Đăk Lăk: “Mặc áo hoa” cho nhiều con đường nông thôn mới
Ở Đăk Lăk, nhiều con đường nông thôn mới (NTM) đã được người dân “mặc áo hoa” thêm tươi đẹp, rực rỡ. Không chỉ tạo mỹ quan, từ khi có những con đường hoa, ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng được nâng cao.
Rực rỡ những miền quê
Năm 2014, sau khi những con đường được nâng cấp mở rộng, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ea Tul, huyện Cư M’Gar, đã có sáng kiến mang hoa về trồng ven đường. Ý tưởng ấy nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các chị em và người dân địa phương. Thế nên chỉ sau một thời gian ngắn, hầu hết những tuyến đường mới của xã đã được khoác lên mình những chiếc áo hoa rực rỡ.
Hàng chục tuyến đường tại huyện Cư M’Gar đã được trang trí bằng những khóm hoa rực rỡ. Ảnh: D.H
Bà H’Wôn Niê – Chủ tịch Hội LHPN xã EaTul cho biết: “Chỉ sau gần một năm triển khai, đường ở các buôn Sah A, Sah B, Tría… với chiều dài cả cây số đã được chị em trang trí bằng nhiều loại hoa như: Mười giờ vàng, hồng, cam, hoa sam, hoa hồng… khiến cho cả một vùng quê rực rỡ, tươi đẹp vô cùng. Chính vì vậy mà mô hình này nhanh chóng lan rộng ra khắp xã, không chỉ chị em phụ nữ, mà người dân cũng hào hứng trồng và chăm sóc những luống hoa ven đường khu vực mình sinh sống”.
Từ mô hình ở xã Ea Tul, các xã khác ở Cư M’Gar cũng học tập “may áo” mới cho những con đường NTM. Thống kê của Hội LHPN huyện Cư M’Gar, toàn huyện có hơn 50 con đường với tổng chiều dài hàng chục km đã được trải “thảm hoa” ven đường. Bà Hà Thị Hương – Chủ tịch Hội LHPN huyện Cư M’Gar cho biết, từ những mô hình trồng hoa ven đường NTM ban đầu, Hội đã phát động triển khai rộng rãi trên toàn địa phương. Hiện 100% Hội LHPN các xã đã đăng ký tham gia. Tuy nhiên do giống hoa khan hiếm nên chị em vừa trồng vừa nhân giống. Hy vọng tương lai không xa, toàn bộ các tuyến đường NTM sẽ được “mặc áo hoa”.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Video đang HOT
Ở xã Ea Tul, nếu ngày trước ở những vùng quê, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn rất hạn chế, thì nay nhờ có những con đường hoa mà môi trường, cảnh quan đã được cải tạo một cách rất đáng kể. “Từ khi có những con đường hoa, ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã nâng lên rõ rệt. Tình trạng xả rác bừa bãi đã ngày càng ít đi. Phụ nữ người dân tộc thiểu số trong các buôn thậm chí còn tổ chức quét dọn đường sá hàng ngày” – bà H’Wôn Niê – Chủ tịch Hội LHPN xã EaTul nói.
Thật vậy, về EaTul chúng tôi cảm nhận được một không gian trong lành sạch sẽ. Người dân ở đây cho biết, ngoài định kỳ hàng tháng dọn vệ sinh đường sá một lần, người dân ở ven đường cũng đã chủ động quét dọn đoạn đường đi ngang nhà mình. “Thấy đường sạch sẽ, đẹp đẽ, người ta muốn xả rác cũng thấy ngại. Thế nên tình trạng vứt rác bừa bãi ra đường đã gần như không còn nữa” – bà H’Zen Niê (buôn Sah A) nói.
Cùng với việc giữ gìn vệ sinh, hàng ngày người dân cũng tự chăm sóc, tưới tắm cho những khóm hoa ở trước nhà mình. Thế nên, mỗi buổi sáng trên những tuyến đường ở các xã như Ea Tul, Ea M’Nang, Cư Dliê Mnông, Cuôr Đăng, Quảng Tiến, Quảng Hiệp… các loại hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ. Nhiều người đã không thể cưỡng lại được sự quyến rũ của những tuyến đường này khi qua đây nên dừng lại chụp ảnh lưu niệm.
“Nhờ những khóm hoa mà những con đường sáng lên, rất đẹp, ai đến đây cũng đều khen, thậm chí đang đi nhiều người đã dừng lại chụp ảnh… Thấy những con đường đẹp như vậy, có muốn vứt rác ra đường tôi cũng ngại” – một người dân xã Ea M’Nang bày tỏ.
