Đắk Lắk ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì sốt xuất huyết
Ngày 16/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong vì bệnh sốt xuất huyết.
Đây là trường hợp đầu tiên tử vong vì sốt xuất huyết tính từ đầu năm tới nay.
Đoàn viên, thanh niên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk dọn dẹp vệ sinh môi trường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. (Ảnh: BẢO TRỌNG)
Bệnh nhân là H.H.K. sinh năm 2013, trú tại phường Thành Công, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Theo người nhà bệnh nhân, ngày 10/8, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt cao liên tục, mệt nhiều và được người nhà cho uống thuốc hạ sốt nhưng bệnh không đỡ nên được đưa vào Bệnh viện Nhi Đức Tâm điều trị.
Ngày 14/8, bệnh nhân diễn biến nặng nên được chuyển đến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên điều trị với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue ngày thứ tư, rối loạn đông máu, viêm họng, rối loạn tiêu hóa, dư cân. Tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, bệnh nhân được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng cuối ngày thứ 4 có sốc, thừa cân.
Video đang HOT
Bệnh diễn biến nặng và bệnh nhân tử vong lúc 13 giờ 30 phút ngày 15/8 với chẩn đoán tử vong: Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng cuối ngày thứ 5 tái sốc lần 1 có suy đa tạng nặng, thừa cân.
Ngay sau khi ghi nhận trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột triển khai các biện pháp điều tra, xử lý vệ sinh môi trường, điều tra véc-tơ truyền bệnh. Kết quả điều tra véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết ghi nhận sự hiện diện của muỗi Aedes Aegypti.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cùng với Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột và Trạm Y tế phường Thành Công đã tiến hành phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành tại khu vực ghi nhận ca bệnh. Đồng thời, truyền thông cho người dân các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 1.453 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có một trường hợp tử vong.
Sốt xuất huyết ở Đắk Lắk tăng nhanh, nhiều trường hợp chuyển nặng
Số ca bệnh Sốt xuất huyết (SXH) ở tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh trong tháng 7 và những ngày đầu tháng 8, nâng tổng số ca mắc lên 1.325 trường hợp, trong đó có nhiều ca bệnh nặng.
Trong khi đó, công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại Đắk Lắk còn gặp nhiều khó khăn, không chỉ thiếu vật tư, hóa chất mà còn thiếu cả sự chủ động, tự giác của người dân.
Đang chăm sóc con bị sốt xuất huyết tại Khoa Hồi sức Cấp cứu nhi và Nhi sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, chị Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, ở xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cho biết, do chủ quan nên khi con chớm bị bệnh gia đình chỉ đi mua thuốc về cho cháu uống. Khi trở nặng mới đi viện nên tình trạng của cháu đã trở nên nguy kịch với biểu hiện suy hô hấp nặng, có dấu hiệu rối loạn đông máu phải truyền tiểu cầu, huyết tương và truyền máu.
Đắk Lắk đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
"Cháu sốt xong đến ngày thứ 3 mới đi khám thì ra sốt viêm họng rồi uống thuốc 1 ngày, đến ngày thứ 4 bé có nốt nên chúng tôi đưa lên bệnh viện huyện Cư Kuin và chuyển lên đây. Ở nhà nôn ói bình thường nhưng lên đây thấy tình trạng bệnh nặng nên cũng sợ", chị Nguyễn Thị Nguyệt Ánh chia sẻ.
Ở giường bệnh bên cạnh, chị Hoàng Thị Điệp ở xã Cư Ê Bur, thành phố Buôn Ma Thuột cũng đang cẩn thận chăm sóc con trai 8 tuổi bị bệnh sốt xuất huyết. Con chị Điệp nhập viện cũng trong tình trạng tiểu cầu giảm mạnh, các bác sĩ phải truyền nước liên tục: "Thứ 5 tuần trước cháu có hiện tượng sốt, sau đó mẹ đưa lên Bệnh viện thành phố thăm khám trên đó thì kết luận cháu bị sốt viêm họng, ba ngày sau cho xét nghiệm máu thì phát hiện cháu sốt xuất huyết. Đến tối thì cháu trở nặng thì chỉ định cho cháu cấp cứu Bệnh viện vùng. Khi mà cháu vô đây thì hiện tượng sốt của cháu thuyên giảm rồi, nhưng mà nước thì cháu chuyền rất nhiều và tiểu cầu bị tụt giảm mạnh".
Đồng thời triển khai phun hóa chất chủ động tại các ổ dịch nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh ra cộng đồng
Tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên hiện có 3 Khoa đang tiếp nhận, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết đó là Khoa Truyền nhiễm, Khoa Nhi tổng hợp và Khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi và Nhi sơ sinh.
Theo số liệu thống kê của các Khoa từ đầu năm đến nay, các Khoa tiếp nhận và điều trị cho khoảng 500 bệnh nhân sốt xuất huyết, tập trung chủ yếu trong tháng 7 và đầu tháng 8. Theo bác sĩ Hoàng Ngọc Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hồi sức - Cấp cứu Nhi và Nhi sơ sinh, những trường hợp bệnh nhi nhập viện có nhiều cháu mắc sốt xuất huyết ở thể nặng, khi nhập viện đã ở tình trạng sốc, nôn ra máu, thoát huyết tương... gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của trẻ.
"Ca nào vô đây cũng đều rơi vào sốc và tái sốc. Mong rằng các bậc phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường như sốt cao, biểu hiện co giật hoặc bỏ ăn thì nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn tránh tình trạng khi chuyển biến nặng xoay trở không kịp", bác sĩ Hoàng Ngọc Anh Tuấn chia sẻ.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.325 ca bệnh mắc sốt xuất huyết Dengue.
Riêng từ đầu tháng 8 đến nay có hơn 400 ca bệnh. Thành phố Buôn Ma thuột là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết nhiều nhất tỉnh, với 422 người. Ông Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang cố gắng khắc phục các khó khăn để đẩy nhanh công tác phòng, chống dịch: "Năm nay dịch tăng đột biến và chúng tôi đã hỗ trợ các huyện rất nhiều, nhưng hiện tại về sinh phẩm, hóa chất cũng như về máy móc thì chúng tôi đang trình Sở y tế để xin bổ sung. Sở y tế đã trình Sở Tài chính, còn Sở Tài chính trình Ủy ban để phê duyệt như thế nào thì chắc cũng phải chờ đợi. Chúng tôi cũng mong muốn có nguồn kinh phí sớm để mua hóa chất, bình phun, các máy móc phun để hỗ trợ đảm bảo trong thời gian tới".
Sốt xuất huyết không được uống nước dừa? Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng Theo Viện Huyết học - truyền máu Trung ương, sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi...