Đắk Lắk: Nông dân cay đắng nhìn đống gừng sắp thối, hỏng mà chẳng có người mua
Trái với năm trước, nông dân trồng gừng ở Đắk Lắk phấn khởi vì được giá, năm nay, nhiều người “khóc” vì không tìm ra người mua.
Trên khoảng vườn rộng hơn 3 ha, anh Phạm Xuân Bình (xã Ea Tar, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) đang trồng các loại cây ăn trái khác nhau.
Để tận dụng hết khoảng đất trống, anh Bình quyết định đầu tư hơn 12 tấn gừng giống để trồng. Tuy nhiên đến nay, gừng của nhà anh vẫn nằm trơ trọi dưới nắng, chỉ mong có thương lái tới mua.
Nông dân Tây Nguyên thu hoạch gừng để kịp bán trước Tết. Ảnh: NDCC
“Năm trước giá gừng cao, tôi thấy ai trồng gừng cũng phấn khởi nên đầu tư trồng, lúc đó tôi mua gừng giống với giá 30.000 đồng, nay giá bán chỉ 7.000 – 8.000 đồng/kg nhưng tìm không ra người mua”, anh Bình chia sẻ.
Hiện nay, với 12 tấn gừng giống, anh Bình ước tính thu hoạch được 100 tấn gừng, tuy nhiên với giá bán hiện nay sau khi trừ hết chi phí thuê công làm, bón phân, tưới nước,… thì chẳng còn lời.
Anh Bình ngậm ngùi: “Biết bán là không có lời nhưng cũng chỉ mong có người mua để lấy lại được một phần nào vốn thôi”.
Video đang HOT
Trong khi đó, anh Bình thấp thỏm vì không có thương lái đến mua gừng. Ảnh: P.H
Cũng tương tự như anh Bình, bà Nguyễn Thị Lương (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) đầu tư trồng gừng vì năm trước giá gừng cao.
Tuy nhiên đến nay, sau khi thu hoạch và bán gừng với giá 7.000 đồng/kg, bà lỗ gần 10 triệu đồng. “Khi mới trồng, thấy xanh rờn, lớn dần là tôi vui lắm cứ nghĩ sẽ bán được giá, không cao hơn năm trước thì cũng phải bằng chứ, ai ngờ giá gừng năm nay thấp thế này”, bà Lương nói.
Cũng theo bà Lương, tuy giá gừng thấp nhưng vì để có tiền chi tiêu Tết nên gia đình bà phải bán, hơn nữa gừng đã mọc ra khỏi mặt đất thì không thể để dành sang năm được mà bắt buộc phải đào lên, cất trong kho hoặc bán.
Bà Lương chia sẻ: “Cất kho thì không có chỗ để cất, mà để dưới đất thì củ cũng thối dần nên thôi bán giá rẻ được đồng nào hay đồng đó”.
Theo bà Nguyễn Thị Mến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Tar, năm nay người dân địa phương rút kinh nghiệm vì giá gừng bấp bênh nên chủ yếu chỉ trồng để ăn. Có 2-3 gia đình đầu tư trồng đang phải lao đao tìm đầu ra.
Tuy đa số nông dân đều trồng gừng xen canh, thế nhưng, việc cây trồng lâm vào cảnh “được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn luôn là nỗi ám ảnh của bất kỳ người nông dân nào khi đến mùa thu hoạch.
Hậu Giang: Ruộng trồng khổ qua, trái treo lủng lẳng đẹp như phim, cứ 1 công nông dân lời 10 triệu
Người dân trồng mía ở phường Hiệp Thành (TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) tận dụng khoảng đất trống ở mỗi đầu hàng mía trồng khổ qua góp phần tăng thêm thu nhập.
Cứ 1 công trồng khổ qua trong ruộng mía, nông dân lời 10 triệu đồng/vụ.
Khổ qua là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở ĐBSCL, có tiềm năng phát triển rất lớn, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Hiểu được vấn đề đó nhiều người dân trồng mía ở phường Hiệp Thành (TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) tận dụng khoảng đất trống ở mỗi đầu hàng mía trồng thêm khổ qua góp phần tăng thêm thu nhập.
Mô hình trồng khổ qua kết hợp trồng mía ở phường Hiệp Thành, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Khổ qua leo giàn ra mương nước.
Khổ qua có thời gian sinh trưởng ngắn, từ khi trồng đến thu hoạch mất khoảng 2 tháng.
Khổ qua có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thích hợp vào 2 thời điểm, từ tháng 3 - 6 và từ tháng 10 - tháng Chạp (âm lịch).
Khi dây khổ qua bắt đầu bò, người dân tiến hành làm giàn chồm ra mương nước.
Điển hình trong việc thực hiện mô hình trồng khổ qua trong ruộng mía kiểu kết hợp này là hộ ông Chung Văn Trắng.
Ông Trắng cho biết, việc trồng khổ qua kết hợp với mía có nhiều cái lợi là khi chăm sóc, tưới nước, bón phân cho mía thì cây khổ qua cũng được hưởng lợi. Mặt khác khi thu hoạch khổ qua rất nhẹ công do làm giàn cho khổ qua bò ra mương, góp phần tiết giảm chi phí.
Trung bình cứ mỗi đợt thu hoạch, 1 ha trồng khổ qua trong ruộng mía sẽ thu được từ 2 đến 03 tấn trái.
Với giá bán khổ qua được thương lái thu mua tại ruộng là từ 6.000 đến 8.000 đồng/kg; sau khi trừ chi phí, nông dân có thể thu về lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/công.
Cây khổ qua không phải là đối tượng cây trồng mới nhưng khi tận dụng để kết hợp phát triển cùng mía đã khẳng định tính hiệu quả kinh tế cao.
Người trồng mía ở TP Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) đã thật sự tìm được cây trồng kết hợp cải thiện đời sống chứ không trông chờ may rủi vào giá mía như trước đây.
Vì sao giá cà phê tăng mạnh, nông dân Tây Nguyên vẫn lỗ "sặc gạch" (Bài 4): Hạt cà phê è cổ cõng chi phí! Giá cà phê nhân Đắk Nông, giá cà phê Robusta tại các tỉnh Tây Nguyên đang ở mức cao, đạt mức giá 40.000-41.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nhiều nông dân trồng vẫn kêu lỗ nặng. Ông Hồ Gấm, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông lý giải nguyên nhân, trong đó có việc "mọi chi phí đổ hết lên đầu...