Đắk Lắk: Ra mắt thêm 2 BTS Phật giáo cấp huyện
Đó là BTS Phật giáo huyện Ea Sup và Buôn Đôn. Lễ ra mắt được tổ chức trang nghiêm hôm ngày 3-3 vừa qua.
Trao quyết định thành phần nhân sự BTS Phật giáo H.Buôn Đôn
Tại các buổi lễ diễn ra ở 2 địa phương này, HT.Thích Châu Quang, UV HĐTS, Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Đắk Lắk đã trao các quyết định về nhân sự của BTS Phật giáo H.Ea Sup và Buôn Đôn, với sự tham dự của đại diện BTS tỉnh, chính quyền các cấp.
Theo đó, nhân sự Phật giáo huyện Ea Súp có 7 thành viên, huyện Buôn Đôn có 8 thành viên. ĐĐ.Thích Trí Minh, UVDK HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS Phật giáo tỉnh Đắk Lắk được cử kiêm nhiệm chức vụ Trưởng ban Trị sự Phật giáo của hai huyện, điều hành hướng dẫn công tác hành chánh đạo cho đến hết nhiệm kỳ 2016-2021.
ĐĐ.Thích Minh Huệ cũng được bổ nhiệm Phó Thường trực BTS Phật giáo huyện Buôn Đôn và các thành viên; ĐĐ.Thích Pháp Huệ làm Phó Thường trực BTS Phật giáo huyện Ea Sup và các thành viên.
Ra mắt thành phần nhân sự BTS Phật giáo H.Ea Sup
Được biết, Ea Sup và Buôn Đôn là hai huyện thuộc sát vùng biên giới, đời sống kinh tế khó khăn nhưng chư Tăng Ni, Phật tử ở đây đã có nhiều hoạt động nghĩa tình, giúp đỡ và tặng quà cho người nghèo của huyện.
Việc thành lập BTS Phật giáo hai huyện nói trên xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của Tăng Ni, Phật tử và đúng theo các quy định hiện hành về hoạt động tôn giáo của Nhà nước.
Ban TT-TT Phật giáo Đắk Lắk
Theo GNO
Ngày cuối năm ở nơi làm móng, khám răng cho con vật khổng lồ
Jun nặng hơn 1 tấn, còn Gold được gần 8 tạ nhưng cả hai chú đều là trẻ con. Do vậy trước và trong Tết Canh Tý này, Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk vẫn cắt cử nhân viên túc trực chăm sóc, huấn luyện, thuê voi bảo mẫu mẫu về dạy cho hai chú.
Video đang HOT
"Từ rừng già chú đến với người..."
8h sáng ngày 28 Tết Canh Tý, chị Nguyễn Thị Hòa và anh Lê Hữu Thạch, hai nhân viên Phòng voi nhà đã có mặt ở Trung tâm bảo tồn Voi Đắk Lắk (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk). Ăn vội bữa sáng, chị Hòa khệ nệ gỡ 3 bao dưa leo lớn trên xe xuống để kịp giờ cho voi ăn. "Vào mùa khô, Jun và Gold rất thích ăn các loại rau củ, trái cây mọng nước. Món khoái khẩu của hai cậu ấy là dưa leo", chị Hòa nói.
Hai cá thể voi đực hoang dã đang được chăm sóc tại Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk.
Jun và Gold là hai cá thể voi đực hoang dã hiện đang được chăm sóc tại Trung tâm. Khi tiếp nhận hai chú voi này, không ai xác định chính xác được tuổi đời của chúng. Các nhân viên chỉ có thể áng chừng: Jun 4 tuổi, Gold hơn 1 tuổi. Đại diện Trung tâm cho biết, voi Gold bị lạc mẹ, rớt xuống giếng và được người dân đưa đến Trung tâm từ tháng 3/2016. Còn Jun sau khi lực lượng Kiểm lâm phát hiện chú đang bị mắc bẫy vào tháng 2/2015, nửa móng cùng phần đệm một chân trước của Jun bị thương nặng và hoại tử. Gần đầu vòi cũng bị thủng trong khi cố vùng ra khỏi bẫy sắt. Chú được đưa đến đây để điều trị vết thương.
Phần móng được cắt gọt hàng ngày, tránh sỏi, đá mắc vào kẽ gây đau đớn cho voi.
Công việc chính mỗi ngày của các nhân viên tại Trung tâm bảo tồn là cho voi ăn, dọn dẹp khu vực nuôi nhốt, làm giàu (làm đồ chơi - PV), khám chân, miệng, điều trị vết thương, cắt gọt móng khi cần, quan sát các hành động bất thường và ghi chép lại. Vì cần tạo môi trường gần với tự nhiên nên các nhân viên phải thao tác nhanh gọn để hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với chúng.
Chị Hòa chụp lại những thay đổi trên cơ thể voi Jun
365 ngày, 7 nhân viên thay nhau làm việc để đảm bảo bất cứ giờ nào cũng có người tại đây. Mùa Tết Nguyên đán năm nay, công việc dường như vất vả hơn vì Trung tâm đã cắt cử hai người qua huyện Lắk để túc trực thường xuyên với voi nhà. Voi mẹ Bắc On đang mang thai, dự sinh cuối năm 2019. Đây là một tin vui đặc biệt đối với những người làm công tác bảo tồn voi. Bởi từ năm 1988 đến nay, ở Đắk Lắk chưa có một cá thể voi nhà nào được sinh ra.
