Đắk Lắk: Đã có kết quả trả lời đơn thư của ‘cô giáo quỳ’ gây xôn xao dư luận
Cho rằng mình bị điều chuyển công tác sai quy định, trái pháp luật, bà Hoa Anh đã từng quỳ gối để chờ đưa đơn khiếu nại lên lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk.
Hình ảnh giáo viên Hoa Anh quỳ gối để chờ gặp lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk vào tháng 8/2019.
Ngày 8/10, tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, bà H’ Yim Kdoh-Phó chủ tịch UBND tỉnh này đã ký thông báo, trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Hoa Anh, một giáo viên từng quỳ gối để xin gặp lãnh đạo tỉnh, đưa đơn khiếu nại gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.
Trước đó, vào tháng 8/2018, bà Hoa Anh bị điều chuyển công tác từ Trường Tiểu học Võ Thị Sáu đến Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh (thuộc xã Cư Êbur, TP.Buôn Ma Thuột). Tuy nhiên, giáo viên này không đồng ý với quyết định điều động và nhiều lần viết đơn khiếu nại để đòi quyền lợi.
Trong thông báo, phía UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định rằng, việc bà Hoa Anh bị điều chuyển công tác vì lý do “vi phạm dạy thêm, học thêm”. Cụ thể, ngày 26/6/2017, lực lượng chức năng phát hiện bà Hoa Anh đang tổ chức dạy thêm đối với 15 em học sinh lớp 5 nhưng không có giấy phép dạy thêm, học thêm. Đại diện Đoàn kiểm tra yêu cầu bà Hoa Anh chấm dứt hoạt động dạy thêm trái quy định trên kể từ thời điểm lập biên bản này.
Bà Hoa Anh cho rằng, do phụ huynh là dân lao động nghèo nên bà có dạy từ thiện cho các em không lấy tiền. Tuy nhiên, lãnh đạo Trường Tiểu học Võ Thị Sáu và chính quyền phường Tân Thành khẳng định, họ không nhận được thông tin, báo cáo của bà Hoa Anh đối với việc bà tổ chức dạy “từ thiện” cho các em học sinh, không thu tiền nên không chấp nhận.
Ngày 23/12/2016, bà Hoa Anh cam kết không dạy thêm, học thêm với Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Ngày 11/8/2017, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Buôn Ma Thuột chủ trì, phối hợp với Trường Tiểu học Võ Thị Sáu tổ chức cuộc họp, giới thiệu kiểm điểm giáo viên vi phạm quy định dạy thêm, học thêm đối với bà Hoa Anh.
Video đang HOT
Một phần đơn khiếu nại của giáo viên Hoa Anh.
Như vậy, qua kiểm tra hồ sơ, tài liệu và kết quả xác minh cho thấy việc bà Nguyễn Thị Hoa Anh vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm là có cơ sở.
Về việc bà Hoa Anh cho rằng, UBND thành phố Buôn Ma Thuột ban hành Quyết định điều động viên chức giáo dục đối với bản thân bà không đúng pháp luật, phía UBND tỉnh Đắk Lắk trả lời rằng: Việc UBND TP. Buôn Ma Thuột ra quyết định điều động đối với giáo viên Hoa Anh đúng thẩm quyền.
Tuy nhiên, Trong các văn bản liên quan, khi thì lực lượng chức năng lấy lý do “điều động giáo viên từ trường thừa qua trường thiếu năm học 2018-2019″ khi thì lấy lý do “vi phạm dạy thêm-học thêm” đối với trường hợp của bà Hoa Anh là chưa thống nhất.
Ngoài ra, Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào Biên bản kiểm tra của Đoàn kiểm tra và Tờ trình của UBND phường Tân Thành (khi chưa xác minh việc bà Hoa Anh có thu tiền học sinh hay không) là thiếu chặt chẽ. Dù vậy, Tờ trình của Phòng Giáo dục và Đào tạo là một yếu tố để xem xét, điều động đối với bà Hoa Anh nhưng không phải là yếu tố quyết định tính hiệu lực hay vô hiệu của Quyết định này.
Như vậy, căn cứ theo các quy định hiện hành, việc Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột ban hành Quyết định điều động bà Hoa Anh, giáo viên Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, đến nhận công tác tại Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh là đúng thẩm quyền.
Đối với những thiếu sót của cơ quan Nhà nước đã đề cập ở trên, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ có văn bản, chỉ đạo Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan để kịp thời sửa chữa, khắc phục, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Theo infonet
Đắk Lắk chọn "đòn bẩy" phát triển sản xuất
Tỉnh Đăk Lăk xác định việc phát triển sản xuất là yếu tố cốt lõi của xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ định hướng này, những năm qua Đăk Lăk luôn chú trọng việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp song song với việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn hiện đại trong quá trình xây dựng NTM.
Kinh tế tập thể giúp ổn định đầu ra
Năm 2008, một số nông dân tại xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, Đăk Lăk, đã liên kết với Công ty Cà phê Đăk Man thành lập Tổ liên kết thương mại Công Bằng Ea Kiết để cùng sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Tổ liên kết thương mại này sau đó phát triển thành hợp tác xã (HTX) với gần 100 xã viên, tổng diện tích liên kết cũng tăng lên gần 200ha.
