Đắk Lắk kêu gọi doanh nghiệp cấp đông sầu riêng trữ qua dịch
Do không xuất đi Trung Quốc được (như các năm trước), tiêu thụ nội địa lại gặp khó khăn do dịch COVID-19, Đắk Lắk kêu gọi các doanh nghiệp cấp đông sầu riêng trữ qua dịch.
Dòng sầu riêng Ri6 đã được thu hoạch, tiêu thụ tương đối tại huyện Krông Pắk – Ảnh: TRUNG TÂN
Mùa sầu riêng vào chính vụ như các năm trước, ‘thủ phủ’ sầu riêng tại Đắk Lắk là huyện Krông Pắk luôn nhộn nhịp người thu hái với hàng loạt xe container nối đuôi nhau. Thế nhưng, năm nay đến giờ thương lái, tài xế chỉ mới xuất hiện rải rác…
Ông Lê Văn Lục – trú xã Ea Phê, Krông Pắk (Đắk Lắk) – cho biết đang rất lo đầu ra, vì sầu riêng trong vườn đã già, vài tuần nữa không thu hái kịp sẽ rụng hết.
“Do dịch COVID-19, thương lái và thợ cắt sầu riêng từ miền Tây chưa thấy lên. Sầu riêng của chúng tôi chủ yếu xuất đi Trung Quốc mới được giá, còn bán tiêu thụ nhỏ lẻ thì nhà vườn không kham nổi”, ông nói.
Nói chuyện tiêu thụ, ông Trần Văn Thịnh, thương lái từ tỉnh Tiền Giang lên, cho biết do dịch bệnh đang căng thẳng, đi lại khó khăn, chi phí bốc dỡ, vận chuyển tăng nên các doanh nghiệp cũng đang tìm cách xoay xở.
“Sầu riêng giống Dona Thái ở Tây Nguyên chủ yếu xuất theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc mà giờ đi lại trong nước còn khó, huống hồ thông quan”, ông Thịnh giãi bày.
Việc hái, phân loại sầu riêng phụ thuộc rất lớn vào các thợ, thương lái lành nghề từ miền Tây lên – Ành: TRUNG TÂN
Trao đổi về vấn đề này, bà Ngô Thị Minh Trinh, phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, cho biết năm nay, để tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sầu riêng thuận lợi, ngoài tổ công tác đặc biệt thực hiện test nhanh, hỗ trợ y tế tại chỗ, huyện còn cho tiêm vắc xin toàn bộ thương lái, tài xế, thợ cắt sầu riêng. Thế nhưng lượng thương lái, tài xế và thợ cắt sầu riêng hiện đến còn ít.
Theo bà Trinh, do việc xuất khẩu khó khăn, địa phương sẽ hỗ trợ các thương lái tách múi, cấp đông để chờ lúc thuận lợi sẽ đưa đi tiêu thụ.
“Tuy nhiên, hệ thống cấp đông hiện nay chỉ phục vụ được 30% sản lượng nên địa phương đang phối hợp với doanh nghiệp mở rộng các kho đông lạnh. Ngoài ra, chúng tôi đang khẩn trương chuẩn bị bãi thải vỏ sầu riêng để các doanh nghiệp tách múi cấp đông”, bà Trinh cho biết thêm.
Video đang HOT
Nói về vấn đề này, ông Vũ Đức Côn – phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk – cho biết Đắk Lắk có diện tích sầu riêng lớn nhất Tây Nguyên với hơn 12.000ha, diện tích đang cho thu hoạch khoảng 5.300ha với sản lượng khoảng 103.000 tấn. So với cùng kỳ năm 2020, giá sầu riêng có giảm hơn từ 5-10%.
Sản lượng sầu riêng tại tỉnh xuất khẩu đi Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch chiếm đến 70% nên trong điều kiện dịch bệnh này, tỉnh đang cùng doanh nghiệp xây dựng thêm các kho cấp đông là giải pháp nhằm tích trữ sầu riêng, chờ dịch bệnh giảm sẽ đưa đi tiêu thụ.
