Đăk Lăk: Phát triển sản xuất là cốt lõi để xây dựng nông thôn mới
Xác định lấy việc phát triển sản xuất làm yếu tố cốt lõi tạo động lực cho xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, tỉnh Đăk Lăk luôn chú trọng việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp song song với việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn hiện đại trong quá trình xây dựng NTM.
Để thực hiện việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong thời gian qua, Đăk Lăk đã xây dựng nhiều mô hình, đề án phát triển sản xuất có hiệu quả giúp người dân ổn định và nâng cao thu nhập, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Thu nhập cao, ổn định từ mô hình liên kết
Năm 2008, một số nông dân tại xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar đã liên kết với Công ty Cà phê Đăk Man thành lập Tổ liên kết thương mại Công Bằng Ea Kiết để cùng sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Thay vì sản xuất cà phê theo cách truyền thống, những thành viên trong tổ này bắt đầu một thói quen sản xuất mới, quy củ và nghiêm ngặt hơn. Tổ liên kết thương mại này sau đó phát triển thành hợp tác xã (HTX) với gần 100 xã viên, tổng diện tích liên kết cũng tăng lên gần 200ha.
Mô hình cà phê xen tiêu ở xã Dray Sáp, huyện Krông Ana cho nông dân lợi nhuận gấp rưỡi so với việc trồng thuần một loại cây. Ảnh: D.H
Với việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí về chất lượng, môi trường… sản phẩm cà phê nhân của HTX được cấp chứng nhận “Thương mại công bằng” (Fairtrade) của Tổ chức quốc tế về dán nhãn Thương mại công bằng (FLO). Nhờ đó, sản phẩm cà phê của các xã viên luôn được bán ra cao hơn so với thị trường từ 2,2 – 2,5 triệu đồng/tấn, mỗi hộ thành viên sản xuất từ 2-2,5ha cà phê sẽ cho thu nhập tăng thêm từ 15 – 20 triệu đồng/năm.
Chị Nguyễn Thị Hiếu, một xã viên của HTX nói với chúng tôi: “Từ khi liên kết sản xuất với doanh nghiệp (DN), cà phê của gia đình luôn được bán cao hơn thị trường. Nông dân tham gia mô hình liên kết được hướng dẫn, tập huấn việc sản xuất cà phê an toàn, tiết kiệm và chất lượng nhất. Nhờ thế mà những năm qua, gia đình tôi không còn lo tình trạng thất thường của giá cà phê”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại Đăk Lăk, những mô hình liên kết tương tự như trên đang phát triển mạnh, giúp nông dân dần thoát khỏi tình trạng bấp bênh do tình trạng thất thường về giá nông sản. Tại xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, HTX DV nông nghiệp Công Bằng Ea Kmát đang giúp hơn 240 hộ dân có thu nhập cao và ổn định bằng việc liên kết với DN tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các xã viên. Hàng năm, HTX ký hợp đồng với Công ty Cà phê Đăk Man tổ chức cho các hộ xã viên sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn FLO, 4C, UTZ. Cuối vụ, HTX tổ chức thu mua, sơ chế sản phẩm cho các hộ thành viên và xuất bán cho Công ty Cà phê Đăk Man với mức giá cao hơn giá thị trường cùng thời điểm khoảng 8.000 đồng/kg, mang lại giá trị gia tăng khoảng 30 triệu đồng/ha cà phê đối với tiêu chuẩn FLO. Không chỉ thế, nhờ việc tổ chức sản xuất khoa học, sản lượng cà phê của các xã viên cũng luôn ổn định ở mức cao.
Video đang HOT
Theo Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk, các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa nông dân và DN đang tháo “nút thắt” ở khâu sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, những năm qua, Đăk Lăk đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh các mô hình liên kết này.
Tiếp tục hỗ trợ người dân và DN nâng cao giá trị sản phẩm
Xác định việc phát triển sản xuất là yếu tố cốt lõi tạo động lực để xây dựng NTM, trong những năm qua, Đăk Lăk luôn chú trọng việc tái cơ cấu nông nghiệp trong quá trình xây dựng NTM.
