Đắk Lắk: Một người tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 2 khoảng 10 giờ đồng hồ, một phụ nữ 41 tuổi tạm trú ở TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tử vong chưa rõ nguyên nhân.
Ngày 30.11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk có báo cáo ban đầu về trường hợp trên địa bàn tử vong sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Theo đó, người tử vong là chị H.N.B.D (41 tuổi, thường trú H.Lắk; tạm trú P.Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột).
Ngày 3.11, chị H.N được tiêm mũi 1 vắc xin Vero Cell. Đến khoảng 15 giờ ngày 29.11, chị H.N đến tiêm vắc xin Vero Cell mũi 2 tại điểm tiêm Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, P.Tân Lập. Trước khi tiêm, chị H.N được khám sàng lọc và không ghi nhận các dấu hiệu bất thường.
Sau khi tiêm, chị H.N ở lại khoảng 30 phút mới trở về lán trại (địa điểm chị H.N tạm trú để làm phụ hồ) và được nhân viên y tế hướng dẫn tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại nhà trong vòng 24 giờ sau tiêm.
Khi trở về lán trại, chị H.N sinh hoạt bình thường. Đến khoảng 1 giờ ngày 30.11, người ở cùng lán trại phát hiện chị H.N có biểu hiện hôn mê, ngưng thở nên đưa đến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cấp cứu. Tuy nhiên, các bác sĩ xác định chị H.N đã tử vong từ trước.
Lực lượng tuyến đầu tại Đắk Lắk được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh HOÀNG BÌNH
Video đang HOT
Theo CDC Đắk Lắk, trong ngày 29.11, có 1.765 người đến tiêm vắc xin Vero Cell tại cùng điểm tiêm với chị H.N ở P.Tân Lập. Ngoài chị H.N, tất cả người đến tiêm đều không có phản ứng sau tiêm.
Cũng theo CDC Đắk Lắk, qua kiểm tra, vắc xin được bảo quản theo đúng quy trình, ở nhiệt độ phù hợp và có ghi chép, theo dõi hằng ngày.
Sau khi chị H.N tử vong, lực lượng công an cùng đơn vị pháp y đã tiến hành giám định tử thi nhưng không phát hiện dấu hiệu tác động ngoại lực. Do đó, CDC Đắk Lắk kết luận sơ bộ chị H.N “tử vong ngoại viện chưa rõ nguyên nhân sau tiêm vắc xin Vero Cell mũi 2 khoảng 10 giờ đồng hồ”.
Thủ tướng: 'Tăng cường y tế xã, phường để người dân tiếp cận sớm, giảm ca tăng nặng
Thủ tướng nhấn mạnh rằng tăng cường hệ thống y tế xã, phường là để người dân được tiếp cận sớm, tiếp cận nhanh nhất và còn giúp phân loại để có điều trị phù hợp, giúp giảm số ca tăng nặng.
Theo Thủ tướng, tăng cường y tế xã, phường giúp giảm số ca tăng nặng, tử vong. ẢNH: NHẬT BẮC
Kết luận cuộc họp đầu tiên trên cương vị Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chiều muộn 25.8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần tăng cường hệ thống y tế xã, phường để người dân được tiếp cận sớm, tiếp cận nhanh nhất và còn giúp phân loại để có điều trị phù hợp.
Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong 2 ngày qua, lực lượng y tế đã triển khai các lực lượng, kết hợp sử dụng nhiều phương thức để tiến hành xét nghiệm toàn TP.HCM để nhanh chóng sàng lọc F0, đưa ra các giải pháp cách ly, điều trị phù hợp.
Qua xét nghiệm, với tổng lượng mẫu đã lấy khoảng nửa triệu, tỷ lệ nhiễm dao động khoảng 3,6%, so với trước đây tỷ lệ này vào khoảng 4 - 5%, cá biệt có địa điểm lên tới 10%, như vậy tỷ lệ nhiễm đã giảm, đây là tín hiệu khả quan.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc triển khai dịch vụ y tế gần dân nhất, Bộ Y tế phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương khẩn trương triển khai đưa vào hoạt động 393 trạm y tế lưu động. Các trạm đều được trang bị các trang thiết bị khám chữa bệnh, bình ô xy và các loại thuốc điều trị cần thiết, hoạt động 24/7. Người dân TP.HCM cảm thấy an tâm khi được các cán bộ y tế đi vào từng khu vực phát thuốc, khám bệnh, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe...
Theo đánh giá ban đầu của Bộ Y tế, mô hình này có ý nghĩa quan trọng là quản lý được sức khỏe và giúp ngay cho người dân trên địa bàn khi có nhu cầu về chăm sóc y tế.
Bên cạnh đó, các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 theo phân tầng cũng được kiện toàn để bảo đảm phục vụ công tác điều trị. Với phương châm vừa triển khai, vừa kiểm tra, giám sát, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh kịp thời những điểm chưa hợp lý để bảo đảm hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch...
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tin rằng nếu chúng ta giữ chắc được như thế này, cùng với đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin thì tình hình dịch bệnh tại TP.HCM sẽ sớm được kiểm soát.
Tăng cường y tế xã, phường giúp giảm số ca tăng nặng, tử vong
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng một lần nữa nhắc lại tinh thần "phải tranh thủ thời gian vàng để ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát dịch bệnh khi giãn cách xã hội".
Ông yêu cầu đã thực hiện giãn cách là phải thực hiện nghiêm, phải thực hiện tốt việc đảm bảo an sinh xã hội theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, trước hết là không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc.
Thứ hai, phải đảm bảo cho mọi người dân đều được tiếp cận dịch vụ y tế ở mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh nhất. "Chúng ta tăng cường hệ thống y tế xã, phường để người dân được tiếp cận sớm, tiếp cận nhanh, tiến hành phân loại hợp lý để có phương án điều trị phù hợp. Điều này vừa góp phần giảm tải cho y tế tuyến trên, giảm số ca tăng nặng, tử vong. Đây chính là lấy "xã, phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ" trên mặt trận phòng chống dịch bệnh", Thủ tướng nói.
Thứ ba, Thủ tướng yêu cầu phải tổ chức triển khai công tác xét nghiệm thực sự khoa học, hợp lý; triển khai tiêm vắc xin nhanh chóng, hiệu quả; cộng với thuốc điều trị.
Thủ tướng cho biết, chiến lược ngoại giao vắc xin đang được tích cực triển khai và vừa qua, chúng ta đã ký được các hợp đồng lớn về vắc xin phòng Covid-19.
Bên cạnh việc tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương không quên thực hiện các nhiệm vụ khác như: bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, vừa chống dịch, vừa sản xuất nhưng phải bảo đảm an toàn, "an toàn mới sản xuất"...
Thủ tướng lưu ý các bộ ngành địa phương trong công tác phòng chống dịch Covid-19 phải chăm lo cho cả những người nước ngoài đang ở Việt Nam. Đồng thời phải thường xuyên đúc kết, sơ kết, điều chỉnh, bổ sung các biện pháp phòng chống dịch cho phù hợp với diễn biến tình hình. Kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập, phát huy những cái tốt, những gì đã làm được để bảo đảm chống dịch đạt hiệu quả cao nhất.
Nam bác sĩ tử vong trong căn phòng khóa trái cửa Chiều 25/8, lãnh đạo UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) xác nhận, có vụ một bác sĩ tử vong ở nhà trọ trên địa bàn xã này. Thông tin ban đầu, khoảng 15h ngày 24/8, chủ một nhà trọ ở xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) biết người thuê trọ là anh L.P.V. (30 tuổi, ngụ huyện...