Đắk Lắk: Bỏ cà phê, hồ tiêu lấy đất xây chuồng nuôi heo công nghệ cao, ai ngờ nông dân này bỏ túi tiền tỷ
Trong lúc cà phê, tiêu rớt giá, ông Phạm Văn Chử (sinh năm 1977, ở buôn Briêng, xã Ea Nam, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) đã sớm chuyển đổi diện tích trồng 2 loại cây vừa nói để xây dựng chuồng trại nuôi heo công nghệ cao, nuôi gà thả vườn. Ban đầu ai cũng lo cho ông Chử, nhưng rồi đâu ngờ ông thu về tiền tỷ.
“Họ trồng thì tôi chặt”
Vào thăm trang trại nuôi heo công nghệ cao của ông Phạm Văn Chử, phóng viên Báo điện tử Danviet.vn được ông yêu cầu thay đồ chuyên dụng và phun dung dịch khử trùng sát khuẩn.
Ông Chử giải thích, sở dĩ cần thực hiện nhiều công đoạn cầu kỳ như trên là nhằm phòng dịch bệnh cho đàn heo, đàn gà thả vườn. Ngoài nhân công làm việc tại đây, ông hạn chế tối đa người lạ vào bên trong các trại nuôi heo áp dụng công nghệ cao…
Bên trong các trại nuôi heo áp dụng công nghệ cao và khép kín luôn được duy trì từ 24-27 độ C, nhiệt độ thích hợp để heo sinh trưởng tốt – theo ông Nguyễn Văn Chử, tỷ phú nuôi heo buôn Briêng, xã Ea Nam, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk . (Ảnh: PL)
6.000 m2 chuồng trại nuôi heo công nghệ cao được gia đình ông Chử xây dựng tách biệt, cách xa khu dân cư. Trang trại nuôi heo xây dựng theo mô hình trại lạnh công nghệ cao khép kín, gồm 3 trại riêng biệt, xây dựng liền kề để phân chia nuôi từng loại: heo nái, heo con và heo thịt.
Máng ăn cho đàn heo được thiết kế nhỏ gọn, linh động để dễ dàng vệ sinh. (Ảnh: PL)
Theo ông Chử, trại nuôi khép kín cùng lúc có nhiều tác dụng vượt trội. Nhờ cách ly với môi trường bên ngoài nên dịch bệnh trên đàn heo được kiểm soát tốt. Bên trong trại cũng cho phép điều chỉnh nhiệt độ thông qua các tấm làm mát và quạt thông gió. Heo nuôi trong nền nhiệt lý tưởng, cộng với thức ăn đầu vào được quản lý giúp tăng trưởng nhanh.
Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp trên mảnh đất Ea H’leo, vợ chồng ông Chử cũng bắt đầu với cây cà phê và hồ tiêu trên mảnh vườn rộng 6 sào.
“Ở thời kỳ đỉnh điểm, giá hồ tiêu lên đến 200.000 đồng mỗi ký khô. Vườn tiêu nhà tôi bắt đầu cho thu bói lúc giá tiêu đã đi xuống nhưng cũng bán được 150.000 đồng” – ông Chử kể.
Ông Phạm Văn Chử, Phạm Văn Chử (sinh năm 1977, ở buôn Briêng, xã Ea Nam, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) kiểm tra thông tin heo thịt. (Ảnh: PL)
Hơn 3 năm trước, thị trường hồ tiêu có dấu hiệu xuống dốc và xuất hiện vùng bệnh hại. Ông Phạm Văn Chử đã sớm quyết định chặt bỏ 6 sào tiêu, cà phê năng suất kém, vay ngân hàng 2 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại nuôi heo áp dụng công nghệ cao.
“Tại thời điểm đó, nghề nuôi heo cũng không khá khẩm gì hơn, giá heo “chạm đáy”, có lúc chỉ còn 28-30.000/kg heo hơi. Thú thực, bỏ tiền tỷ ra đầu tư nuôi heo lúc giá thấp “sập sàn”, nhiều người đã lo cho tôi, sợ bể nợ…”, ông Chử nhớ lại.
Lý giải về quyết định liều lĩnh khi vay tiền tỷ đầu tư nuôi heo công nghệ cao, ông Chử cho rằng thịt heo là thực phẩm thiết yếu. Giá heo hơi xuống thấp khiến người nuôi heo không còn mặn mà tái đàn thì ắt sẽ đến lúc “cầu vượt cung”.
Theo ông Chử, việc nuôi heo theo lối manh mún, nhỏ lẻ kiểu “ăn may” như trước đây rất nhiều rủi ro.
