Đắk Lắk: Đường mới thông xe, chưa nghiệm thu đã hỏng, nứt vá chằng chịt
Trong quá trình chờ nghiệm thu, tuyến đường bê tông trên tỉnh lộ 9, đoạn qua huyện Krông Bông, Đắk Lắk đã xuất hiện nhiều vết nứt, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải khắc phục ngay.
Đường chưa kịp bàn giao đã hỏng
Theo phản ánh của người dân, dù chưa được bàn giao, nghiệm thu nhưng tuyến đường dẫn đầu cầu tại Km 20 670 thuộc tỉnh lộ 9 (hướng về huyện Krông Pắk, Đắk Lắk), do Công ty TNHH Hoài Ân (Đắk Lắk) thi công hiện đã có dấu hiệu xuống cấp, mặt đường bong tróc, xuất hiện nhiều vết nứt.
Ngày 29/10, PV Infonet đã có mặt tại tuyến đường trên để ghi nhận thực tế. Theo ghi nhận tại hiện trường, gần như toàn bộ mặt đường trên tuyến đường dẫn đầu cầu tại Km 20 670 thuộc tỉnh lộ 9 hướng về huyện Krông Pắk đã bị bong tróc, để lộ phần đá dăm lởm chởm.
Mặt đường bong tróc, lộ đá dăm lởm chởm
Ngoài ra, dọc tuyến đường này còn xuất hiện nhiều vết nứt lớn, trông rất phản cảm. Phía đơn vị thi công đã cho đổ một lớp Xika (vật liệu chống thấm – PV) lên bề mặt để xử lý bong tróc nhưng không hiệu quả. Còn tại những vết nứt, nhà thầu dùng nhựa đường để vá, nối.
Anh Mai Minh Quý, tài xế thường qua lại tuyến tỉnh lộ 9 cho hay: “Mới mấy tháng trước tôi thấy làm lễ thông đường, thông cầu. Đến nay, tôi đi lại thì thấy máy móc đào bới, sửa chữa, không rõ là do mưa gió, thiên tai hay do chất lượng kém”.
Nhà thầu đang thi công lại những điểm chưa đảm bảo chất lượng.
Theo tìm hiểu của PV, tuyến đường nói trên thuộc dự án cầu Cư Păm (tại Km 21 050, tỉnh lộ 9, đoạn qua huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), có tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư.
Đơn vị thi công là liên danh các nhà thầu gồm: Công ty Đại Thiên Trường, Công ty Đại Việt, Công ty TNHH Hoài Ân.
Video đang HOT
Dự án này được khởi công đầu năm 2020, đến đầu tháng 6/2021 đã được cho phép thông xe nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao.
Không đảm bảo sẽ phải làm lại
Ông Phan Xuân Bách, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk thông tin, gói thầu đường dẫn đầu cầu tại Km 20 670 (hướng về huyện Krông Pắk), do Công ty TNHH Hoài Ân (Đắk Lắk) thi công có giá trị hợp đồng hơn 12 tỷ đồng. Đến nay, công trình vẫn chưa được nghiệm thu, bàn giao.
Ông Bách cho hay, đoạn đường xuất hiện các điểm hư hỏng được thi công trước khi làm cầu nên xe cộ đi lại nhiều. Do mưa gió, lượng xe di chuyển qua lại nhiều nên các điểm trét nhựa đường ở các khe co giãn giữa các tấm bê tông bị hở, bị thấm nước xuống nền, chưa đảm bảo chất lượng công trình giao thông.
“Khi đến kiểm tra, tôi đã phát hiện công trình chưa đảm bảo nên yêu cầu nhà thầu xử lý lại. Đối với việc mặt đường bong tróc, hiện nhà thầu đang thử nghiệm bằng Xika. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu nhà thầu làm lại”, ông Bách chia sẻ.
Theo ông Phan Xuân Bách, việc một số hạng mục tại dự án chưa đảm bảo sẽ gây lãng phí xã hội, khi không phát huy kịp thời hiệu quả của dự án.
Nhiều vị trí mặt đường bị bong tróc, các khe hở chưa đảm bảo.
Được biết, năm 1979, cầu Cư Păm (hay còn gọi là cầu chữ V) bắc qua sông Krông Na, nối giữa hai xã Hòa Tân và Khuê Ngọc Điền (huyện Krông Bông) được xây dựng, có chiều dài 80m, phục vụ việc giao thương, đi lại của hàng nghìn hộ dân trong và ngoài huyện.
Cuối năm 2016, do ảnh hưởng của mưa lũ, cây cầu này bị hư hỏng, xuống cấm trầm trọng. Chính quyền địa phương cũng như người dân các huyện Krông Bông, Krông Pắk luôn mong ngóng được xây dựng cầu mới, phục vụ giao thương, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông.
Đến nay, cầu Cư Păm mới được xây dựng cách cầu cũ khoảng 60m; quy mô thiết kế vĩnh cửu với 5 nhịp đã hoàn thành. Tuy nhiên, khi chứng kiến các hạng mục trong dự án có dấu hiệu xuống cấp sớm, bà con không khỏi lo ngại, đặt dấu hỏi về chất lượng công trình liệu có đảm bảo an toàn giao thông lâu dài sau khi chính thức được nghiệm thu, đưa vào sử dụng.