Chân trước của Jun được chăm sóc đặc biệt: Ngâm magie sunphat và quét mật ong chống nhiễm trùng
Ngồi cắt thân cây chuối ra từng khúc làm bữa sáng cho voi, anh Thạch cho biết lượng thức ăn cần chuẩn bị cho mỗi con bằng 1/10 trọng lượng cơ thể chúng, tuy nhiên lúc nào cũng phải cho dư. Mỗi ngày cho ăn 5 lần vào các thời điểm: 6h sáng, 8h, 12h trưa, 2h chiều và trước 6h tối. Ngoài ra, Trung tâm viên thường xuyên "đổi khẩu vị" cho voi đỡ nhàm chán. Trong diện tích 1,5ha, các nhân viên trồng thêm vườn cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn vào mùa khô. Khi voi được ăn đủ sẽ giúp chúng củng cố hành vi, tránh việc muốn thoát ra ngoài để tìm kiếm thức ăn. Lần cân gần đây nhất, Jun đã nặng hơn 1 tấn, còn Gold được 7,7 tạ.
Vết thương ở chân và vòi của Jun do bị mắc bẫy đang hồi phục
Đầu giờ chiều, hai chú voi lần lượt được kiểm tra sức khỏe. Các nhân viên thực hiện các bài tập huấn luyện với các câu khẩu lệnh đơn giản như: "lùi", "chân", "vòi"... để hỗ trợ quá trình thăm khám. Bàn chân là bộ phận được kiểm tra rất kỹ để phát hiện sỏi, đá nhỏ thường găm vào kẽ chân gây đau đớn khi di chuyển. Voi Jun có chế độ chăm sóc đặc biệt cho phần chân bị thương. Chú được ngâm chân mỗi ngày bằng dung dịch magie sunphat. Sau gần 5 năm, bàn chân của Jun đã dần phục hồi và có thể đi lại bình thường.
Sau khi thăm khám, Jun và Gold được thưởng món khoái khẩu - kem trái cây.
Các nhân viên tại đây cho biết, vì không gian nuôi nhốt có phần nhỏ hẹp, đơn điệu, tách biệt với môi trường tự nhiên nên phải "làm giàu" để voi có nhiều thứ để chơi và tạm quên đi cảm giác tù túng. Chăm sóc động vật hoang dã nào cũng cần "làm giàu" nhưng riêng voi là loài khỏe mạnh, chỉ có lốp xe, xích và dây dù mới chịu được sức "công phá" của chúng.
Mong voi chóng khỏe để thả về rừng
Ngoài ra, Trung tâm còn thuê voi bảo mẫu của người dân là voi cái đã lớn tuổi để tiếp xúc với hai cá thể voi này. Qua đó, voi bảo mẫu sẽ "dạy" cho chúng các kỹ năng sinh tồn cơ bản. "Sau khi đưa voi bảo mẫu về, hai con voi đã bắt đầu có hành vi húc đổ cây để kiếm thức ăn. Giống như mẹ dạy con vậy, voi cũng chẳng khác gì người đâu", chị Hòa nói.
Hàng rào huấn huyện được cách điện và chia thành các ô nhỏ để đặt tay, chân cho nhân viên chăm sóc sức khỏe.
Chị Hòa vốn tốt nghiệp chuyên ngành thú y tại Đại học Tây Nguyên. Nhưng khi làm công việc chăm sóc voi hoang dã, mọi thứ hoàn toàn mới mẻ với chị. Sau hai năm làm việc tại Trung tâm, chị Hòa chia sẻ: "Các tổ chức hoạt động về động vật hoang dã hỗ trợ anh em mình rất nhiều về kiến thức, kỹ năng chăm sóc voi như khám chân, điều trị vết thương, cách "làm giàu"... Họ còn kết nối với tất cả các chuyên gia về voi trên thế giới để giúp đỡ Trung tâm".
Bữa chính của voi với thân chuối và cỏ già.
Ngoài việc chăm sóc Jun và Gold, các nhân viên của Trung tâm còn tổ chức thăm khám, chữa bệnh miễn phí cho các cá thể voi nhà trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 44 con voi trong tỉnh đều có hồ sơ bệnh án và tên gọi riêng để tiện việc theo dõi sức khỏe.
Kết thúc việc quét dọn, chị Hòa đóng hàng rào điện bao quanh khu vực nuôi nhốt để bảo vệ voi.
Thời gian được chăm sóc tại Trung tâm bảo tồn, vết thương ở bàn chân và vòi của voi Jun từng ngày được phục hồi. Trung tâm cũng từng thả Gold về rừng 3 lần nhưng không thành công. Nhiều năm nay, chăm sóc voi hoang dã là công việc gắn bó thường xuyên với các nhân viên tại đây. Hai cá thể voi đã trở thành mối quan tâm chung của tất cả mọi người nhưng chưa ai khẳng định được thời gian nào sẽ trả hai cá thể voi này về môi trường tự nhiên.
Theo danviet.vn
Đắk Lắk: Dân bất an vì đàn voi rừng vài chục con kéo đi phá rẫy Thời gian gần đây, người dân sống gần khu vực rừng thuộc hai huyện Buôn Đôn, Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) luôn trong cảnh lo lắng, đề phòng vì đàn voi rừng thường xuyên "ghé thăm", phá hoại hoa màu, chòi rẫy. Hơn hai tháng nay, anh Ma Văn Canh (huyện Buôn Đôn) luôn phải túc trực tại rẫy cả ngày lẫn đêm...