Đắk Lắk: Bổ nhiệm em trai Bí thư làm lãnh đạo, chủ tịch huyện nhận kỷ luật
Chiều 26/4, Hội đồng kỷ luật UBND huyện Buôn Đôn – Đắk Lắk bỏ phiếu kỷ luật ông Nguyễn Như Bút (Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện), ông Đặng Văn Bằng (Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy) và ông Y Nhom Kđoh (Trưởng phòng Nội vụ huyện).
Lý do bỏ phiếu kỷ luật vì cả 3 ông trên có nhiều thiếu sót trong việc bổ nhiệm ông Y Bun Lắp Ksơr (Phó phòng Dân tộc huyện, là em trai Bí thư Huyện ủy Y Vong Nhi Ksơr).
Theo kết quả bỏ phiếu kín của tập thể UBND huyện Buôn Đôn, cả 3 ông Nguyễn Như Bút, Đặng Văn Bằng và Y Nhom Kđoh đều bị kiểm điểm.
Tuy nhiên, hình thức kỷ luật cuối cùng của cả 3 ông này đang chờ UBND tỉnh Đắk Lắk ra quyết định.
Theo ông Dương Văn Xanh (PCT huyện Buôn Đôn): “Việc huyện bổ nhiệm anh Y Bun Lắp làm Phó phòng Dân tộc huyện chỉ có thiếu sót là bổ nhiệm sai vị trí công tác chứ không có gì khuất tất ở đây cả.
Anh ấy cũng nằm trong quy hoạch nhân sự của huyện, nhưng do bản quy hoạch này chưa được tỉnh duyệt mà thôi”.
Ngoài ông Y Bun Lắp, ông Y Vong Nhi Ksơr (Bí thư Huyện ủy Buôn Đôn) còn có người em là ông Y Si Thắt Ksơr (Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn).
Trước khi làm Phó chủ tịch UBND huyện, ông Y Si Thắt là bác sĩ, trưởng 1 khoa tại bệnh viện huyện Buôn Đôn sau đó tham gia Ban thường vụ Huyện đoàn.
Đến năm 2004, do bí thư huyện đoàn không trúng cử ban chấp hành nên ông Y Si Thắt được bầu thay.
Video đang HOT
Một thời gian sau, ông Y Si Thắt được điều động sang làm Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn và hiện đang giữ chức vụ này.
(Theo Infonet)
Giáo sư mặc quần đùi giảng bài: Tiền lệ xấu nếu...
Nếu giảng viên mặc quần đùi, áo thun để minh họa cho bài giảng thì có thể coi là sáng tạo nhưng mặc thường xuyên đến trường sẽ tạo tiền lệ xấu.
Nước ngoài giảng viên cũng không mặc quần đùi đi dạy
Mấy ngày nay, cộng đồng mạng truyền nhau những bức ảnh GS.TS Trương Nguyện Thành, Phó Hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen mặc quần sooc ca-rô, áo thun giảng bài trong chương trình Innovation Roadmap (Lộ trình sáng tạo) vào ngày 22 và 23/4.
Những hình ảnh được công bố ngay lập tức gây ra nhiều phản ứng từ dư luận. Nhiều người ủng hộ cách dạy học sáng tạo, nhiệt huyết của GS Trương Nguyện Thành tuy nhiên cũng có những ý kiến chưa thật sự đồng tình.
Trang phục gây tranh cãi của GS Trương Nguyện Thành
Đưa ra quan điểm của mình, ông Nguyễn Khang Quốc Thắng, Trưởng ban đào tạo Viện Nghiên Cứu và phát triển nguồn nhân lực, trường Đại học Kinh tế TP.HCM khẳng định cần phải nhìn nhận sự việc trên dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo ông Thắng, cá nhân ông hoàn toàn ủng hộ việc các giảng viên mặc những trang phục lạ mắt, độc đáo như một ví dụ minh họa nhằm tạo ra sự sáng tạo, đột phá trong bài dạy trên lớp. Tuy nhiên nếu người thầy người thường xuyên mặc quần sooc ca-rô, áo thun lên giảng đường thì cần phải xem xét lại.
"Việc giảng viên hóa thân và minh họa cho buổi diễn thuyết bằng những trang phục lạ thì tôi tán thành. Cái đó có thể gọi là sáng tạo. Tuy nhiên khi kết thúc buổi học, người giáo viên cần phải thay trang phục cho phù hợp.