Theo Danviet
Mất nhà, đất... vì trót vay nặng lãi
Hàng trăm gia đình dính bẫy tín dụng đen, nhiều gia đình mất cả nhà cửa, đất đai... - đó là thực trạng nhức nhối đang xảy ra ở hầu khắp các địa phương ở Tây Nguyên. Mặc dù, cơ quan chức năng đã vào cuộc, xử lý nhiều đối tượng nhưng xem ra tình trạng cho vay nặng lãi vẫn đang "nở rộ".
"Alo là có tiền"
Bà H.N Niê (buôn Trấp, xã Ea H'đinh, huyện Cư M'gar, Đăk Lăk), kể: Tháng 6.2018, vợ chồng bà được một người tên Loan (ở buôn Kor Sier, phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) giới thiệu vay 100 triệu đồng của nhóm người lạ với lãi suất 10.000 đồng/triệu đồng vay/ngày.
Sau 20 ngày của tháng đầu tiên, bà phải trả 20 triệu đồng tiền lãi. Đến tháng thứ 2, do không có cách nào để xoay ra tiền nên bà chỉ trả được 8 triệu đồng lãi. Sang tháng thứ 3, số tiền nợ lãi lại tiếp tục sinh lãi khiến gia đình bà không còn khả năng để trả. Ngay sau đó, một nhóm niên đi ôtô đến bắt đi của bà một con lợn và thu giữ một xe máy hiệu AirBlade của con rể bà, đồng thời bắt ký vào một tờ giấy. "Vợ chồng tôi không biết chữ nên khi ký vào giấy cũng không biết mình ký gì"- bà H.N Niê nói.
Bà H.N Niê (phải) kể lại việc vay tiền với phóng viên. ảnh H.D.H
Gia đình bà H.B Knul (buôn Knul, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, Đăk Lăk) cũng là nạn nhân của tình trạng vay nặng lãi. Bà H.B cho biết: "Tháng 9.2018 tôi tình cờ nhặt được một tờ rơi "cho vay trả góp lãi suất thấp". Do gia đình đang cần gấp tiền mà không vay được ở đâu, nên tôi đã gọi vào số điện thoại trên tờ rơi. Khoảng 30 phút sau, có 2 nam thanh niên đến tận nhà tôi. Sau khi đưa cho họ chứng minh nhân dân và hộ khẩu, tôi đã vay được ngay 30 triệu đồng, trả góp trong vòng 50 ngày, mỗi ngày trả 750.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó, do số tiền trả góp hàng ngày quá lớn, nên gia đình không thể xoay sở được. Những hôm không có tiền để trả lãi là lập tức có một số đối tượng đến đe dọa, đòi đánh đập...".
Để kiểm chứng thực hư chuyện vay tiền "nhanh như chớp" chỉ sau một cuộc điện thoại, chúng tôi đã gọi vào số điện thoại trên tờ rơi có dòng chữ "Alo là có tiền" dán trên cột điện tại buôn Sút M'grư, xã Cư Suê, huyện Cư M'gar. Ngay lập tức một người đàn ông nhận điện thoại và đồng ý cho chúng tôi vay 30 triệu đồng. Người này cũng hướng dẫn chuẩn bị một số giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và hẹn sẽ có người mang tiền đến tận nơi trong vòng 3 giờ tới...
Càng nghèo càng dễ sập bẫy
Trưởng buôn Sút M'grư - ông Y Đức Êban cho hay, đã có không ít gia đình trong buôn "dính" vào những đối tượng
Tỉnh ủy Đăk Lăk đã có văn bản yêu cầu cấp ủy chính quyền các cấp, lực lượng chức năng tăng cường đấu tranh ngăn chặn những hệ lụy xấu từ vấn nạn tín dụng đen; xử lý nghiêm các đối tượng cho vay tín dụng đen, cưỡng chế, siết nợ, tăng cường tuyên truyền người dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa vay tiền ở các ngân hàng, tổ chức cho vay hợp pháp; không nghe, tin, vay tín dụng đen.
cho vay nặng lãi này. Họ đều là những người có hoàn cảnh rất khó khăn, trình độ nhận thức còn thấp, nên khi cần tiền gấp để đầu tư sản xuất hay lo cho con cái ăn học, người dân đã tìm đến các đối tượng này.