“Người dân lâu nay vẫn thường nuôi heo trong các trại hở tiềm ẩn nguy cơ cao về dịch bệnh. Với chăn nuôi heo qui mô lớn thì việc áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là quản lý nguồn thức ăn đầu vào là vô cùng quan trọng. Bản thân tôi sau khi tham gia nhiều lớp tập huấn, hội thảo về chăn nuôi heo cũng mới biết được điều này”, ông Chử nói.
Video đang HOT
Điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi
Nhờ điều kiện chuồng trại đảm bảo, đàn heo của gia đình ông Phạm Văn Chử đã nhiều lần vượt qua “bão dịch” tả lợn châu Phi, cung ứng kịp thời cho thị trường số lượng lớn heo thịt với giá tốt, thậm chí giá cao.
Từ số lượng 70 heo nái và 2 heo đực ban đầu, nay trại nuôi heo công nghệ cao của ông Chử đã tăng lên 130 heo nái, 3 heo đực. Mỗi lứa heo thịt xuất chuồng cách nhau 20 ngày, đạt trung bình 20 tấn heo thịt mỗi lứa.
Vườn cà phê già cỗi được ông Phạm Văn Chử, buôn Briêng, xã Ea Nam, huyện Ea H’leo (tỉnh Đắk Lắk) tận dụng làm sân chơi ngoài trời cho gà nuôi trong trang trại. (Ảnh: PL)
Ngoài nuôi heo công nghệ cao, vợ ông Phạm Văn Chử đã duy trì và phát triển nghề nuôi gà từ năm 2010. Xuất phát từ mong muốn kiếm thêm thu nhập và tận dụng nguồn phân chuồng để bón cho vườn cây, lúc đầu, ông Chử chọn nuôi gà lương phượng, giống gà thịt cho năng suất cao, dễ chăm sóc.
Ông Chử cho rằng, không gian nuôi mở rộng giúp gà thả vườn “giảm stress”, chắc thịt, lớn nhanh. (Ảnh: PL)
Về sau, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, ông chuyển sang nuôi gà lai chọi qui mô công nghiệp với diện tích 4000 m2. Trên nền vườn cà phê già cỗi, ông xây dựng chuồng trại kiên cố, chia làm 2 khu vực: khu úm gà giống và khu nuôi gà thịt. Tất cả đều được trang bị thêm quạt, đèn sưởi để chủ động điều chỉnh nhiệt độ phù hợp theo từng mùa.
Hiện, tổng đàn gà chọi lai của ông luôn duy trì số lượng 40.000 con, chia làm 3 lứa nuôi gối đầu, mỗi lứa xuất chuồng cách nhau 20-30 ngày.
Trung bình mỗi tháng, trang trại của ông xuất bán 25-30 tấn gà choi lai thịt cho thị trường Đắk Lắk, Nha Trang, Bình Thuận, Hà Nội…
Ông Chử cho biết, ông đang được địa phương hỗ trợ xây dựng qui trình nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới nâng cao chất lượng đàn gà thịt.
Đèn sưởi ban đêm trong khu trại úm gà con của gia đình ông Phạm Văn Chử (sinh năm 1977, ở buôn Briêng, xã Ea Nam, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk). (Ảnh: PL)
Năm 2019, gia đình ông Phạm Văn Chử thu lời 2 tỷ đồng từ chăn nuôi heo công nghệ cao, nuôi gà chọi lai, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động địa phương.
Ngoài phát triển kinh tế gia đình, ông Chử cũng hỗ trợ nhiều nông dân nuôi gà, heo về thức ăn, kỹ thuật, thuốc thú y, chỉ dẫn con giống và đầu ra…. sao cho phù hợp với khả năng sản xuất của từng hộ.
Theo ông Phạm Trường Sơn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Nam, huyện Ea H’leo (tỉnh Đắk Lắk) là điển hình thành công khi chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang qui mô trang trại, ông Phạm Văn Chử có nhiều đóng góp cho địa phương trong xây dựng đường giao thông nông thôn, giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất. Nhiều năm qua, mô hình chăn nuôi heo công nghệ cao, nuôi gà chọi lai của ông Chử là một địa điểm tin cậy để bà con đến tham khảo, học hỏi kinh nghiệm.
Cà Mau: Khó khăn bủa vây tứ bề, thế mà nhiều nông dân vẫn làm ra tiền tỷ
5 năm qua, nông dân tỉnh Cà Mau phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ hạn mặn, thị trường nông sản bấp bênh, gần đây là dịch Covid-19.
Nhưng nhờ cần cù, năng động, sáng tạo, trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn xuất hiện nhiều nông dân triệu phú, tỷ phú...
Chi hội giúp đỡ và xóa 1 - 2 hộ nghèo/năm
Ngày 1/9, Hội Nông dân tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến, tổng kết phong trào thi đua yêu nước, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững và tuyên dương Chi hội trưởng Hội Nông dân xuất sắc giai đoạn 2015-2020, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025.
Bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại hội nghị. Ảnh: Chúc Ly.
Trong 5 năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Cà Mau đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức các phong trào thi đua, với chủ đề thi đua "Đột phá, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả", tạo được khí thế thi đua sôi nổi. Ngay từ đầu năm, kế hoạch tuyên truyền, phát động, đăng ký giao ước thi đua được thực hiện.
Bà Trần Thị Quyết - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, cho biết: Các cấp Hội ngoài tuyên truyền hội viên nông dân ý chí vươn lên, tìm tòi, học học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh để trực tiếp lao động sản xuất tại gia đình, các cấp Hội tranh thủ phối hợp các ngành chuyển giao khoa học, công nghệ và tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay để sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu, giảm nghèo.
Hiện Hội Nông dân tỉnh trực tiếp vân động, quản lý nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân là hơn 38 tỷ đồng, cho hơn 4.000 hộ vay xây dựng các mô hình sản xuất.
Hội phối hợp Ngân hàng Chính sách Xã hội ký Chương trình liên tịch, thỏa thuận và hợp đồng ủy thác cho gần 34.900 hộ hội viên, nông dân vay vốn phát triển sản xuất, tổng dư nợ hơn 742,7 tỷ đồng, có 757 tổ tiết kiệm và vay vốn; thực hiện sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 116 của Chính phủ, đến nay thành lập và giải ngân được 256 tổ, số tiền gần 227,7 tỷ đồng, cho hơn 2.100 hộ vay.
Bà Bùi Thị Thơm cùng các đại biểu tham quan các sản phẩm tiêu biểu của nông dân tỉnh Cà Mau sản xuất. Ảnh: Chúc Ly.
Bên cạnh đó, Hội đã chủ động và tích cực tham gia Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp tổ chức gần 1.400 lớp dạy nghề, cho hơn 43.400 hội viên, nông dân, các lớp dạy nghề được lựa chọn phù hợp với tình hình, nhu cầu của từng địa phương, vì vậy tỷ lệ nông dân sau khi học nghề có việc làm và thu nhập ổn định đạt trên 90%.
Đặc biệt, chỉ tiêu thi đua hàng năm của Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo mỗi Chi hội tạo điều kiện giúp đỡ và xóa 1 - 2 hộ hội viên nghèo/năm và giúp đỡ hộ hội viên nghèo là một trong những tiêu chí xét danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Bà Bùi Thị Thơm ăn thử đặc sản bồn bồn. Ảnh: Chúc Ly.
Các cấp Hội Vận động cán bộ, hội viên, nông dân đoàn kết tương trợ giúp nhau về vốn, cây, con giống, kinh nghiệm trong SXKD, kết quả: Tương trợ nhau (về tiền, vật chất) quy ra tiền gần 17 tỷ đồng, tạo việc làm 195.000 lượt lao động, có 58.341 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên ôn định cuôc sông.
Ngoài ra, vận động hỗ trợ hộ hội viên nghèo bị ảnh hưởng do hạn hán, ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tổng số tiền 522 triệu đồng; phối hợp các ngành vận động cán bộ, hội viên, nông dân đóng góp Quỹ vì người nghèo số tiền gần 9 tỷ đồng; tỉnh hội hỗ trợ 2 căn nhà cho 2 hội viên nông dân nghèo.
Giúp nhau làm giàu
Xác định phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là phong trào lớn của Hội Nông dân Việt Nam, do đó các cấp Hội đã có nhiều biện pháp, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động hỗ trợ Hội viên thực hiên.
Ông Bùi Văn Chương với sản phẩm tôm khô đất tách vỏ của HTX. Ảnh: Chúc Ly.
Mô hình trồng dưa lưới trên nền đất sạch Nata ở Tân Thành (TP.Cà Mau) mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Chúc Ly.
Từ đó, hàng năm 70% số hộ hội viên, nông dân đăng ký thi đua SXKD giỏi các cấp, 60% hộ đăng ký đạt SXKD giỏi các cấp. Trong 5 năm, có hơn 648.600 lượt hộ đăng ký danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp, có hơn 331.400 hộ đạt SXKD giỏi các cấp; xây dựng được 248 Tổ hợp tác, 82 HTX sản xuất, 75 tổ hội và 2 Chi hội Nông dân nghề nghiệp.
