Đắk Lắk: Nguy hiểm rình rập học sinh trên các tuyến quốc lộ
Tại các ngôi trường dọc tuyến quốc lộ ở Đắk Lắk, sau mỗi giờ tan trường, cảnh học sinh vi phạm giao thông diễn ra phổ biến, gây nguy hiểm cho các em và người tham gia giao thông.
Trước cổng trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai trên đường Hồ Chí Minh (đoạn xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột), phụ huynh và học sinh không đội MBH vô tư di chuyển trên đường
4h30 ngày 13/9, trước cổng trường Tiểu học Kim Đồng nằm trên QL26 (đoạn qua TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), phụ huynh đến đón con đứng chật cổng trường, xe máy, ôtô đậu đỗ tràn kín làn đường dành cho xe máy. Sau tiếng trống tan trường, học sinh ùa ra quốc lộ như “ong vỡ tổ”. Không ít phụ huynh điều khiển xe máy đầu trần, vô tư chạy xe ngược chiều, nhiều học sinh không đội MBH khi ngồi sau xe bố mẹ chở, nhiều em băng qua đường cắt mặt dòng ôtô, trèo qua con lươn để qua phía bên kia đường…
Trưa 14/9, tại cổng trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nằm trên đường Hồ Chí Minh (đoạn xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột), sau tiếng trống tan trường, hàng loạt phụ huynh “đầu trần” băng cắt, tạt đầu các phương tiện khác vào cổng trường đón con. Có phụ huynh chở 3,4 học sinh trên xe nhưng tất cả đều không đội MBH. Ngoài ra, nhiều học sinh đi xe đạp, đi bộ đứng chật kín bên đường rồi ùa băng qua đường, cắt mặt các xe ô tô để về nhà.
Tài xế Nguyễn Văn Minh (ngụ TP Buôn Ma Thuột) thở dài: “Sợ nhất đi qua cổng trường giờ tan học, dù mình đã giảm tốc độ nhưng xe máy, xe đạp, người đi bộ cứ lao từ trong cổng trường ra đột ngột mà không hề xi nhan, báo trước, khiến mình phải đạp phanh dúi dụi. Một số học sinh sang đường còn đùa giỡn, đuổi nhau, đi ngược chiều, rất nguy hiểm”.
Ông Thái Văn Tài, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, đầu năm học mới, Sở đã ban hành công văn tăng cường đảm bảo ATGT trường học; yêu cầu Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố và các trường học thường xuyên tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh, học sinh chấp hành nghiêm Luật GTĐB. Sở đã phối hợp với Ban ATGT, Phòng CSGT tổ chức tuyên truyền ATGT cho 4.500 học sinh của 5 trường THPT; cấp phát 66.000 bản cam kết ATGT giữa nhà trường và phụ huynh; Sắp tới, sẽ cấp phát 833 cuốn sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn…
” Chúng tôi cần phụ huynh phối hợp giáo dục, đảm bảo ATGT cho con em. Đối với những trường ven quốc lộ, lượng phương tiện lưu thông cao, nguy cơ mất ATGT luôn rình rập các em, mong các lực lượng chức năng xử lý nghiêm vi phạm”, ông Tài đề xuất.
Bà Vũ Thị Thu Hà, Phó chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Để đảm bảo ATGT trong học đường, ngay từ đầu năm học, Ban ATGT đã có công văn chỉ đạo Ban ATGT các huyện, thành phố và Sở GD&ĐT chú trọng, tăng cường tuyên truyền, giáo dục ATGT cho các em, ký cam kết với phụ huynh. Ban ATGT tỉnh cũng yêu cầu Công an tỉnh, Sở GTVT tăng cường TTKS, xử lý nghiêm các vi phạm”.
Trung tá Nguyễn Quang Vịnh, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Phòng CSGT thường xuyên phối hợp với Sở GD&ĐT, Ban ATGT tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền ATGT tại các trường học, tăng cường TTKS, xử lý nghiêm vi phạm giao thông khu vực cổng trường. Thời gian tới, Phòng sẽ tăng cường tuyên truyền ATGT và xử lý vi phạm giao thông đến các trường dọc các tuyến quốc lộ”.
Video đang HOT
Ngọc Hùng
Theo baogiaothong
Vén màn bí mật vụ vận chuyển cây "quái thú" trên quốc lộ
Trước thông tin về 3 cây "quái thú" đang bị giữ lại tại Huế có nguồn gốc tại Đắk Lắk, PV Dân Việt đã vào cuộc tìm hiểu và phát hiện nhiều dấu hiệu rất bất thường...
Người có tên trong hồ sơ nói không biết gì
Nguồn tin của PV cho biết, trong ngày 4.4, đã có người nhận là chủ 3 cây "quái thú" đang bị giữ lại tại Huế. Người này cũng đã trình hồ sơ nguồn gốc 3 cây nói trên cho Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế.
Ông Y Wiên tại hiện trường đào bứng cây đa sộp.
Theo hồ sơ này, một trong số 3 cây trên được khai thác tại khu đất nông nghiệp của ông Phạm Đình Thướng (trú thôn 3, xã Ea Pil, huyện M'Đrắk, Đắk Lắk). Đây là cây đa sộp có đường kính gốc 1,8m, ngọn 65cm, dài 8m, khai thác vào ngày 12.3. Hồ sơ cũng thể hiện, ông Thướng tặng cây này cho một người tên Lương Anh Tuấn đưa về xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Theo ông Thướng, do thấy cây đa ảnh hưởng đến khu rẫy nên khi nghe một người bạn tên Kiên nói có người muốn mua ông đã đồng ý ngay. Tuy nói là bán nhưng ông chỉ lấy tiền công đào cây chứ không lấy tiền cây. Còn việc cây đa được khai thác vận chuyển đi đâu thì ông không rõ. Toàn bộ giấy tờ về việc khai thác là do người mua làm.
Làm việc với chúng tôi, ông Trần Văn Cảnh - Phó chủ tịch UBND xã Ea Pil xác nhận có việc ông Thướng làm đơn xin khai thác cây đa sộp, đơn do chính ông ký xác nhận. Sau khi nhận đơn, xã đã cử cán bộ địa chính cùng kiểm lâm địa bàn xuống hiện trường kiểm tra, xác nhận đúng cây đa nằm trên đất rẫy ông Thướng nên cho khai thác.
Cũng theo hồ sơ nói trên, 2 cây đa sộp còn lại được khai thác tại xã Ea Hồ (huyện Krông Năng), cụ thể được khai thác tại vườn rẫy của bà H'Yô Na Byă (trú thôn 4, xã Ea Hồ). Cả 2 cây đều có đường kính và chiều cao lần lượt là 1,4m và 12m, được bán cho ông Đinh Công Quân (trú huyện Thạch Thất, Hà Nội) để đưa về một ngôi chùa tại huyện này làm bóng mát.
Hiện trường khai thác cây "quái thú" trên đất của ông Y Wiên.
Trong đơn xin khai thác, vận chuyển (bản photocopy do người xưng chủ cây cung cấp) thì bà H'Phi La Niê (Phó chủ tịch UBND xã Ea Hồ) là người ký xác nhận vào ngày 22.3.
Tuy nhiên, bà H'Phi La Niê khẳng định không hề ký đơn nào có nội dung như trên. "Sáng 5.4, Kiểm lâm huyện và xã đã làm việc với bà H'Yô Na Byă. Bà này khẳng định không hề có chuyện bán cây, hồ sơ nói trên từ đâu mà có bà ấy không biết" - bà H'Phi La Niê nói.
2 cây "quái thú" được khai thác ở đâu?
Trong khi đó, lại có 2 cây "quái thú" ở huyện Krông Pắk và huyện Krông Năng (Đắk Lắk) bị đào gốc, vận chuyển đi đâu không rõ. PV Dân Việt đã đến tận hiện trường đào bới để xác minh.
Tại xã Tam Giang, huyện Krông Năng, ông Chủ tịch UBND xã Ngô Hữu Quý xác nhận có một cây "quái thú" được khai thác ở địa phương là cây đa sộp nằm trong rẫy của ông Nguyễn Ngọc Chung, trú thôn Giang Hòa. "Họ xin giấy khai thác vào ngày 5.3 và vận chuyển ra khỏi địa phương ngày 21.3" - ông Quý cho biết.
Hiện trường khai thác cây đa sộp trên rẫy của ông Chung.
Tại khu rẫy của ông Chung, chúng tôi ghi nhận có nhiều khúc gỗ, cành nhánh, rễ cây đa bị cắt, vứt bỏ lại trên rẫy. Chủ rẫy cho biết, cây đa sộp này có trên rẫy của ông hàng chục năm qua.