Còn ông Đặng Văn Hoan - Chủ tịch xã Cư Suê cho biết, nạn tín dụng đen đã len lỏi vào tận các thôn, buôn. Đã có nhiều gia đình trong xã vì không hiểu được rủi ro của việc vay này đã phải thế chấp nhà cửa, sổ đỏ, bị xã hội đen o ép, xiết nợ. Song do sợ bị trả thù mà người dân không dám trình báo với chính quyền và cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Hữu Nhất Chủ tịch UBND xã Ea H'đinh cũng cho hay, thời gian gần đây việc các băng nhóm xã hội đen đến các thôn, buôn cho vay tiền rồi sau đó siết nợ khiến người dân vô cùng lo lắng, gây mất an ninh trật tự ở địa phương, UBND xã Ea H'đinh đã báo cáo lên Công an huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk điều tra, làm rõ các vụ việc, nhóm đối tượng. Ngoài trường hợp của gia đình bà H.N Niê, UBND xã Ea H'đinh cũng vừa nhận được thông báo của công ty đòi nợ thuê có trụ sở ở TP.Buôn Ma Thuột sẽ đến đòi nợ đối với 5 hộ trong xã vay tiền lãi cao với tổng số tiền khoảng 1 tỷ đồng. Các gia đình này hầu hết đều là những hộ khó khăn của xã.
Đại tá Phạm Minh Thắng - Phó Giám đốc Công an tỉnh Đăk Lăk cho biết, các nhóm đối tượng quảng cáo cho vay tiền với lời mời gọi rất hấp dẫn như chỉ cần có chứng minh nhân dân hoăc sổ hô khẩu, sổ đỏ, lãisuất thấp chỉ từ 3.000-5.000 đồng/triệu đồng/ngày... Thực tế, người dân vay số tiền lớn nên chỉ sau một thời gian, tiền lãi tăng nhanh và được cộng dồn vào tiền gốc, khoản nợ cứ thế phình ra, nhiều hộ dân đã phải bán đất, nhà để trả nợ hoặc bị đối tượng cho vay "siết" nhà, đất, tài sản. Trước tình trạng này, Công an tỉnh Đăk Lăk đã chỉ đạo Công an các huyện, thị xã lập các chuyên án, tăng cường đấu tranh với hoạt động cho vay lãi nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, tín dụng đen trên địa bàn.
Thông tin từ Công an tỉnh Đăk Lăk, hiện toàn tỉnh có khoảng 20 nhóm với hàng trăm đối tượng có tiền án, tiền sự tham gia, hoat động tín dung đen. Các nhóm này không chỉ hoạt động ở thành phố mà len lỏi xuống tân các thôn, buôn vùng sâu, vùng xa. Phương thức hoạt động của các nhóm này là tạo vỏ bọc bên ngoài dưới dạng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cho thuê xe tự lái, công ty vệ sĩ, tư vấn tài chính. Hàng ngày, các đối tượng in hàng trăm tờ quảng cáo rồi chia nhau đi phát cho người dân hoặc dán trên các bức tường, cột điện. Người dân muốn tiếp cận vay vốn chỉ cần gọi đến số điện thoại có sẵn trên tờ rơi, kèm theo hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, hộ nào vay số tiền lớn hơn 50 triệu đồng thì chúng còn buộc phải cầm lại giấy tờ nhà, đất.
Qua điều tra, bước đầu các lực lượng thuộc Công an tỉnh Đăk Lăk đã phát hiện bắt giữ 1 nhóm 10 đối tượng hoạt động tín dụng đen. Chỉ trong 2 năm, đã có 269 hộ dân vay tiền của nhóm người này, trong đó có 40 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn, buôn. Kiểm tra nơi ở các đối tượng, Công an phát hiện nhiều thiết bị, máy móc, vật chứng cùng các giấy tờ liên quan việc cho vay năng lãi, xiết nợ cưỡng đoạt tài sản khi người dân không đủ khả năng trả với số tiền lên đến 2,6 tỷ đồng, lãi suất 30%/tháng. Công an tỉnh Đăk Lăk đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với 4/10 đối tượng.
Theo Danviet
Ngã trong lúc vượt xe tải, nam thanh niên bị cán chết Tông phải tảng đá trong lúc vượt xe tải chạy cùng chiều ở đường hẹp, nam thanh niên ngã xuống đường và bị xe tải cán chết tại chỗ. Một vụ tai nạn nghiêm trọng giữa xe máy và xe tải chở cát xảy ra khoảng 11h, ngày 17/2, trước số nhà 52 Trần Quý Cáp, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột,...