Từ phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, những tấm gương xuất sắc, tiêu biểu đại diện cho tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của giai cấp nông dân.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Bùi Văn Chương - Giám đốc HTX Tân Phát Lợi (huyện Ngọc Hiển), cho biết: "HTX nằm ở vùng rừng ngập mặn, có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nguồn tôm đất, tôm bạc dồi dào. Từ đó, họp tác xã tận dụng nguồn nguyên liệu này và chế biến ra 10 sản phẩm có giá trị kinh tế cao, như: Tôm khô nguyên vỏ, tôm khô tách vỏ, tôm khô chà bông, mắm tôm,...Doanh thu của HTX năm 2019 là 5,7 tỷ đồng, lợi nhuận 900 triệu đồng".
Đã có nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư và thành lập các tổ hợp tác, HTX như: HTX An Thành, xã Hòa Thành; HTX Thành Công, xã Hòa Tân với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh; HTX Dịch vụ nông nghiệp, thủy sản Ông Muộn sản xuất gạo Ông Muộn; HTX dịch vụ nông nghiệp trồng dưa hấu đạt chuẩn VietGAP xã Lý Văn Lâm (TP.Cà Mau); HTX nuôi tôm siêu thâm canh, xã Tân Hưng (huyện Cái Nước)...
Từ phong trào thi đua, tỉnh Cà Mau đã xuất hiện nhiều nông dân là triệu phú, tỷ phú và các điển hình tiên tiến là tập thể Hội Nông dân, cán bộ Hội Nông dân...
Nhiều nông dân đã thu về tiền tỷ với các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.
Nhiều sản phẩm của hội viên, nông dân được ưa chuộng trên thị trường và Cục Sở hữu trí tuệ công nhận 13 nhãn hiệu tập thể giao Hội Nông dân các huyện quản lý.
Phát biểu tại hội nghị, bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam biểu dương những thành tích mà các cấp Hội Nông dân tỉnh Cà Mau đã đạt được trong thời gian qua.
Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm nhấn mạnh: "Trong những năm qua, nông nghiệp nói chung gặp nhiều khó khăn, trong đó Cà Mau và các tỉnh ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường. Tuy nhiên, nông dân ta đã có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong sản xuất và các phong trào thi đua".
Bà Bùi Thị Thơm trao chứng nhận Nông dân SXKD giỏi giai đoạn 2016-2020 cho 13 nông dân. Ảnh: Chúc Ly.
"Chất lượng của phong trào thi đua của Hội Nông dân Việt Nam được nông dân quán triệt và thực hiện một cách tích cực. Ngày càng có nhiều nông dân đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi. Cũng chính những nông dân này đã làm nòng cốt, giúp nhau làm giàu, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm cho nhiều nông dân khác cùng thoát nghèo làm giàu", bà Bùi Thị Thơm nhấn mạnh.
Cũng theo bà Thơm, từ những phong trào của Hội Nông dân đã xuất hiện những điển hình tiên tiến, những cán bộ hộ có trách nhiệm đối với nông dân. 150 đại biểu dự đại hội hôm nay là những điển hình tiêu biểu, chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao.
"Cà Mau có nhiều sản phẩm có thể bước ra thị trường thế giới, nhất là các sản phẩm từ con tôm. Chính vì vậy, ta cần nắm bắt tiềm năng và lợi thế để xây dựng thương hiệu. Các cấp Hội phải suy nghĩ phát động phong trào thế nào để khởi dậy trong nông dân vượt qua khó khăn, với những giải pháp, cách làm gắn với tình hình cụ thể", Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm nhấn mạnh.
Tại hội nghị, có 15 tập thể, 40 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 gắn với tuyên dương "Chi Hội trưởng Hội Nông dân xuất sắc", được nhận Bằng khen của UBND tỉnh; 13 tập thể, 31 cá nhân được nhận Bằng khen của Hội Nông dân tỉnh; 13 nông dân nhận chứng nhận Nông dân SXKD giỏi cấp trung ương giai đoạn 2016-2020.
Lào Cai: Nuôi cá trên non cao nước biếc, nông dân thu trăm triệu Anh Tuấn, xã Bản Qua, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) cho biết, nhờ nguồn vốn vay của Quỹ HTND huyện mà mô hình nuôi cá của gia đình được mở rộng, mang lại thu nhập cao hơn những năm trước. Sau 1 năm, hơn 2.000m2 ao cá của gia đình anh đã cho thu hơn 100 triệu đồng. Tổng kết phong trào...