Với việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí về chất lượng, môi trường... sản phẩm cà phê nhân của HTX được cấp chứng nhận "Thương mại công bằng" (Fairtrade) của Tổ chức quốc tế về dán nhãn Thương mại công bằng (FLO). Nhờ đó, sản phẩm cà phê của các xã viên luôn được bán ra cao hơn so với thị trường từ 2,2 - 2,5 triệu đồng/tấn, mỗi hộ thành viên sản xuất từ 2 - 2,5ha cà phê sẽ có thu nhập tăng thêm từ 15 - 20 triệu đồng/năm.
Nhờ việc liên kết sản xuất, nông sản của nông dân ngày càng được nâng cao giá trị. Ảnh: D.H
"Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM tỉnh; trong đó đặc biệt ưu tiên khuyến khích, phát triển các dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân".
Ông Vũ Văn Đông
Một xã viên của HTX thương mại Công Bằng Ea Kiết cho biết: "Từ khi liên kết sản xuất với doanh nghiệp (DN), cà phê của gia đình luôn được bán cao hơn giá chung của thị trường. Nông dân tham gia mô hình liên kết được hướng dẫn, tập huấn việc sản xuất cà phê an toàn, tiết kiệm và chất lượng nhất. Nhờ thế mà những năm qua, gia đình tôi không còn lo tình trạng thất thường của giá cà phê".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại Đăk Lăk, những mô hình liên kết tương tự như trên đang phát triển mạnh, giúp nông dân dần thoát khỏi tình trạng thất thường về giá nông sản.
Tại xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, HTX Dịch vụ nông nghiệp Công Bằng Ea Kmát đang giúp hơn 240 hộ dân có thu nhập cao và ổn định bằng việc liên kết với DN tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các xã viên.
Hàng năm, HTX ký hợp đồng với Công ty Cà phê Đăk Man tổ chức cho các hộ xã viên sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn FLO, 4C, UTZ. Cuối vụ, HTX tổ chức thu mua, sơ chế sản phẩm cho các hộ thành viên và xuất bán cho Công ty Cà phê Đăk Man với mức giá cao hơn giá thị trường cùng thời điểm khoảng 8.000 đồng/kg, mang lại giá trị gia tăng khoảng 30 triệu đồng/ha cà phê tiêu chuẩn FLO. Không chỉ thế, nhờ việc tổ chức sản xuất khoa học, sản lượng cà phê của các xã viên cũng luôn ổn định ở mức cao.
Báo cáo của UBND tỉnh Đăk Lăk cho biết, đến hết năm 2018, toàn tỉnh có khoảng 5.000 tổ hợp tác, với khoảng 60.000 thành viên, lao động; 456 HTX và 3 liên hiệp HTX (trong đó có 253 HTX nông nghiệp và 1 liên hiệp HTX nông nghiệp), với vốn hoạt động trung bình 1 HTX khoảng 2,5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đăk Lăk khẳng định, kinh tế tập thể của tỉnh đang phát triển theo đúng định hướng, có chuyển biến tốt, tạo tiền đề cho việc hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của tỉnh.
Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi
Ngày 15/9, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Đăk Lăk, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định việc tỉnh phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, HTX là một hướng đi đúng đắn. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Đăk Lăk chú trọng việc xây dựng thương hiệu các nông sản, sản phẩm khác mà địa phương có thế mạnh thông qua chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Ông Nguyễn Tuấn Hà cho biết, trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh đang chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ. Tỉnh đã thu hút nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn; hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái có múi trái vụ; đẩy mạnh tái canh cà phê kết hợp trồng xen canh các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như bơ, sầu riêng... làm tăng hiệu quả trên 1ha đất sản xuất. Kinh tế tập thể từng bước phát triển theo hướng tích cực, quy mô, cơ sở vật chất từng bước được mở rộng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các HTX ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh việc chú trọng nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp, tỉnh cũng đang xúc tiến các thủ tục thành lập thêm khu công nghiệp Phú Xuân nhằm kêu gọi các dự án chế biến nông sản.
Ông Vũ Văn Đông - Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Đăk Lăk, cho biết: Với việc xác định lấy phát triển sản xuất làm yếu tố cốt lõi tạo động lực để xây dựng NTM, trong những năm qua, Đăk Lăk luôn chú trọng việc tái cơ cấu nông nghiệp trong quá trình xây dựng NTM. Sở NNPTNT đã chủ động đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồn vốn trực tiếp của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và Sở NNPTNT để triển khai hơn 120 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho các xã, giúp nâng cao thu nhập cho các hộ dân trong giai đoạn 2018 - 2020.
Các địa phương cũng chủ động phối hợp với các DN thực hiện các mô hình cánh đồng lớn trên lúa nước, cà phê và một số cây trồng khác, bước đầu đã mang lại hiệu quả...
Theo Danviet
Giáo viên điều chuyển sang cấp học khác phải bồi dưỡng chuẩn chức danh mới Theo Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức, để khắc phục chuyện thừa thiếu giáo viên cục bộ ở địa phương có thể điều chuyển giáo viên từ cấp cao đến cấp thấp. Ngày 20/9, tại cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đặt câu hỏi: Hiện nay có việc điều chuyển...