Daimler đầu tư 1 tỷ Euro cho nhà máy sản xuất động cơ
Tập đoàn Daimler đang lên kế hoạch đầu tư khoảng 1 tỷ Euro (tương đương 1,33 tỷ USD) trong năm tới vào nhà máy sản xuất động cơ Mercedes tại Untertuerkheim, gần Stuttgart (Đức).
Nhà máy này là địa điểm công nghiệp rộng nhất trong khu vực Stuttgart, chuyên sản xuất hộp số, trục xe, động cơ và các bộ phận khác liên quan đến động cơ, được sử dụng cho ít nhất 1,5 triệu xe mỗi năm.
Wolfgang Bernhard, giám đốc sản xuất của Mercedes tiết lộ rằng họ sẽ đầu tư vào việc sản xuất động cơ để đảm bảo thương hiệu ngôi sao 3 cánh phù hợp với một tương lai đầy cạnh tranh phía trước. Đây cũng là một phần trong chiến lược tăng trưởng năm 2020 của Mercedes.
Gia Minh
Theo Bưu điện Việt Nam
Đức thiếu kỹ sư ô tô
Porsche và BMW đều kỳ vọng doanh số kỷ lục trong năm nay, nhưng lại đang vướng vấn đề thiếu kỹ sư làm việc trên tại các nhà máy lắp ráp ô tô.
Video đang HOT
Hiệp hội kỹ sư Đức (VDI) cho biết, cơ cấu lao động già và ngày càng ít người theo học ngành cơ khí ở Đức đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt kỹ sư.
Trong kế hoạch sản xuất xe i3 chạy điện và i8 hybrid, BMW đang muốn tuyển 800 người vào làm việc tại nhà máy của hãng ở Leipzig (Đức). Porsche cũng đang tuyển hơn 1.000 công nhân làm việc tại nhà máy của hãng ở cách đó khoảng 17km, nơi hãng dự kiến sẽ lắp ráp xe Cajun mới.
Ông Burkhard Jung, Thị trường thành phố Leipzig, cho biết: "Mới khoảng 2 năm trước, chúng tôi hiếm khi nghe nói có công ty nào trong vùng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động lành nghề. Nhưng giờ đây, tình trạng thiếu kỹ sư lại đang là vấn đề."
Tình trạng này có thể đe dọa khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất ô tô Đức như BMW, Porsche, Volkswagen AG và Daimler AG khi họ muốn đẩy mạnh việc sản xuất xe chạy điện. Theo kết quả khảo sát mới đây do Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) thực hiện với hơn 500 công ty, hiện tại, 1/3 các công ty lớn của Đức coi tình trạng thiếu công nhân lành nghề như một mối nguy trong hoạt động kinh doanh.
"Đó là một vấn đề rất nghiêm trọng, có thể kìm hãm quá trình nghiên cứu và phát triển xe mới," ông Willi Fuchs, Giám đốc VDI, nhận định.
Nhu cầu tuyển thêm kỹ sư lành nghề tăng cao khi BMW, Audi và Mercedes-Benz chạy đua tới vị trí số 1 trên phân khúc xe sang. BMW, công ty đang dẫn đầu phân khúc này, dự báo doanh số tăng từ mức 1,6 triệu chiếc trong năm nay lên 2 triệu chiếc vào năm 2020. Trong khi đó, cả Audi và Mercedes đều đang nhăm nhe vị trí số 1 đó của BMW, cả hai đều đặt mục tiêu doanh số kỷ lục trong năm 2011 và đang "nhiệt tình" mở rộng sản xuất.
Các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách giải quyết tình trạng thiếu nhân lực bằng cách tuyển lao động nước ngoài, từ những thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh như Trung Quốc và Ấn Độ. Họ cũng đang hợp tác với các trường đại học nhằm đảm bảo nguồn cung kỹ sư mới ra trường, đồng thời rốt ráo mở các chương trình đào tạo trong công ty để huấn luyện kỹ năng chế tạo xe chạy điện.
Cơ hội việc làm
Các công nhân đang lắp ráp một chiếc Porsche Cayenne tại nhà máy ở Leipzig. (Ảnh: Bloomberg)
Jan Assmann, 25 tuổi, sinh viên cơ khí của Đại học Bochum, đã có việc làm chỉ sau chưa đến 2 tuần tìm việc và viết 2 lá đơn ứng tuyển. Cậu sẽ có thu nhập hơn 40.000 euro (khoảng 57.500 USD) trong năm đầu tiên.
"Tôi từng có dự định ở lại trường sau khi tốt nghiệp để làm công tác nghiên cứu, nhưng các cơ hội nghề nghiệp ập đến đã khiến tôi đổi ý ngay," Assmann cho biết. Cậu đã nhận được hợp đồng lao động chỉ 10 ngày sau khi làm đơn ứng tuyển vào một công ty phần mềm chuyên quản lý dữ liệu cho các nhà sản xuất ô tô và một số doanh nghiệp khác.
