đầu. Ảnh: T.N.
Dự kiến, đợt đón công dân đầu tiên diễn ra từ ngày 25-30/7, với khoảng 500 người. Sau đó, địa phương sẽ căn cứ tình hình dịch bệnh và các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội tại vùng dịch; dựa trên số lượng công dân đăng ký trở về để triển khai đợt 2.
Công dân khi về tỉnh sẽ được tập trung tại Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp, bố trí phương tiện để tiếp nhận và đưa công dân về khu cách ly tập trung của địa phương.
Theo thống kê của Sở Y tế Đắk Lắk từ khi các tỉnh phía Nam thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ đã có hơn 10.000 người từ vùng có dịch về địa phương. Tính đến chiều 22/7, Đắk Lắk ghi nhận 47 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Lao động tự do ở Hà Nội bị ảnh hưởng COVID-19 được hỗ trợ 1,5 triệu đồng
UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn, trong đó đối tượng lao động tự do đủ điều kiện cư trú hợp pháp nhận 1,5 triệu đồng/người/lần.
Lao động tự do tại TP Hà Nội đủ điều kiện sẽ nhận mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng - Ảnh: HÀ QUÂN
Quyết định có hiệu lực từ ngày 21-7-2021.
Để triển khai hỗ trợ sớm, UBND thành phố Hà Nội ủy quyền cho các sở Lao động, thương binh và xã hội; Y tế; Văn hóa, thể thao, du lịch và UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ với các đối tượng thụ hưởng chính sách theo quyết định.
Quyết định nêu rõ:
- Lao động tự do đủ điều kiện hỗ trợ khi cư trú hợp pháp trên địa bàn thành phố và bị mất việc làm do phải dừng hoạt động trong thời gian từ ngày 1-5-2021 đến 31-12-2021. Mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người/lần. Phương thức chi trả theo hình thức trực tiếp.
- Bảo hiểm xã hội thành phố điều chỉnh giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 0% trong 12 tháng từ 1-7-2021 đến 30-6-2022.
- Người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4-2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.
- Đối với lao động ngừng việc, người sử dụng lao động lập danh sách đến hết 31-12 năm nay gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội để xác nhận và chuyển hỗ trợ cho lao động.
- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (tại trụ sở chính hoặc các điểm, sàn giao dịch việc làm vệ tinh) để được hỗ trợ.
- Hà Nội cũng hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Thời gian nộp hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 30-6-2022.
- Trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế được hỗ trợ theo quy định của trung ương, phù hợp với đặc thù của địa phương.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật (bao gồm cả đơn vị trực thuộc cơ quan trung ương) lập danh sách viên chức hoạt động nghệ thuật bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội, chậm nhất đến hết 31-1-2022.
- Hướng dẫn viên du lịch có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đến Sở Du lịch Hà Nội (nơi cấp thẻ cho hướng dẫn viên du lịch). Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31-1-2022.
- Hộ kinh doanh cần hỗ trợ gửi đề nghị theo hướng dẫn đến UBND cấp xã nơi có địa điểm kinh doanh. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31-1-2022.
- Về vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, người sử dụng lao động lập danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội để xác nhận. Hạn cuối đến hết ngày 25-3-2022.
- Lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương cũng được hỗ trợ nếu thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31-1-2022.
Thành phố Hà Nội lưu ý lao động được hỗ trợ phải làm việc trong các ngành nghề bị mất việc làm do phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu tại các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố. Người lao động bị mất việc làm thuộc các ngành nghề bị tạm dừng hoạt động sau ngày 21-7 áp dụng theo văn bản chỉ đạo của UBND thành phố hoặc chính quyền địa phương theo từng thời điểm và diễn biến của dịch.
Lao động tự do lập hồ sơ gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hằng tháng. Tuy nhiên, người dân chưa nhận được tiền ngay, UBND cấp huyện phải phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ và sau đó mới giao UBND cấp xã chi trả trong 2 ngày làm việc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Nguyễn Quốc Khánh, phó giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội Hà Nội, cho hay: "Sau khi có quyết định thì ngay ngày 22-7, sở đã có văn bản tham mưu cho các quận, huyện, thị xã để tổ chức triển khai thực hiện. Sở cũng gửi văn bản tới các phòng chuyên môn, căn cứ chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện công khai, minh bạch, nhanh nhất. Một số đơn vị đã có kết quả ban đầu".
Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến mở rộng hỗ trợ đối tượng lao động tự do gặp khó khăn Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, nhiều lao động tự do, khoảng 27.000 người đang nằm ngoài 6 nhóm hỗ trợ đã nêu trong Nghị quyết 09. Họ chưa nhận được hỗ trợ và đời sống đang rất khó khăn. Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố...