Đắk Lắk: Nghi phạm 18 tuổi hơn 20 lần đánh sập website của cơ quan, tổ chức
Y Huy Byă khai nhận từ năm lớp 7 lên mạng internet học cách tấn công các trang web. Y Huy Byă đã thực hiện hơn 20 lần đánh sập các website của cơ quan, doanh nghiệp, trường học.
Ngày 10.10, tin từ Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đắk Lắk, đơn vị đang củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật đối với Y Huy Byă (18 tuổi, trú H.Krông Ana, Đắk Lắk) về hành vi tấn công, đánh sập website của cơ quan, tổ chức.
Trước đó, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đắk Lắk nắm thông tin có một số website của cơ quan, trường học trên địa bàn tỉnh bị kẻ xấu tấn công, đánh sập.
Y Huy Byă (bìa phải) tại cơ quan công an. Ảnh CÔNG AN CUNG CẤP
Vào cuộc xác minh, điều tra, đơn vị nhanh chóng phát hiện nghi phạm gây ra các vụ việc trên là Y Huy Byă nên đã bắt giữ, xử lý.
Tại cơ quan công an, Y Huy Byă khai nhận nghỉ học từ năm lớp 9. Vì tò mò nên năm học lớp 7, Y Huy Byă lên mạng internet học cách tấn công các trang web. Y Huy Byă còn quay video mỗi lần đánh sập website để khoe trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Bước đầu, cơ quan công an làm rõ, từ tháng 9.2021 đến nay, Y Huy Byă đã hơn 20 lần đánh sập, làm gián đoạn hoạt động website của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, trường học trong và ngoài tỉnh.
Ngoài ra, Y Huy Byă còn bán cho nhiều người hỏi mua phần mềm và cách thức thực hiện tấn công đánh sập website để lấy tiền.
FlightRadar24 theo dõi chuyến bay chở bà Nancy Pelosi đến Đài Loan như thế nào?
Ngày 2.8, lượng người theo dõi đã lập kỷ lục mới trên FlightRadar24, một trong những trang web theo dõi chuyến bay lớn nhất thế giới, khi họ theo dõi chuyến bay kéo dài 7 giờ mang mã hiệu SPAR19 chở Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan.
Ian Petchenik, người đứng đầu bộ phận truyền thông của FlightRadar24, cho biết trang web đã nhận được "sự quan tâm lớn chưa từng có" đối với chuyến bay của bà Pelosi. Cao điểm có khoảng 708.000 người dõi chuyến bay SPAR19. Điều này khiến nhiều thời điểm website bị quá tải và sập trong tối 2.8. Tổng cộng, gần 3 triệu người dùng đã theo dõi chuyến bay của vị chủ tịch Hạ viện Pelosi, gấp 3 lần số người theo dõi CNN vào khung giờ vàng.
Các chuyến bay được hiện thị trên Flightradar24 - Ảnh: Internet
Ra đời năm 2006, FlightRadar24 là ứng dụng theo dõi chuyến bay theo thời gian thực. Thông tin về số hiệu chuyến bay, địa điểm cất và hạ cánh, thời gian, độ cao, tốc độ hay quãng đường của máy bay đều được cập nhật trực tiếp.
FlightRadar24 được phát hành miễn phí, người dùng có thể tải để theo dõi đa số chuyến bay phổ thông. Tính đến nay, ứng dụng thu hút hàng chục triệu lượt tải, từng có thời điểm ghi nhận 2 triệu người dùng trong ngày.
Trước đây, vào năm 2021, gần 550.000 theo dõi chuyến bay chở chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny trở về Moscow chịu án tù. Số người theo dõi máy bay Global Hawk của Không quân Mỹ bay vòng Ukraine trong xung đột ở Ukraine còn nhiều hơn. Ngoài ra, người dùng cũng từng quan sát chuyến bay sơ tán người Mỹ khỏi Afghanistan vào năm 2021.
Petchenik cho biết: "Người dùng sẽ cảm thấy mình đang tham gia vào một phần của tiến trình lịch sử. Ngoài ra, sự hấp dẫn còn đến từ việc theo dõi lộ trình bay và thảo luận với những người khác trên mạng xã hội".
Không chỉ các sự kiện tin tức toàn cầu mới là yếu tố thúc đẩy lưu lượng truy cập FlightRadar24 . Khi kỳ chuyển nhượng đến gần, nó cũng trở thành một công cụ cần thiết cho những người hâm mộ thể thao có thể theo dõi những ngôi sao đến và đi. "Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm nhiều nhất trong kỳ chuyển nhượng bóng đá châu Âu. Người hâm mộ sẽ tìm xem cầu thủ yêu thích của họ đang ở chuyến bay nào và họ sẽ theo dõi chuyến bay đó", Petchenik nói thêm
Khoảng 70% chuyến bay thương mại trên FlightRadar24 được theo dõi bởi hệ thống giám sát tự động độc lập (Automatic Dependent Surveillance-Broadcast - ADS-B). Mỗi máy bay dân dụng đều trang bị hộp ADS-B. Hộp này sẽ gửi thông tin GPS (vĩ độ, kinh độ, độ cao), tốc độ, model máy bay và số hiệu chuyến bay bằng sóng vô tuyến không mã hóa ở tần số 1.090 MHz.
Tín hiệu được truyền với tốc độ cao, khoảng 1 MB/s. Dưới mặt đất được trang bị các ăng-ten thu sóng và hộp RTL-SDR, kết nối với máy tính để xử lý tín hiệu thành dữ liệu có thể đọc được.
Bất kỳ ai cũng có thể thiết lập bộ thu ADS-B với bộ dụng cụ giá rẻ. Điều này cho đã biến FlightRadar24từ một đơn vị có vài bộ thu tín hiệu ở Thụy Điển trở thành mạng lưới khổng lồ với hơn 30.000 máy thu trên toàn thế giới. Các máy thu có phạm vi đến gần 1.000 km, dù tín hiệu có thể chịu ảnh hưởng do địa hình như đồi núi.
Hộp thu tín hiệu ADS-B của Flightradar24. Ảnh: Internet
Để giải quyết vấn đề này FlightRadar24đã tham chiếu nguồn từ các máy thu kết hợp với dữ liệu vệ tinh từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA). Dù vậy, các đơn vị theo dõi chuyến bay muốn dùng dữ liệu chính phủ phải tuân thủ quy định của FAA rằng chủ sở hữu máy bay có thể yêu cầu xóa thông tin chuyến bay khỏi các website công khai.
Do vậy, một vài trường hợp người dùng đã tìm đến website ADS-B Exchange, được thành lập vào năm 2016 bởi chuyên gia công nghệ thông tin Dan Streufert. Website này dựa vào dữ liệu từ 9.000 máy thu ADS-B do nhiều tình nguyện viên trên thế giới hỗ trợ, và không chịu những rào cản do không liên kết với FAA. Mạng lưới của Streufert do vậy cho phép người dùng theo dõi chuyến bay từ nhiều nhân vật quyền lực muốn được giữ bí mật.
Phương thức tiếp cận dữ liệu mở của ADS-B Exchange giúp nhiều người và các nhà báo biết được hoạt động từ những người nổi tiếng. Năm nay, một lập trình viên 19 tuổi tên Jack Sweeney đã công khai theo dõi lộ trình bay của Elon Musk trên Twitter. Vị tỷ phú người Mỹ sau đó đề nghị trả 5.000 USD để Sweeney xóa bài đăng nhưng đã bị từ chối.
Dữ liệu của ADS-B Exchange cũng đã gây xôn xao khi một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường sử dụng nó để ước tính lượng khí thải carbon được thải ra từ các chuyên cơ của các ngôi sao bao gồm Drake, Kylie Jenner, Travis Scott và Taylor Swift.
Ngoài phục vụ sở thích theo dõi chuyến bay, FlightRadar24 còn giúp phân tích những manh mối đầu tiên khi một máy bay bỗng dưng biến mất, nhiều khả năng do tai nạn.
Mỗi khi có sự cố liên quan đến máy bay, nhu cầu xem đường bay của người dùng lại tăng vọt. Theo FlightRadar24, sự cố của máy bay MH17, MH370 năm 2014 từng khiến ứng dụng này bị "nghẽn". Lượng truy cập lúc đó tăng hơn 50 lần.
Bị tấn công mạng nguy hiểm chưa từng có, Albania đóng hệ thống chính phủ điện tử Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Cơ quan Thông tin quốc gia Albania (AKSHI) cho biết tất cả các dịch vụ công trực tuyến và website của Chính phủ Albania đã phải đóng cửa vào ngày 17/7 sau khi hứng chịu một cuộc tấn công mạng có hệ thống từ bên ngoài. AKSHI cho biết đây là cuộc tấn công mạng với...