Đắk Lắk: Chiến thắng dịch bệnh Covid-19, chung sức xây dựng nông thôn mới
Mặc dù ảnh hưởng không nhỏ từ dịch Covid-19 nhưng tiếp nối thành công từ những năm trước, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Đăk Lăk vẫn có những bước tiến rõ nét.
Đại bộ phận nhân dân tin tưởng, đồng tình, ủng hộ, tích cực thi đua, lao động sản xuất, tiếp tục hưởng ứng tích cực phong trào “Đăk Lăk chung sức xây dựng NTM”.
Nhân dân đóng vai trò trung tâm
Mười năm trước, khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Đăk Lăk chỉ mới đạt 508/2.888 tiêu chí (TC). Toàn tỉnh chỉ có 54 xã đạt từ 5-12 TC, số xã có dưới 5 TC chiếm tới 53%. Nhưng đến nay, toàn tỉnh đã đạt 2.263 TC/2.888 TC, bình quân toàn tỉnh đạt 14,89 TC/xã. Lũy kế toàn tỉnh có 52 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 34,2%.
Người dân xã Cư M’Gar (huyện Cư M’Gar) cùng nhà nước làm đường giao thông nông thôn, phấn đấu đưa xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2020. Ảnh: P.V
Mười năm trước, khi bắt đầu triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, Đăk Lăk chỉ mới đạt 508/2.888 tiêu chí. Toàn tỉnh chỉ có 54 xã đạt từ 5-12 tiêu chí, số xã có dưới 5 tiêu chí chiếm tới 53%. Nhưng đến nay, toàn tỉnh đã đạt 2.263 Tiêu chí/2.888 tiêu chí. Lũy kế toàn tỉnh có 52 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 34,2%.
Có được những kết quả trên là nhờ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự cố gắng nỗ lực của các ngành, các địa phương và các tầng lớp nhân dân.
Đặc biệt, những năm qua, phong trào thi đua “Đăk Lăk chung sức xây dựng NTM” có thể nói đã lan tỏa một cách mạnh mẽ đến tận các thôn buôn, đến từng gia đình. Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, các địa phương đã tổ chức phát động phong trào với mục đích, yêu cầu, nội dung, tiêu chuẩn, đối tượng cụ thể đến tận cấp xã.
Video đang HOT
Từ đó, người dân ban đầu từ chỗ trông chờ ỷ lại vào nhà nước, đã giúp người dân thay đổi nhận thức, chủ động, chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
“Người dân thực sự trở thành chủ thể trong Chương trình xây dựng NTM của tỉnh. Họ từ chỗ đa phần còn trông chờ ỷ lại đã chuyển sang chủ động, xác định rõ lợi ích, trách nhiệm của mình với cộng đồng tự lựa chọn công trình, phần việc thiết thực, phù hợp để xây dựng NTM ở địa phương, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ” – một lãnh đạo tỉnh Đăk Lăk nhận định.
Vượt khó, hoàn thành mục tiêu đề ra
Từ đầu năm đến nay, cả nước nói chung Đăk Lăk nói riêng đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19. Điều này đã thực sự có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình NTM.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự cố gắng nỗ lực của các ngành, các địa phương và nhân dân nên tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh vẫn duy trì, tăng trưởng.
Trong 6 tháng đầu năm, phong trào thi đua xây dựng NTM ở Đăk Lăk vẫn ngày càng phát triển rộng khắp. Với sự quan tâm của các cấp ngành cùng sự đồng tình hưởng ứng ứng của người dân, toàn tỉnh đã đóng góp trên 60 tỷ để nhựa hóa, bê tông hóa hơn 14km; nâng cấp, cải tạo hơn 13km đường trục xã, liên xã. Cứng hóa, bê tông hóa hơn 140km; cấp phối đá dăm hơn 14km; sửa chữa, nâng cấp hơn 8km, san lấp hơn 10km đường giao thông nông thôn.
Xây dựng mới hơn 7km, cải tạo nâng cấp 0,7km, kiên cố hóa hơn 4km, nạo vét hơn 33km kênh mương; nạo vét 7 bể bơm; lắp đặt 3 trạm bơm điện; xây dựng mới 2 công trình thủy lợi, sửa chữa nâng cấp 3 công trình thủy lợi. Kéo mới hơn 16km đường điện, xây dựng mới 11 trạm biến áp. Hoàn thành đưa vào sử dụng 5 nhà văn hóa xã, 9 nhà văn hóa thôn, buôn…
Ông Nguyễn Hoài Dương – Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk cho biết, mặc dù bị ảnh hưởng không nhỏ do dịch Covid-19, nhưng đến hết năm 2020, Đăk Lăk sẽ phấn đấu giữ vững chất lượng và nâng cao chất lượng đối với các xã đã đạt chuẩn NTM. Phấn đấu lũy kế đến cuối năm toàn tỉnh có trên 61 xã đạt chuẩn NTM, vượt kế hoạch đề ra. Số TC đạt bình quân chung là 15 TC/xã.