Về lâu dài, theo phó chủ tịch huyện Krông Pắk Ngô Thị Minh Trinh, không thể phụ thuộc mãi vào ‘con đường tiểu ngạch’ sang Trung Quốc. “Cần phải xây dựng thương hiệu sầu riêng để mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu chính ngạch ở các thị trường khác. Chúng tôi cũng sẽ xây dựng chuỗi sản phẩm, chú trọng chất lượng để tạo đầu ra đa dạng cho sầu riêng”, bà Trinh nói.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh việc tách múi cấp đông sầu riêng và chuyển đổi làm các mặt hàng liên quan (kem, kẹo) để dễ tiêu thụ – Ảnh: THẾ THẾ
Sầu riêng Khánh Sơn vẫn có lãi
Vụ sầu riêng năm nay, các nhà vườn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết đều được mùa, dù giá sầu riêng giảm vẫn có lãi.
“Nhà tôi có 8ha trồng sầu riêng, do dịch COVID-19 nên giá hiện tại chỉ còn từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, giảm trên 10% so với năm trước. Năm trước tôi thu hoạch 50 tấn, lãi trên 1,5 tỉ đồng. Năm nay, thu hoạch đạt 60 tấn, lãi khoảng 900 triệu đồng” – ông Trần Văn Quốc (ở Khánh Sơn) cho hay.
Theo ông Nguyễn Văn Nhuận, chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, huyện đã chủ động kiến nghị nhiều giải pháp gỡ khó cho nhà vườn, như: test nhanh các thương lái và nhân công thu hoạch, cấp nhận diện luồng xanh cho xe vận chuyển nông sản, đưa sầu riêng vào tiêu thụ tại các siêu thị trên toàn quốc…
Nhờ đó, đến nay trên 60% sản lượng của bà con nông dân được tiêu thụ. Sầu riêng được vận chuyển đến điểm tập kết, sau đó các xe tải vận chuyển đến các nơi tiêu thụ và thời gian lưu lại trên địa bàn không quá 24 giờ.
Sầu riêng hóa "sầu chung", loạt vựa trái cây mất cả trăm triệu một đêm
Bước vào chính vụ sầu riêng nhưng hàng trăm tấn quả không thể xuất đi được vì ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Chỉ trong một đêm, có vựa sầu riêng thiệt hại cả trăm triệu đồng.
Sầu riêng mất giá hơn một nửa
Đầu tháng 8, chị Nguyễn Thị An (xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) bán 60 kg sầu riêng hạt nhưng chỉ được 500.000 đồng. Nếu so với cùng thời điểm năm ngoái, số sầu riêng này có thể giúp chị An thu về hơn 1,2 triệu đồng.
Chị An cho hay, gia đình chị có mấy chục cây sầu riêng giống cũ trồng xen trong rẫy cà phê. Các năm trước, chị thường bán sầu riêng với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg. Nhưng năm nay, giá sầu riêng giảm hơn một nửa, chỉ còn dưới 10.000 đồng/kg.
Không chỉ riêng chị An, gần 200 ha sầu riêng của người dân xã Đức Mạnh cũng chung tình cảnh mất giá. Địa phương này đang vào chính vụ sầu riêng nhưng giá của nông sản đang giảm sâu do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Do dịch bệnh nên các vựa trái cây chỉ dám mua cầm chừng.
Các thị trường lớn như TPHCM, Hà Nội và một số tỉnh thành phía Nam đang thực hiện giãn cách để phòng chống dịch. Việc vận chuyển, tiêu thụ sầu riêng tại các thị trường này gặp rất nhiều khó khăn.
Theo các nhà vườn trồng sầu riêng tại Đắk Nông, hiện nay sầu riêng hạt có giá 8.000 - 10.000 đồng/kg, giảm 2/3 so với thời điểm năm ngoái và giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với thời điểm đầu vụ.
Sầu riêng Ri6 và Mongthong Thái Lan (sầu riêng Thái) cũng giảm giá mạnh. Hiện sầu riêng Ri6 có giá 20.000 - 25.000 đồng/kg, giảm hơn 20.000 đồng/kg; sầu riêng Thái có giá hơn 30.000 đồng/kg, giảm khoảng 15.000 đồng/kg.
Sầu riêng đẹp, chất lượng cao nhưng chị Tiên chỉ bán được giá khoảng 25.000 đồng/kg (giảm một nửa so với năm ngoái).
Chị Nguyễn Thị Mỹ Tiên (xã Đắk Ru, huyện Đắk Rlấp, Đắk Nông) chia sẻ, gia đình chị có 60 cây sầu riêng Ri6, Thái. Năm nay, gia đình chị thu hoạch được 5 tấn nhưng sầu riêng Ri6 chỉ bán được 25.000 đồng/kg, còn giá sầu riêng Thái là 30.000 đồng/kg.