Cách đây khoảng 1 tháng có người đến hỏi mua và ông đã đồng ý bán, vì thấy cây này quá to lớn, ảnh hưởng đến các cây trồng trong rẫy.
"Tôi chỉ ký vào giấy còn tất cả các thủ tục khai thác họ tự lo. Để đào cây đa đi, họ đã huy động máy móc cùng nhiều người và đào bới suốt 4 ngày. Sau khi đào được cây họ cho tôi 10 triệu đồng" - ông Chung cho biết.
"Ban đầu họ nói mang về tặng cho chùa ở Củ Chi, sau thì lại nghe nói tặng chùa ở Hà Nội. Thực chất họ vận chuyển đi đâu tôi cũng không rõ" - ông Chung nói thêm.
Còn tại xã Krông Búk, huyện Krông Pắk, ông Mai Kim Huệ - Chủ tịch UBND xã, cũng xác nhận có một cây "quái thú" vừa được khai thác. Cụ thể ngày 2.3, ông Y Wiên Byă (trú Buôn Krai A, xã Krông Búk) có đơn xin khai thác cây đa sộp tại rẫy nhà mình. Đến ngày 15.3, UBND huyện chấp thuận đơn của ông Y Wiên.
Tại khu vực rẫy của ông Y Wiên, chúng tôi cũng ghi nhận có hiện trường đào bứng cây cổ thụ với nhiều phần cành, rễ của cây đa sộp đã được gom lại, khu rẫy có dấu vết đào bới trên một diện tích khá rộng.
Rễ, cành, ngọn... còn sót lại sau khi đào bứng cây đa sộp tại rẫy ông Chung.
Theo ông Y Wiên, cây đa sộp trong rẫy nhà ông khoảng 60 tuổi, cao khoảng 15 mét. Thời gian gần đây cây đa bị gió xô nghiêng nên khi có người hỏi mua ông đã đồng ý ngay. Tuy nhiên, theo ông Y Wiên, ông không bán cây đa mà cho không, người mua chỉ cho lại mấy trăm ngàn.
Theo xác nhận của Hạt kiểm lâm Krông Pắk, cây đa này có đường kính lên đến gần 2m, chiều cao dưới cành là 2,8m. Theo đơn ông Y Wiên, thì cây đa này được đưa về một ngôi chùa ở Hà Nội. Tuy nhiên, ông Y Wiên cho biết ông cũng "chỉ nghe nói vậy chứ thực chất không biết họ vận chuyển cây đi đâu".
Cảnh sát giao thông Đắk Lắk không phát hiện xe chở cây "quái thú"Trước thông tin cho rằng các cây "quái thú" có nguồn gốc từ tỉnh Đắk Lắk, được vận chuyển qua quốc lộ 26 xuống quốc lộ 1 rồi đi ra Bắc, trao đổi với PV Dân Việt, trung tá Nguyễn Quang Vịnh - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, qua kết quả rà soát toàn bộ nhật ký tuần tra, kiểm soát của các đơn vị báo về thì không phát hiện có xe nào chở cây cồng kềnh di chuyển trên các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh. Theo trung tá Vịnh, có thể các xe chở cây "quái thú" đã "canh" đường và lợi dụng thời điểm đêm tối để qua mặt lực lượng cảnh sát giao thông.Cũng theo trung tá Vịnh, thời gian qua, có khoảng 1/3 quân số của đơn vị được rút về để tập huấn do đó lực lượng tuần tra, kiểm soát bị "mỏng" nên không thể túc trực được 24/24 giờ trên các tuyến quốc lộ. Ngoài ra, trong các giờ cao điểm, các tổ tuần tra thường tập trung về các khu vực đông dân cư, khu vực "điểm đen" giao thông để phối hợp với Công an huyện đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn. Việc này khiến một số tuyến đường bị bỏ trống. Các xe chở cây "quái thú" có thể đã lợi dụng thời điểm này cũng như thời điểm giao ca để vận chuyển cây ra ngoài.
Theo Danviet
Vụ 500 giáo viên mất việc ở Đắk Lắk: Gửi tâm thư lên Thủ tướng Hàng trăm giáo viên hợp đồng dôi dư tại huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) đã cùng ký tên vào một bức tâm thư gửi Thủ tướng Chính phủ. Họ mong được Thủ tướng xem xét để có hướng xử lý nhân văn hơn. Ngày 20.9, hàng trăm giáo viên (GV) hợp đồng tại huyện Krông Pắk đã gửi bức tâm thư tới Thủ...