Những vết nứt lớn ngang mặt đường.
Việc xử lý các vết nứt nếu không đảm bảo chất lượng, không an toàn cho các phương tiện lưu thông sẽ không được chủ đầu tư nghiệm thu.
Về mặt chất lượng công trình, ông Bách cho rằng, khi nghiệm thu đánh giá, bàn giao dự án sẽ có đoàn của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị quản lý, khai thác tuyến kiểm tra, thẩm định. Do đó, nếu nhà thầu thi công công trình không đảm bảo chất lượng thì Ban không đồng ý và chắc chắc các đơn vị khác sẽ ý kiến, không chấp nhận.
Hàng nghìn hộ dân ở Tây Nguyên bị ngập lụt
Cơn mưa lớn kéo dài suốt đêm qua kèm lượng nước từ các hồ đập xả lũ, khiến hàng nghìn hộ dân ở Gia Lai, Đăk Lăk, Kon Tum bị ngập sâu.
Đến sáng 17/10, nhiều khu vực ở 3 tỉnh vẫn mưa rất to, mực nước trên các sông suối lên nhanh, các hồ chứa bắt đầu xả lũ, khiến hàng nghìn hộ dân ở hạ nguồn bị ngập cục bộ, cây trồng ngập sâu trong lũ.
Lực lượng chức năng sơ tán những hộ dân bị ngập ở hẻm 11, đường Nguyễn Viết Xuân, TP Pleiku, sáng 17/10. Ảnh: Ngọc Oanh
Ở huyện Phú Thiện, Gia Lai , lượng nước trên các suối đổ về sông Ayun lớn cùng với việc xả lũ công trình thủy lợi Ayun Hạ, một số khu vực dọc sông, vùng ven các suối gây ngập cục bộ ở thôn Dlâm, Kim Môn, Hải Yên, xã Chư A Thai; Ia Ake, thị trấn Phú Thiện.
Hiện, nước đã rút và địa phương xử lý khắc phục, đảm bảo cuộc sống người dân. Ông Bùi Trọng Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Thiện cho biết, mưa lũ không gây thiệt hại nhà cửa, công trình giao thông, thuỷ lợi, song khiến 58 ha cây trồng bị ngã đổ, ngập úng, thiệt hại trên 700 triệu đồng.
Tại huyện Đăk Glei, Kon Tum , mưa lớn làm nước sông Pô Kô dâng cao, cầu treo bắc qua sông nối thị trấn Đăk Glei với các thôn Đông Sông, Đông Thượng đã bị nước lũ cuốn trôi mố cầu. Song khu vực gần cầu còn có hai cây cầu kiên cố khác nên người dân vẫn qua lại được, không bị chia cắt.
Hiện, chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo, không để người dân đi qua các vị trí bị sạt lở, ngập lụt; đồng thời, huy động các lực lượng tại chỗ hỗ trợ di dời người dân, tài sản ra khỏi nơi nguy hiểm.
Cầu treo bắc qua sông Pô Kô nối thị trấn Đăk Glei với thôn Đông Sông, thôn Đông Thượng bị nước lũ cuốn trôi mố cầu. Ảnh: Ngọc Oanh
Tuyến đường tỉnh lộ 677 nối xã Đăk Hring, Đăk Pxi đến xã Đăk Côi, huyện Kon Rẫy bị sạt lở ở một số điểm. Tại TP Kon Tum, nước sông Đăk Bla bắt đầu dâng. Mưa lớn kéo dài khiến một số tuyến đường trên địa bàn thành phố bị ngập úng cục bộ, cản trở giao thông.
Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, nguy cơ sạt lở, lũ quét tại các huyện Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Đăk Glei, Kon Plông.
Bên cạnh đó, từ nay đến rạng sáng mai, mực nước trên các sông Đăk Bla, Đăk Tờ Kan, Pô Kô, Đăk Psi tiếp tục dâng cao, đạt mức báo động 3. Nước lũ sẽ gây ngập lụt ở các vùng trũng thấp thuộc các huyện Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Rẫy, Đăk Glei, Kon Plong, Tu Mơ Rông và TP Kon Tum.
Lực lượng chức năng sơ tán người và tài sản ở huyện Ea Súp, Đăk Lăk, chiều 16/10. Ảnh: Ngọc Oanh
Ở Đăk Lăk , tính đến tối 16/10, hơn 150 hộ dân ở huyện Ea Súp và Ea Hleo phải sơ tán (ngập sâu từ 0,5 đến một mét), trên 1.400 ha cây trồng bị ngập. Nước lũ lên nhanh khiến một số xã bị cô lập, đường giao thông xói lở, hư hỏng.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng, từ nay tới 18/10, các tỉnh thành từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi và bắc Tây Nguyên mưa 100-300 mm, có nơi trên 300 mm.
7 địa phương phía Nam cho xe khách liên tỉnh chạy TP HCM, Đồng Nai, Vĩnh Long, Đăk Lăk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định và Bình Dương mở lại xe khách liên tỉnh, trong khi nhiều địa phương khác chưa cho phép. Hôm 10/10, Bộ Giao thông Vận tải quyết định thí điểm khôi phục xe khách liên tỉnh trong 7 ngày, từ 13 đến 20/10, với tần suất tối thiểu 5%...