Đắk Lắk: Phê chuẩn bắt khẩn cấp kẻ giết người máu lạnh
Chỉ vì nghĩ bà Thuận hay nói xấu gia đình cùng với lời thách thức của nạn nhân, Đỗ Minh Thế, SN 1984, trú tại thôn 8 xã Krông Buk, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã đâm chết bà Thuận tại chỗ, rồi ném xác xuống giếng để phi tang.
Ngay sau đó, VKSND tỉnh Đắk Lắk đã phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Đỗ Minh Thế để điều tra, xử lý về hành vi giết người.
Theo thông tin điều tra ban đầu, khoảng 07 giờ ngày 02/10/2018, bà Đỗ Thị Thuận, SN 1944, trú cùng xã với Thế (làm nghề mua bán ve chai) đi xe đạp đến nhà của Đỗ Minh Thế. Thế cho rằng bà Thuận hay nói xấu gia đình mình nên nói “Bà đừng có mà tọc mạch chuyện của gia đình tôi”, thì bà Thuận nói lại “tao cứ nói đấy, mày làm được gì tao”.
Bực tức vì lời thách thức của bà Thuận nên Thế vào nhà lấy cây gậy gỗ, một đầu có gắn cây sắt nhọn, đâm một nhát vào lưng bà Thuận làm bà Thuận ngã xuống nền nhà, rồi liên tiếp đâm thêm nhiều nhát đến khi bà Thuận nằm im bất động, sau đó ném thi thể bà Thuận xuống giếng ở sau vườn nhà phi tang.
Đối tượng Đỗ Minh Thế
Khi thấy xác bà Thuận nổi lên mặt nước, lo sợ bị phát hiện nên Thế xuống giếng rồi dùng dao cắt áo, rạch bụng nạn nhân với mục đích nước tràn bên trong để thi thể chìm sâu xuống giếng. Quần chúng nhân dân đã phát hiện, bắt giữ Đỗ Minh Thế ngay trong ngày 02/10/2018 giao cho cơ quan công an.
Giếng nước nơi phát hiện thi thể bà Thuận
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy vùng ngực, lưng, bụng có khoảng 29 vết thương; bụng và giữa ngực có vết nham nhở da làm lộ phần nội tạng; các vùng quai mạch chủ tim, phổi, gan, ruột và dạ dày đều bị thủng, rách.
Hiện sự việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Video đang HOT
Hoàng Long – VKSND tỉnh Đắk Lắk
Theo kiemsat.vn
Vén màn bí mật vụ vận chuyển cây "quái thú" trên quốc lộ
Trước thông tin về 3 cây "quái thú" đang bị giữ lại tại Huế có nguồn gốc tại Đắk Lắk, PV Dân Việt đã vào cuộc tìm hiểu và phát hiện nhiều dấu hiệu rất bất thường...
Người có tên trong hồ sơ nói không biết gì
Nguồn tin của PV cho biết, trong ngày 4.4, đã có người nhận là chủ 3 cây "quái thú" đang bị giữ lại tại Huế. Người này cũng đã trình hồ sơ nguồn gốc 3 cây nói trên cho Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế.
Ông Y Wiên tại hiện trường đào bứng cây đa sộp.
Theo hồ sơ này, một trong số 3 cây trên được khai thác tại khu đất nông nghiệp của ông Phạm Đình Thướng (trú thôn 3, xã Ea Pil, huyện M'Đrắk, Đắk Lắk). Đây là cây đa sộp có đường kính gốc 1,8m, ngọn 65cm, dài 8m, khai thác vào ngày 12.3. Hồ sơ cũng thể hiện, ông Thướng tặng cây này cho một người tên Lương Anh Tuấn đưa về xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Theo ông Thướng, do thấy cây đa ảnh hưởng đến khu rẫy nên khi nghe một người bạn tên Kiên nói có người muốn mua ông đã đồng ý ngay. Tuy nói là bán nhưng ông chỉ lấy tiền công đào cây chứ không lấy tiền cây. Còn việc cây đa được khai thác vận chuyển đi đâu thì ông không rõ. Toàn bộ giấy tờ về việc khai thác là do người mua làm.
Làm việc với chúng tôi, ông Trần Văn Cảnh - Phó chủ tịch UBND xã Ea Pil xác nhận có việc ông Thướng làm đơn xin khai thác cây đa sộp, đơn do chính ông ký xác nhận. Sau khi nhận đơn, xã đã cử cán bộ địa chính cùng kiểm lâm địa bàn xuống hiện trường kiểm tra, xác nhận đúng cây đa nằm trên đất rẫy ông Thướng nên cho khai thác.
Cũng theo hồ sơ nói trên, 2 cây đa sộp còn lại được khai thác tại xã Ea Hồ (huyện Krông Năng), cụ thể được khai thác tại vườn rẫy của bà H'Yô Na Byă (trú thôn 4, xã Ea Hồ). Cả 2 cây đều có đường kính và chiều cao lần lượt là 1,4m và 12m, được bán cho ông Đinh Công Quân (trú huyện Thạch Thất, Hà Nội) để đưa về một ngôi chùa tại huyện này làm bóng mát.
Hiện trường khai thác cây "quái thú" trên đất của ông Y Wiên.
Trong đơn xin khai thác, vận chuyển (bản photocopy do người xưng chủ cây cung cấp) thì bà H'Phi La Niê (Phó chủ tịch UBND xã Ea Hồ) là người ký xác nhận vào ngày 22.3.
Tuy nhiên, bà H'Phi La Niê khẳng định không hề ký đơn nào có nội dung như trên. "Sáng 5.4, Kiểm lâm huyện và xã đã làm việc với bà H'Yô Na Byă. Bà này khẳng định không hề có chuyện bán cây, hồ sơ nói trên từ đâu mà có bà ấy không biết" - bà H'Phi La Niê nói.
2 cây "quái thú" được khai thác ở đâu?
Trong khi đó, lại có 2 cây "quái thú" ở huyện Krông Pắk và huyện Krông Năng (Đắk Lắk) bị đào gốc, vận chuyển đi đâu không rõ. PV Dân Việt đã đến tận hiện trường đào bới để xác minh.
Tại xã Tam Giang, huyện Krông Năng, ông Chủ tịch UBND xã Ngô Hữu Quý xác nhận có một cây "quái thú" được khai thác ở địa phương là cây đa sộp nằm trong rẫy của ông Nguyễn Ngọc Chung, trú thôn Giang Hòa. "Họ xin giấy khai thác vào ngày 5.3 và vận chuyển ra khỏi địa phương ngày 21.3" - ông Quý cho biết.
Hiện trường khai thác cây đa sộp trên rẫy của ông Chung.
Tại khu rẫy của ông Chung, chúng tôi ghi nhận có nhiều khúc gỗ, cành nhánh, rễ cây đa bị cắt, vứt bỏ lại trên rẫy. Chủ rẫy cho biết, cây đa sộp này có trên rẫy của ông hàng chục năm qua.
Cách đây khoảng 1 tháng có người đến hỏi mua và ông đã đồng ý bán, vì thấy cây này quá to lớn, ảnh hưởng đến các cây trồng trong rẫy.
"Tôi chỉ ký vào giấy còn tất cả các thủ tục khai thác họ tự lo. Để đào cây đa đi, họ đã huy động máy móc cùng nhiều người và đào bới suốt 4 ngày. Sau khi đào được cây họ cho tôi 10 triệu đồng" - ông Chung cho biết.
"Ban đầu họ nói mang về tặng cho chùa ở Củ Chi, sau thì lại nghe nói tặng chùa ở Hà Nội. Thực chất họ vận chuyển đi đâu tôi cũng không rõ" - ông Chung nói thêm.
Còn tại xã Krông Búk, huyện Krông Pắk, ông Mai Kim Huệ - Chủ tịch UBND xã, cũng xác nhận có một cây "quái thú" vừa được khai thác. Cụ thể ngày 2.3, ông Y Wiên Byă (trú Buôn Krai A, xã Krông Búk) có đơn xin khai thác cây đa sộp tại rẫy nhà mình. Đến ngày 15.3, UBND huyện chấp thuận đơn của ông Y Wiên.
Tại khu vực rẫy của ông Y Wiên, chúng tôi cũng ghi nhận có hiện trường đào bứng cây cổ thụ với nhiều phần cành, rễ của cây đa sộp đã được gom lại, khu rẫy có dấu vết đào bới trên một diện tích khá rộng.
Rễ, cành, ngọn... còn sót lại sau khi đào bứng cây đa sộp tại rẫy ông Chung.
Theo ông Y Wiên, cây đa sộp trong rẫy nhà ông khoảng 60 tuổi, cao khoảng 15 mét. Thời gian gần đây cây đa bị gió xô nghiêng nên khi có người hỏi mua ông đã đồng ý ngay. Tuy nhiên, theo ông Y Wiên, ông không bán cây đa mà cho không, người mua chỉ cho lại mấy trăm ngàn.
Theo xác nhận của Hạt kiểm lâm Krông Pắk, cây đa này có đường kính lên đến gần 2m, chiều cao dưới cành là 2,8m. Theo đơn ông Y Wiên, thì cây đa này được đưa về một ngôi chùa ở Hà Nội. Tuy nhiên, ông Y Wiên cho biết ông cũng "chỉ nghe nói vậy chứ thực chất không biết họ vận chuyển cây đi đâu".
Cảnh sát giao thông Đắk Lắk không phát hiện xe chở cây "quái thú"Trước thông tin cho rằng các cây "quái thú" có nguồn gốc từ tỉnh Đắk Lắk, được vận chuyển qua quốc lộ 26 xuống quốc lộ 1 rồi đi ra Bắc, trao đổi với PV Dân Việt, trung tá Nguyễn Quang Vịnh - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, qua kết quả rà soát toàn bộ nhật ký tuần tra, kiểm soát của các đơn vị báo về thì không phát hiện có xe nào chở cây cồng kềnh di chuyển trên các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh. Theo trung tá Vịnh, có thể các xe chở cây "quái thú" đã "canh" đường và lợi dụng thời điểm đêm tối để qua mặt lực lượng cảnh sát giao thông.Cũng theo trung tá Vịnh, thời gian qua, có khoảng 1/3 quân số của đơn vị được rút về để tập huấn do đó lực lượng tuần tra, kiểm soát bị "mỏng" nên không thể túc trực được 24/24 giờ trên các tuyến quốc lộ. Ngoài ra, trong các giờ cao điểm, các tổ tuần tra thường tập trung về các khu vực đông dân cư, khu vực "điểm đen" giao thông để phối hợp với Công an huyện đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn. Việc này khiến một số tuyến đường bị bỏ trống. Các xe chở cây "quái thú" có thể đã lợi dụng thời điểm này cũng như thời điểm giao ca để vận chuyển cây ra ngoài.
Theo Danviet
Vụ cây cổ thụ khủng bị tạm giữ: Người dân nói tặng cho nhà chùa! Theo chủ một trong ba cây "khủng" được cơ quan chức năng tạm giữ tại Thừa Thiên - Huế thì họ đã tặng không cây này cho một nhóm người phía Bắc về để trồng trong chùa. Ngày 4.4, ông Mai Kim Huệ, Chủ tịch UBND xã Krông Búk, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), xác nhận 1 trong 3 cây "khủng" đang bị...