Theo đánh giá của Văn phòng điều phối NTM tỉnh Đăk Lăk, một trong những địa phương thực hiện tốt việc này là huyện Krông Pắc. Huyện này đã hỗ trợ nhân dân sản xuất theo hướng hàng hóa, liên kết, liên doanh với các DN sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm như: Công ty TNHH MTV Cà phê 719 hợp đồng liên kết với nhân dân sản xuất, thu mua lúa giống; các công ty thu mua sầu riêng cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nhân dân chăm sóc sầu riêng và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Hiện toàn huyện đã triển khai được hàng chục mô hình phát triển sản xuất với hơn 100 mô hình trình diễn các giống lúa, ngô mới; tổ chức gần 300 lớp tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho nhân dân… Nhờ đó, thu nhập bình quân của người dân tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm.
Xác định việc tái cơ cấu sản xuất, trong đó ưu tiên cho tái cơ cấu nông nghiệp là vấn đề cốt lõi trong xây dựng NTM, UBND tỉnh đã chủ động bố trí vốn trực tiếp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở NNPTNT và Văn phòng điều phối NTM của tỉnh để triển khai hơn 120 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã giúp nâng cao thu nhập cho các hộ dân. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, các địa phương đã chủ động phối hợp với các DN thực hiện các mô hình cánh đồng lớn trên lúa nước, cà phê và một số cây trồng khác bước đầu mang lại hiệu quả.
Ông Vũ Văn Đông – Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Đăk Lăk cho biết: “Trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh, Sở NNPTNT, bên cạnh việc chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư cho sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với bảo vệ môi trường góp phần nâng cao thu nhập cho người dân thì vấn đề tổ chức lại sản xuất, liên kết nông dân, thành lập các tổ hợp tác, HTX, Liên hiệp HTX cũng đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Thể hiện rõ nét nhất là số lượng HTX nông nghiệp thành lập mới hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao, đã trở thành mắt xích, cầu nối quan trọng để kết nối DN với nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, hình thành nên các chuỗi giá trị hàng hóa, kết nối thị trường tiêu thụ, đặc biệt là sản phẩm chủ lực cà phê của tỉnh”.
Cũng theo ông Đông, để triển khai tốt việc xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, các địa phương phải nâng cao nhận thức về vai trò của việc phát triển sản xuất trong xây dựng NTM, tập trung chỉ đạo triển khai các mô hình sản xuất, sơ kết rút kinh nghiệm những chương trình đã triển khai, đồng thời dành nguồn lực hỗ trợ cho các đề án, mô hình phát triển sản xuất hiệu quả.
Trong thời gian đến, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM tỉnh; trong đó đặc biệt ưu tiên khuyến khích, phát triển các dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các DN trong và ngoài tỉnh có đủ điều kiện và nhu cầu liên kết, hợp tác trực tiếp với các HTX nông nghiệp để liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền phổ biến công tác hội nhập quốc tế, các chương trình lớn về khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại tạo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, qua đó, hỗ trợ DN và người dân trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo Danviet
Hơn 6.700 xã "cán đích" tiêu chí điện nông thôn
Theo Quyết định số 1600 (ngày 16.8.2016) của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020, 100% xã trong cả nước phải đạt tiêu chí số 4 về điện theo Chương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM)
Thay đổi diện mạo nhiều vùng nông thôn
Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 khóa X, cuối tuần qua tại Hà Nội, ông Cao Đức Phát - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế T.Ư đánh giá Bộ Công Thương đã khẳng định được vai trò to lớn trong việc thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW của Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ 7, khóa X (Nghị quyết T.Ư 7, khóa X), ban hành ngày 5.8.2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Hơn 6.700 xã đã đạt các tiêu chí về điện nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: V.H
Theo ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công Thương, sau 10 năm thực hiện, Nghị quyết T.Ư 7 khóa X đã khẳng định là đây một quyết sách đúng đắn, có tầm chiến lược và mang tính đột phá. Nghị quyết được triển khai đồng bộ, nghiêm túc, sâu rộng; đồng thời huy động cả hệ thống chính trị và người dân tham gia, mang lại luồng sinh khí mới cho phát triển tam nông trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, trong 10 năm thực hiện nghị quyết, EVN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ giao phó. Với vai trò chủ lực, nòng cốt, EVN đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đưa điện về vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng trong công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Theo Bộ Công Thương, tính đến tháng 6.2017, cả nước có 6.766 xã đạt tiêu chí số 4 (về điện nông thôn) trong xây dựng NTM, chiếm 75,75% số xã trên cả nước, tăng hơn 3.200 xã so với năm 2011. Trong đó, 11 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt tiêu chí số 4.
