Đắk Lắk: Nhiều trường hợp tái phát sốt rét
Theo thống kê từ đầu năm đến nay, tỷ lệ tái phát, tái nhiễm sốt rét trên toàn tỉnh Đắk Lắk ngày càng gia tăng. Trong đó có những trường hợp tái mắc 3 – 4 lần.
Ảnh minh họa
Hiện, Đắk Lắk có 369 ca mắc sốt rét, 2 ca sốt rét ác tính. Trong đó, có tổng số 363 ca bệnh ký sinh trùng dương tính, tập trung chủ yếu là đối tượng nam, tuổi từ 15 – 45, thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới.
Đáng chú ý, cơ quan y tế đã ghi nhận nhiều trường hợp tái phát, tái nhiễm ngày càng gia tăng. Cụ thể: năm 2017 là 8,58%, năm 2018 là 11,58%; 6 tháng đầu năm 2019 là 15,99%. Đặc biệt, có 5 ca mắc đến 3 lần và 1 ca mắc đến 4 lần trong vòng 6 tháng.
Dự báo trong thời gian tới, các ca mắc sốt rét sẽ tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là ở các vùng sốt rét lưu hành. Bên cạnh sự vào cuộc của ngành y tế, cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương đẩy mạnh truyền thông cho người dân cần nâng cao ý thức tự giác thực hiện hành vi phòng chống bệnh sốt rét. Chú trọng các đối tượng thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới, giao lưu dân cư với các tỉnh lân cận, cần sử dụng màn, võng, kem xua muỗi, sử dụng màn tẩm hóa chất do ngành y tế cấp.
Cơ quan y tế cũng khuyến cáo bà con: Khi có các triệu chứng mắc bệnh sốt rét phải tới cơ sở y tế gần nhất để khám xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét và điều trị kịp thời.
Để phòng chống nhiễm bệnh, Sở Y tế Đắk Lắk cho biết: tại các huyện trọng điểm như EaKar và Krông Năng, cán bộ y tế sẽ tiến hành sử dụng thuốc chống kháng thuốc đối với ký sinh trùng đã kháng thuốc.
Video đang HOT
Theo VTV
Hơn 300 người ngộ độc gỏi hải sản: Bất ngờ những lý do gây ngộ độc hải sản và lưu ý khi ăn hải sản bạn đừng quên
Mới đây hơn 300 người ở Đắk Lắk đã bị ngộ độc tập thể vì món gỏi hải sản. Hải sản là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng nếu không muốn bị ngộ độc hải sản cần tránh những điều dưới đây.
Sang 1/8, Sở Y tế Đắk Lắk cho biêt đã có kết qua xác định được nguyên nhân gây ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm tại 2 tiệc cưới khiến 352 người phải nhập viện câp cưu la do 2 loại vi khuẩn có trong món gỏi hải sản gây ra.
Trước đó, cơ sơ kinh doanh tiêc cươi Gia Chánh Văn On va Gia Chánh Diệu Phú, đêu ơ huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk có nấu đám cươi tô chưc tai huyên Buôn Đôn va Krông Buk (Đăk Lăk) ngay 13/7. Sau khi ăn tiệc, hơn 300 ngươi phai nhâp viên vơi triêu chưng đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu ... Cơ quan chức năng đã lấy mẫu thực phẩm và mẫu bệnh phẩm. Kết quả xác định cho thấy, nguyên nhân gây ngô đôc la do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và Salmonella spp co trong gỏi hải sản.
Hơn 300 người tại Đắk Lắk nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiệc cưới. Ảnh Vietnamnet
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra vụ ngộ độc từ hải sản. Trên các phương tiện truyền thông, những ca tử vong do ngộ độc hải sản thường xuyên xuất hiện.
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên - Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), ngộ độc thực phẩm xuất phát từ hai nguy cơ. Trước tiên do độc tố có sẵn ở trong thực phẩm, ngộ độc thường xảy ra khi ăn các loại hải sản lạ. Thứ hai là các loại hải sản giàu đạm nguy cơ nhiễm vi khuẩn càng cao. Khi chế biến, bảo quản không đảm bảo thì thực phẩm dễ nhiễm vi khuẩn, ôi thiu hơn. Ăn phải ngộ độc dễ xảy ra chứ chưa nói đến việc sử dụng các món ăn từ hải sản tươi sống như gỏi.