Với tỷ lệ thất nghiệp 7%, chính phủ Đức đang tìm hướng giải quyết tình trạng thiếu lao động có tay nghề bằng cơ chế mở cho việc tuyển dụng lao động nước ngoài. Người phát ngôn của Bộ lao động Đức, bà Christina Wendt cho biết, hồi tháng 6, chính phủ đã tạm dừng quy định bắt buộc chủ sử dụng lao động phải chứng minh việc thiếu ứng viên trong nước cho một số vị trí nhất định thì mới được tuyển lao động nước ngoài.
Chính phủ Đức cũng đang có kế hoạch hạ mức thu nhập tổi thiểu bắt buộc đối với lao động nước ngoài nếu muốn lưu lại nước này xuống dưới mức 66.000 euro/năm - mức hiện tại.
Lương cao
Xe Cayenne (màu xám) và Panamera (màu trắng) trong dây chuyền sản xuất ở nhà máy Porsche ở Leipzig. (Ảnh: Bloomberg)
Nhu cầu nhân sự tăng cao đã đẩy lương tăng lên. Mặt bằng thu nhập của kỹ sư ô tô ở Đức từ năm 2005 đến năm ngoái đã tăng 7,6% lên mức trung bình 48.725 euro/năm, theo VDI. Nhân sự cấp quản lý có thu nhập 84.200 euro, trong đó có cả thưởng, tăng 19% trong vòng 5 năm qua.
Porsche dự kiến tuyển hơn 3.000 lao động trong vòng 3 năm tới để thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi doanh số lên mức 200.000 xe vào năm 2018. Hãng đã mở rộng việc tuyển dụng ra ngoài nước Đức, nơi mà trong lĩnh vực này, họ cũng sẽ phải cạnh tranh với các đồng hương.
"Các nhà sản xuất giờ đây đang săn lùng lao động lành nghề từ Ấn Độ, Trung Quốc và một số thị trường ô tô tăng trưởng mạnh khác," ông Thomas Edig, Giám đốc nhân sự của Porsche, cho biết. "Chúng tôi cũng muốn tuyển dụng lao động từ Trung Quốc và Ấn Độ, vì chúng tôi cần người am hiểu về những thị trường đó."
Porsche đang tìm kiếm lao động ở ngoài nước Đức để lấp đầy 130 vị trí kỹ sư trong các lĩnh vực quản lý, điện tử và dây chuyền lắp ráp xe ở nhà máy Leipzig. Khoảng 30 vị trí cần được lấp đầy ngay vào cuối năm nay để đảm bảo tiến độ mở rộng nhà máy - dự kiến bắt đầu từ tháng 10, theo người phát ngôn Heiner von der Laden của Porsche.
Các chương trình đào tạo
Trước tình trạng thiếu nhân công, BMW đang tổ chức các chương trình đào tạo cấp cử nhân tại một số trường chuyên ngành ở Ingolstadt và Deggendorf để tự đào tạo kỹ sư. Tập đoàn cũng đang hợp tác với Đại học Kỹ thuật Munich và Đại học Clemson ở Nam Carolina, đồng thời mở một trung tâm đào tạo về xe chạy điện hồi tháng 5, nơi đào tạo 150 công nhân mỗi tháng.
Trong khi đó, tập đoàn Daimler, với trụ sở gần Porsche ở Stuttgart, đang "quyến rũ" các kỹ sư trẻ bằng việc đảm bảo một hợp đồng lao động không giới hạn - ông Dominique Albrecht, một người phát ngôn của tập đoàn cho biết. Daimler cũng đưa ra các chương trình chăm sóc sức khỏe và thể dục-thể hình để giữ chân lao động tại công ty.
Chính quyền thành phố Leipzig đang bàn thảo với Đại học Khoa học ứng dụng (HTWK) về việc đẩy nhanh quá trình đào tạo kỹ sư nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của địa phương.
"Khi ngành chế tạo ô tô của thành phố không ngừng phát triển, một trong những thách thức đặt ra là phải đảm bảo nguồn cung nhân lực dồi dào. Chúng tôi sẽ phải tích cực mở rộng tìm kiếm nguồn nhân lực," Thị trưởng Jung của thành phố Leipzig cho biết.
Theo Dân Trí
Sẽ sáp nhập Maybach vào Mercedes? Vẫn chưa có quyết định cuối cùng, đó là hướng giải quyết mới nhất mà tập đoàn Daimler đưa lên "bàn cân" cho tương lai của thương hiệu Maybach. Daimler đã lùi thời hạn đưa ra quyết định cuối cùng cho tương lai của Maybach khoảng một tháng, và hiện tập đoàn đang cân nhắc việc biến hãng xe sang này thành thương...