Mặc dù còn có khó khăn về tài chính, nhưng EVN và các đơn vị thành viên vẫn cố gắng đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, phát triển lưới điện nông thôn từ các nguồn khác nhau. Cùng với đó, các công ty điện lực cũng phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng NTM các địa phương xây dựng kế hoạch, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí vốn từ nguồn ngân sách địa phương... đầu tư phát triển lưới điện nông thôn.Những nỗ lực của EVN đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, hỗ trợ đắc lực cho công cuộc xây dựng NTM, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Còn nhiều khó khăn, thử thách
Mặc dù số xã đạt tiêu chí số 4 về điện nông thôn liên tục tăng, nhưng theo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của Bộ Công Thương, việc thực hiện tiêu chí số 4 ở nhiều địa phương vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, các điều kiện, tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn về điện trong xây dựng NTM còn cao so với thực tế. Hiện nay, nhiều xã còn tồn tại các điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp chưa thể khắc phục được.
Hầu hết các hộ nông dân chưa có điện trên cả nước đều tập trung ở vùng sâu, vùng xa, mật độ dân cư thưa thớt, chưa có đường giao thông, nên việc đầu tư xây dựng lưới điện gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn. Trong khi đó, nguồn ngân sách của các địa phương có hạn, chỉ có thể hỗ trợ đầu tư lưới điện trung thế nông thôn. Về lưới điện hạ thế, UBND cấp huyện và người dân được thụ hưởng phải tự nguyện góp vốn. Tuy nhiên, người dân ở những khu vực này còn nhiều khó khăn, chủ yếu làm nông nghiệp và lại là người dân tộc ít người, nguồn vốn huy động không được nhiều.
Về phía ngành điện, nguồn vốn đầu tư của EVN và các tổng công ty điện lực cũng rất hạn hẹp. Trong khi đó, những năm gần đây, mức tăng trưởng điện liên tục phát triển, EVN phải dành nguồn vốn lớn đầu tư, xây dựng, nâng cấp các nguồn điện, lưới điện, áp đứng nhu cầu ngày càng cao từ các phụ tải...
EVN và các đơn vị thành viên cũng đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền, xử lý dứt điểm các vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, đặc biệt là các điểm vi phạm đã kéo dài nhiều năm...
Theo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM của Bộ Công Thương, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân cũng như các cấp, các ngành, thấy rõ trách nhiệm và lợi ích của Chương trình xây dựng NTM. Đồng thời, biểu dương các tổ chức, cá nhân điển hình, những cách làm hay, mô hình tiên tiến trong việc thực hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn.
Theo Danviet
Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình: Nhiều tiêu chí không phải có tiền là làm được "Người dân đã đóng góp vào xây dựng nông thôn mới (NTM) là 8,1 nghìn tỷ đồng/33 nghìn tỷ đồng, nghĩa là tới số kinh phí, bên cạnh đó, người dân còn hiến hơn 10 nghìn ha đất, tuy nhiên ở Ninh Bình không có đơn thư khiếu kiện nào về việc huy động đóng góp quá sức dân trong xây dựng NTM",...