Duy trì không còn xã đạt dưới 5 TC. Lũy kế có từ 1 đến 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (đạt kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020). Phấn đấu đạt 35,3% số thôn, buôn đạt chuẩn NTM của các xã khu vực biên giới. Duy trì và nâng cao chất lượng các TC cho các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, xây dựng mô hình điểm khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu; xây dựng và thực hiện xã NTM nâng cao, kiểu mẫu.
Khánh Bình ngày mới
Về Khánh Bình (An Phú, An Giang) hôm nay mới cảm nhận những đổi thay của vùng đất nơi miền biên viễn. Phấn khởi hơn khi xã hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu và được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019.
Trao "Mái ấm biên cương" cho gia đình chính sách ở xã Khánh Bình
Là xã biên giới, dân tộc của huyện đầu nguồn An Phú, với những nỗ lực không ngừng, xã Khánh Bình đã từng bước vươn lên ngoạn mục. Từ 4 tiêu chí đạt được ban đầu và nằm ở mức thấp của tỉnh vào năm 2011, đến nay xã Khánh Bình hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng NTM, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Trần Thanh Nghị cho biết, được sự quan tâm của Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tập trung lãnh đạo, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt. Kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, duy trì tăng trưởng qua từng năm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 25 triệu đồng lên 51 triệu đồng/năm. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và có sức lan tỏa lớn; công tác vận động quần chúng được đổi mới, thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị địa phương.
Hiệu quả rõ nét nhất chính là đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây xoài mang lại hiệu quả kinh tế cao (480/582ha). Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị hàng nông sản.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được triển khai đồng bộ, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được tăng cường nên đã huy động cả hệ thống chính trị cùng các tầng lớp nhân dân tham gia. Từ đó, diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét, đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đến cuối năm 2019, UBND tỉnh đã công nhận Khánh Bình đạt chuẩn xã NTM, đây thật sự là niềm vui lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây.
Với lợi thế biên giới, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã được chú trọng phát triển, hạ tầng thương mại từng bước được xây dựng, toàn xã có 347 hộ gia đình và cơ sở sản xuất - kinh doanh (tăng 157 hộ so với đầu nhiệm kỳ). Lĩnh vực đầu tư xây dựng đạt nhiều kết quả tốt, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Từ năm 2015 đến nay, đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo 25 công trình, tổng vốn trên 115 tỷ đồng.
Cùng với đó, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe nhân dân; lĩnh vực giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất được đầu tư, nâng cấp, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên.
Đã mở 17 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, 510 lao động qua đào tạo, đạt 102% kế hoạch. Các chính sách chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đạt hiệu quả, qua đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4,56% xuống còn 2,81%.
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" và nhiều phong trào được triển khai đi vào chiều sâu. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc được quan tâm, bảo đảm đúng pháp luật.
Toàn xã có 1.739/1.815 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa (tỷ lệ 95,53%), 4/4 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa, duy trì 3/4 ấp "Điểm sáng văn hóa biên giới"; duy trì 7/7 trường học, cơ quan văn hóa. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" và phòng, chống tội phạm được duy trì thực hiện tốt.
Nhiệm kỳ 2020-2025, xã Khánh Bình xác định mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường để phát triển bền vững. Tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế của xã, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp. Ưu tiên phát triển thương mại - dịch vụ biên giới, song song với phát triển nông nghiệp theo hướng chuỗi giá trị.
Đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội đi đôi với thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tăng cường bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững mối quan hệ đối ngoại, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị. Tiếp tục thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xem đây là nhiệm vụ then chốt.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Trần Thanh Nghị cho biết, địa phương tiếp tục duy trì và phát triển kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo gắn với phát triển thương mại - dịch vụ biên giới. Hoàn chỉnh quy hoạch để mời gọi đầu tư phát triển du lịch, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, khu vực búng Bình Thiên, khu căn cứ cách mạng B3 Vạt Lài.
Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã cao hơn mức thu nhập trung bình toàn huyện (76 triệu đồng/người vào năm 2025). Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường quốc phòng - an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, giữ vững mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác của chính quyền và nhân dân 2 bên biên giới.
HỮU HUYNH
Theo AGO
Dành nhiều ưu tiên cho các dân tộc rất ít người Với quyết tâm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển của nhóm DTTS ít người, dân tộc còn nhiều khó khăn với đồng bào các dân tộc khác, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã xây dựng Dự án số 9...