Đắk Lắk: Loài cá rô cờ quý hiếm cỡ nào mà ở đây thuần hoá và nuôi nhân giống?
Nhằm mục đích lưu giữ, bảo quản nguồn gen các loài cá quý hiếm tại địa phương, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thử nghiệm nuôi thuần hóa và sản xuất giống cá rô cờ” tại tỉnh Đăk Lăk từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2020.
Theo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Bộ NN PTNT) năm 2010, từ Dự án quản lý nghề cá lưu vực sông Mê Công đã xác định được 195 loài cá thuộc 98 giống, trong 32 họ, 12 bộ ở khu hệ cá trên sông Sêrêpốk.
Trong đó, có 34 loài cá được xác định là loài kinh tế, có sản lượng cao, chất lượng tốt, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay, những loài cá mang tính đặc sản cho vùng Tây Nguyên đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng như: cá trà sóc, cá mõm trâu, cá rô cờ, cá lăng đuôi đỏ…
Cá rô cờ -Loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao
Nhóm đề tài đã thu gom từ ngoài tự nhiên (sông Sêrêpốk, hồ thủy điện Sê San 4) khoảng 200 kg cá rô cờ, cỡ cá 0,3 kg/con. Sau khi thu gom, cá rô cờ được đưa vào thuần hóa và nuôi dưỡng trong ao tại xã Hòa Khánh – Buôn Ma Thuột và nuôi lồng tại huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắ)k.
Tuy nhiên, trong giai đoạn thuần hóa và nuôi dưỡng cá rô cờ bị hao hụt rất cao (khoảng 39%). Nguyên nhân thất thoát là do cá thu gom đánh bắt nên xây xước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đàn cá. Sau 7 tháng thuần hóa và nuôi dưỡng, nhóm thực hiện đề tài đã lựa chọn 132 cá thể cá rô cờ khỏe mạnh, không dị hình để xây dựng đàn cá rô cờ bố mẹ.
Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản nhân tạo có dùng kích thích LHRH-A Dom với tỷ lệ đẻ đạt 66,7%, sức sinh sản thực tế 1.740 trứng/kg cá.
Video đang HOT
Kiểm tra cá rô cờ bố mẹ tại xã Hòa Khánh,T.p Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Kết quả nghiên cứu đề tài đã khẳng định cá rô cờ sau khi thuần hóa áp dụng nuôi trong ao đất hoặc lồng bè; cá sử dụng tốt các loại thức ăn như: thức ăn công nghiệp, cá tạp, ngô nấu chín, rau và các loại quả.
Bên cạnh đó, cá rô cờ hoàn toàn nuôi vỗ để cho sinh sản bằng tự nhiên hoặc nhân tạo trong ao nuôi. Cá rô cờ có chất lượng thịt ngon, dinh dưỡng cao và còn là loài được người dân sử dụng nuôi làm cảnh.
Từ kết quả đề tài sẽ góp phần cho địa phương có thêm đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế thay thế cho các đối tượng truyền thống (trắm, trôi, mè, chép).
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. Mặc khác, đây sẽ là tiền đề hướng đến việc tạo ra một sản phẩm thủy sản đặc trưng vùng miền mang giá trị kinh tế cao theo chương trình mục tiêu quốc gia mỗi xã một sản phẩm – OCOP.
An Giang: Được Giáo sư nổi tiếng "xui" trồng cây ăn trái trên Núi Dài, nông dân khá giả hẳn
Những năm qua, nông dân các các xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì thuộc huyện Tri Tôn (An Giang) đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cây trồng, chuyển dần sang canh tác các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.
Nhờ vậy mà đời sống hội viên, nông dân ngày càng được cải thiện.
Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân (ND) huyện Tri Tôn (An Giang), Hội ND và chính quyền các xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc tập trung tuyên truyền, vận động bà con trồng cây ăn quả trên Núi Dài.
Đất núi lửa phù hợp trồng cây ăn trái
Trước kia, người dân ở đây thường lên núi làm rẫy trồng xoài thanh ca hiệu quả kinh tế mang lại không cao.
Ông Đào Văn Đua - hội viên, nông dân xã Lê Trì, một trong những nông dân định cư lâu năm ở khu vực núi Dài chia sẻ, khi ông mới bắt đầu lên đây định cư, kinh tế gia đình ông chủ yếu phụ thuộc vào việc trồng su su, xà lách xoong. May mắn ông được GS-TS Võ Tòng Xuân giới thiệu, hỗ trợ các loại cây giống để trồng thí điểm như sầu riêng, bơ, bưởi...
Nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) trao đổi với nhau về kinh nghiệm trồng cây ăn trái trên Núi Dài. ảnh Kim Son
Sau một thời gian thử nghiệm ông nhận thấy vùng đất này thích hợp các loại cây trồng trên nên quyết định cải tạo vườn, phát triển các loại cây ăn trái. Ông thông tin, nhiều nhà khoa học đến tham quan vườn của gia đình ông cho biết, đây là vùng đất bazan, đất núi lửa thích hợp trồng các loại cây: Bưởi, bơ, sầu riêng, xoài.
Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt nên việc canh tác cũng gặp nhiều khó khăn. Đó là vào mùa khô bắt đầu từ tháng 10 cho đến tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm thời tiết khắc nghiệt trong năm nên thường thiếu nước tưới, không đủ nước cung cấp cho cây trồng dẫn đến tình trạng rụng trái, làm giảm năng suất. Để khắc phục tình trạng này, người dân thường xây những hồ chứa để trữ nước mưa.
Nhưng lượng nước mưa tích trữ chỉ sử dụng được trong thời gian rất ngắn nên nông dân gặp rất nhiều khó khăn.Dù vậy, theo ông Đua, nhờ thổ nhưỡng thích hợp đã giúp cho việc canh tác các cây ăn trái ở Núi Dài huyện Tri Tôn cho năng suất và chất lượng không thua sản phẩm trái cây miệt vườn nổi tiếng như ở Tiền Giang, Bến Tre...
Ngoài ra, với đặc thù trồng trên đồi núi cao, hầu như không sử dụng phân, thuốc hóa học, trái cây Bảy Núi được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi phẩm chất thơm ngon mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nông dân liên kết sản xuất
Những năm gần đây, nhờ xây dựng tuyến đường chạy dài từ chân núi đến đỉnh núi với chiều dài khoảng 3km đã giúp đời sống người dân các xã vùng Núi Dài có nhiều thay đổi rõ rệt.
Hiện nay, gia đình ông Đua canh tác khoảng 7 công đất vườn, trồng các loại cây ăn trái như: Bơ, sầu riêng (Ri 6, Monthong), bưởi da xanh, xoài... Bình quân mỗi năm, gia đình ông Đua thu nhập từ vườn cây ăn trái đem về cho gia đình ông từ 70 - 100 triệu đồng, góp phần ổn định cuộc sống.
Giờ đây, bà con có thể chạy xe máy lên thăm vườn trồng cây ăn trái, vận chuyển nông sản tập kết xuống bến để thương lái đến thu mua. Trước đây, sau mỗi lần thu hoạch trái cây, người dân phải gánh trái xuống chân núi để bán. Đoạn đường khá xa và vất vả nên phải mất hàng giờ, bà con mới đưa trái cây đến được điểm tập kết.
Từ khi con đường được mở, xe máy có thể dễ dàng lên núi, đến từng khu vườn của các hộ gia đình để giao dịch vật tư, phân bón hoặc thu mua trái cây. Việc vận chuyển nông sản được dễ dàng, tiện lợi hơn đã khuyến khích bà con nông dân các xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì phát triển nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao hơn.
Tuy là con đường nhỏ hẹp, tráng ximăng nhưng lại là mơ ước của nhiều người. Ông Đua cho biết, phải mất khoảng 3 năm để hoàn thành xong con đường này với tổng chi phí khoảng 1 tỷ đồng (chưa tính ngày công lao động). Hiện nay, ông Đua đang tích cực vận động mở rộng thêm tuyến đường này lên 2m (chiều rộng) để người dân đi lại được an toàn hơn. Đồng thời, giúp việc vận chuyển nông sản, hàng hóa của người dân được dễ dàng, thuận tiện hơn.
Ông Nguyễn Văn Hữu Phước - Phó Chủ tịch Hội ND xã Lê Trì, huyện Tri Tôn (An Giang) cho biết: "Thời gian qua, địa phương đã tích cực vận động, hỗ trợ bà con trong việc chuyển đổi cây trồng. Sắp tới, Hội ND xã Lê Trì sẽ vận động bà con nông dân canh tác trên khu vực núi Dài thành lập các Tổ liên kết trồng cây ăn trái. Việc ra đời Tổ liên kết để nông dân có điều kiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. Từ đó hướng tới xây dựng thương hiệu cho nông sản núi Dài có chỗ đứng trên thị trường".
Đắk Lắk: Cây đàn hương Ấn Độ quý hiếm như thế sao chuyên gia lại cảnh báo đừng để "vỡ mộng"? Thời gian gần đây ở huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) đã xuất hiện giống cây trồng mới, đó là cây đàn hương. Đây là loại cây bán ký sinh được du nhập từ Ấn Độ, đang được trồng xen trong các vườn cà phê, cam, quýt của nhiều hộ nông dân ở xã Ea Nuôl. Ông Nguyễn Quang Tòa (thôn Hòa An,...