Nếu ai đó mặc trang phục như vậy đi dạy thường xuyên thì tôi nghĩ rằng không tốt cho lắm. Giảng viên phải có trang phục của giảng viên, chứ không thể đánh đồng trang phục với sinh viên được.
Hơn nữa, việc này nếu kéo dài cũng sẽ tạo tiền đề xấu cho sinh viên. Một khi thầy mặc quần đùi đi dạy thì các sinh viên cũng sẽ mặc quần ngắn, quần cộc đi học", ông Thắng nhấn mạnh.
Nhiều ý kiến cho rằng trang phục của thầy Thành chưa phù hợp
Ông Thắng cũng cho rằng không nên đưa ra lý do các giảng viên tại nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại đều mặc theo phong cách như vậy khi đến giảng đường để giải thích cho hành động trên.
"Ở nước ngoài cũng không có giảng viên nào mặc quần đùi để đi dạy cả. Họ có thể mặc thường phục ở nhà nhưng vẫn phải là quần dài chứ không bao giờ mặc quần đùi, quần ngủ đến lớp.
Tôi đồng ý với việc xóa bỏ mọi khuôn khổ rào cản để thúc đẩy tư duy sáng tạo. Nhưng nếu mặc một trang phục trong phòng ngủ lên giảng đường thì dường như giảng viên đó không tôn trọng công việc mình đang làm và không tôn trọng người đối diện", ông Thắng nêu quan điểm.
Ông Thắng thừa nhận, bản thân không đủ tự tin mặc những trang phục như: quần đùi, áo cộc bước lên bục giảng để giảng dạy cho sinh viên.
"Tôi thường lựa chọn quần dài hoặc 1 áo tay ngắn khi lên lớp. Trường hợp không sơ vin thì có thể bỏ áo ra ngoài để cho thoải mái.
Nhiều người có định kiến giảng viên nữ phải mặc áo dài, giảng viên nam phải mặc quần tây sơ mi đóng thùng. Tôi nghĩ ai cũng có quyền sáng tạo trong khuôn khổ. Nếu người thầy đến trường mà thường xuyên mặc quần đùi áo cộc thì đã vô tình phá nát truyền thống của người giảng viên", ông Thắng khẳng định.
Phải tôn trọng sinh viên
Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt, bạn Nguyễn Thu T. (sinh viên trường Đại học Hà Nội) cũng tỏ ra bất ngờ trước trang phục mà Giáo sư Trương Nguyện Thành mặc trên lớp.
Theo T. có thể vị Giáo sư sống ở Mỹ một thời gian dài nên bị ảnh hưởng bởi phong cách Mỹ và mặc trang phục chưa thật sự phù hợp khi đến giảng đường.
"Tôi nghĩ dù thầy Thành có mong muốn truyền cảm hứng học tập cho sinh viên thì cũng không nên mặc quần đùi và áo thun đứng lớp. Các sinh viên tôn trọng các thầy và cũng mong muốn được thầy tôn trọng ngược lại.
Giảng viên trường mình nhiều người cũng dạy về nghệ thuật, về sáng tạo nhưng đều mặc trang phục rất lịch sự. Không phải mặc như thế mới khiến sinh viên phá bỏ giới hạn để sáng tạo. Quan trọng là nội dung và phương pháp truyền dạy kiến thức", T. Chia sẻ.
T. cũng khẳng định, bản thân sẽ rời khỏi lớp nếu thầy giáo cô diện những trang phục kiểu như quần đùi, áo thun đứng giảng bài.
"Tôi không hề khắt khe gì với thầy cả nhưng đã là giảng viên thì trang phục phải chuẩn mực. Đặc biệt trong lớp có nhiều sinh viên nữ thì việc thầy Thành mặc quần ngắn như vậy cũng hơi nhạy cảm", T. nói thêm.
(Theo Đất Việt)
Bí thư Đắk Lắk đi xe 2.8 tỷ: Doanh nghiệp tự tặng Xe chở Bí thư tỉnh Đắk Lắk vượt quá tiêu chuẩn theo quy định, nhưng do ngân hàng tự tặng chứ không phải tỉnh xuất kinh phí để mua. Xe biển xanh 80 A vượt chuẩn Chiều tối 17/4, trao đổi với báo chí, ông Bạch Văn Mạnh, Chánh Văn phòng, kiêm người phát ngôn tỉnh ủy Đắk Lắk, xác nhận nhiều lãnh...