Ở trong các loại hải sản đều tồn tại loại vi khuẩn vibrio para haemolyticus có khả năng gây bệnh tiêu chảy. Vi khuẩn này sẽ sinh sôi nhanh chóng trong hải sản vừa bắt lên và càng tăng lên nếu để lâu chưa chế biến.
Ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn hay tiêu chảy khi ăn hải sản sống còn dễ bị sán, trùng kí sinh trong hải sản nếu ăn sống hoặc không được nấu chín. Các món gỏi nguy nguy cơ tiềm ẩn cao hơn. Món gỏi hải sản đã qua chế biến vẫn còn đến 85% ấu trùng lá gan còn sống sót.
Đối với trẻ nhỏ, Ths.BS Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh Dưỡng quốc gia) cho rằng dù hải sản tốt cho trẻ nhưng khi ăn vẫn cần thận trọng. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn rất nhiều.
Bởi vậy cần tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại hải sản chế biến chưa kĩ như gỏi hải sản, hay cho trẻ thử những loại lạ. Với loại thông thường cũng cần tập cho trẻ ăn thử một ít quen dần. Các loại có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển... không được cho ăn. Các biện pháp chế biến thông thường, đun ở nhiệt độ cao các loại độc tố cũng không bị phá hủy.
Để tránh ngộ độc, gây hại tính mạng khi ăn hải sản mọi người cần tránh:
Ăn hải sản đã chết: Các loại hải sản đã chết thường chứa độc tố histamin. Hải sản chết càng lâu, lượng histamin sinh ra càng nhiều. Khi ăn vào dễ dị ứng, ngộ độc rất nguy hiểm.
Ăn đồ vitamin C sau khi dùng hải sản:
Sau khi ăn hải sản, ăn luôn các loại hoa quả dễ gây ra tình trạng phản ứng trong dạ dày khiến cơ thể không những không hấp thụ được protein mà còn có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa. Nhất là ăn những hải sản có vỏ giáp xác như tôm, cua, nghêu, ốc, sò,...chứa hàm lượng asen pentavenlent cao khi ăn với những hoa quả hoặc vitamin C cao có thể tạo thành chất độ gây ra ngộ độc cấp, thậm chí tử vong.
Chế biến lại:
Dù được bảo quản trong tủ lạnh, các món ăn từ hải sản vẫn không đảm bảo sẽ đủ an toàn để bạn có thể hâm nóng lại và dùng vào ngày hôm sau.
Bộ Y tế khuyến cáo trong trường hợp ngộ độc hải sản cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt bằng cách gây nôn. Sau khi đã nôn, người bệnh uống nước trà đường nóng, nước sắc lá sim, lá ổi... để bù nước, cầm đi lỏng, rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện để kiểm tra, kịp thời xử lý.
Thực hiện biện pháp ăn chín, uống sôi hay ngay món lẩu hải sản khi dùng cũng cần nhúng cho hải sản chín kỹ rồi hãy ăn là biện pháp an toàn tránh ngộ độc. Nếu ăn hải sản mới chín tái, nguy cơ mắc bệnh vẫn còn nguyên.
Đối với những hải sản lạ, chưa từng ăn phải rất thận trọng, vì trong đó có thể chứa chất độc nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được. Với món gỏi hải sản, khi chế biến cần sơ chế kĩ trước khi làm. Tốt nhất nên dành thời gian để diệt vi khuẩn qua nước đun sôi từ 5-6 phút để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Hà My
Theo giadinh.net.vn
Đắk Lắk: Cả tỉnh có 3 nơi lọc thận, chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu lọc máu nhân tạo của bệnh nhân "Nhiều người nghĩ thân quen với tôi muốn xin cho người nhà lọc thận, tôi cũng đành trả lời là phải đợi khi có ca chết thì mới thay thế được. Nghe có vẻ rất tàn nhẫn nhưng xin nói thực tế là như vậy...." - ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk nói. Cụ thể theo...