"Năm nay, tiền bán cả vườn sầu riêng không bằng năm ngoái thu bói, mặc dù số tiền bỏ ra chăm sóc cao gấp đôi. Giá sầu riêng năm nay thấp quá, nhưng nếu không thu hoạch thì trái rụng đại trà. Nếu để chín quá thì người ta không mua nên đành chấp nhận bán mất giá", chị Tiên nói.
Sầu riêng chín thối, mất trắng cả trăm triệu
Theo một số chủ vựa thu mua trái cây, thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến sầu riêng rớt giá.
Hiện nay, sầu riêng vẫn tiêu thụ được nhưng số lượng không nhiều, giá cước vận chuyển bị đẩy lên rất cao buộc đại lý phải giảm giá thu mua để tránh lỗ.
Sầu riêng hỏng do chín và không có nơi tiêu thụ.
Bà Đinh Thị Phương, chủ vựa thu mua sầu riêng ở huyện Đắk Rlấp hiện đang tồn cả trăm tấn sầu riêng do các nhà vườn cắt mang đến. Toàn bộ số sầu riêng này đã được đặt mua từ trước đó nửa năm nên đến khi thu hoạch, chủ vườn sẽ vận chuyển đến cho đại lý.
Theo bà Phương, năm ngoái vựa của bà cung cấp hơn 500 tấn sầu riêng ra thị trường. Năm nay, số sầu riêng bán ra chỉ mới hơn 100 tấn dù đã vào chính vụ.
"Sầu riêng Tây Nguyên chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh phía Nam, nhưng thị trường này đang bị ảnh hưởng do dịch. Mỗi ngày chật vật lắm mới tiêu thụ được vài ba tấn sầu riêng, một phần bảo quản kho lạnh, phần còn lại phải chấp nhận đổ bỏ", bà Phương chỉ tay về phía đống sầu riêng đã mốc đen.
Theo nữ chủ vựa này, từ đầu mùa tới tháng 8, vựa của bà đã phải đổ bỏ gần 20 tấn sầu riêng do chín thối. Với giá thu mua vào như hiện nay, mỗi ngày gia đình mất cả gần trăm triệu đồng vì sầu riêng hư hỏng, không kịp tiêu thụ.
Tương tự, ông Nguyễn Minh Quang, một thương lái chuyên thu mua sầu riêng tại TP Gia Nghĩa cũng điêu đứng vì sầu riêng của các nhà vườn đã đến kỳ thu hoạch nhưng chưa thể tiêu thụ.
"Tôi bỏ gần một tỷ để đặt cọc cho các nhà vườn. Bây giờ sầu riêng đã già rồi, không thu hoạch thì không được, nhưng thu về thì không bán được thì lại hỏng hết. Mỗi ngày, cả đổ sỉ, cả bán lẻ chỉ được vài ba tấn. Nếu cứ tình trạng này thì mỗi ngày lỗ cả vài chục triệu đồng", ông Quang nói.
Một số vựa trái cây vớt vát bằng cách bỏ cơm... lấy hột bán.
Được biết, trước tình hình trên, Sở Công Thương Đắk Nông đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại triển khai thực hiện các hoạt động kết nối hỗ trợ, tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông sẽ cùng các địa phương sẽ rà soát, thống kê các sản phẩm nông sản để tổng hợp đề nghị Bộ Công thương cũng như các tỉnh bạn hỗ trợ tiêu thụ.
Theo thống kê, 2 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk hiện có trên 15.000 nghìn ha sầu riêng các loại, với sản lượng ước tính hơn 127.000 tấn. 2 địa phương này đang gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sầu riêng.
45 tấn sầu riêng đang đi đường biển sang Úc đã được... bán sạch 45 tấn sầu riêng Ri6 nhãn hiệu Ưu Đàm dù đang "lênh đênh" trên biển đã "cháy hàng" vì các cửa hàng ở Úc đặt mua hết. Giá sàn thấp nhất lên đến 18,99 AUD/1kg đối với sầu riêng đông lạnh nguyên quả, 20-25 AUD/kg đối với loại bóc sẵn múi. Sầu riêng Ri6 theo quy cách đóng gói của Công ty Ưu...