Daimler AG công bố kế hoạch đổi tên thành Mercedes-Benz
Sau khi hoàn thành việc tách công ty (dự kiến vào cuối năm 2021), tập đoàn Daimler sẽ đổi tên thành Mercedes-Benz – thương hiệu dòng ôtô hạng sang bán chạy nhất của Daimler.
Daimler AG – “người khổng lồ” trong lĩnh vực sản xuất ôtô của Đức – ngày 3/2 cho biết tập đoàn này có kế hoạch cải tổ sâu rộng, theo đó tách thành 2 công ty độc lập thông qua việc thúc đẩy phát triển mảng kinh doanh xe tải và xe buýt.
Thông báo của Daimler AG nêu rõ: “Với sự nhất trí của hội đồng giám sát, ban lãnh đạo Daimler AG đã quyết định xem xét tách riêng mảng kinh doanh xe tải và xe buýt, đồng thời bắt đầu chuẩn bị niêm yết riêng cho công ty xe tải Daimler Truck.”
Phần lớn cổ phần trong công ty xe tải mới này sẽ do các cổ đông hiện tại của tập đoàn Daimler AG nắm giữ.
Sau khi hoàn thành việc tách công ty (dự kiến vào cuối năm 2021), tập đoàn Daimler sẽ đổi tên thành Mercedes-Benz – thương hiệu dòng ôtô hạng sang bán chạy nhất của Daimler.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành (CEO) của Daimler AG – ông Ola Kallenius cho biết quyết định trên được đưa ra do hai mảng kinh doanh xe hạng sang và xe tải , xe buýt “có cấu trúc khác nhau.”
Việc tách riêng để mỗi công ty tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi sẽ linh hoạt hoạt hơn và ra quyết định nhanh hơn khi có thay đổi về công nghệ.
Ông Ola Kallenius nhấn mạnh: “Đây là một khoảnh khắc lịch sử đối với Daimler và là sự khởi đầu của tiến trình tổ chức lại tập đoàn.” Tuy nhiên, ông không công bố thời điểm chính xác đổi tên tập đoàn.
Giới đầu tư đã tỏ ý hoan nghênh động thái mới của tập đoàn Daimler AG. Sau khi thông tin trên được công bố, ở thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/2, giá cổ phiếu của Daimler đã tăng gần 9%, lên 64,45 euro trên chỉ số DAX blue-chip tại thị trường Frankfurt./.
Daimler AG có thể phải ngừng bán xe Mercedes-Benz tại Đức
Nhà sản xuất ô tô của Đức Daimler AG có thể bị áp dụng lệnh cấm bán xe Mercedes-Benz tại Đức, sau khi công ty công nghệ Phần Lan Nokia thắng một vụ tranh chấp bằng sáng chế tại một tòa án địa phương.
Nokia có thể yêu cầu Daimler AG ngừng bán xe Mercedes-Benz tại Đức
Theo trang tin Carscoops, các thẩm phán ở Mannheim đã phán quyết rằng: "Mercedes-Benz đã vi phạm bằng sáng chế công nghệ di động của Nokia trên xe hơi của mình bằng cách sử dụng công nghệ di động của công ty mà không có giấy phép".
Phán quyết trên sẽ mang lại "đòn bẩy" cho Nokia trong cuộc chiến với nhà sản xuất ô tô về công nghệ di động được sử dụng trên các loại xe mới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Nokia có thể yêu cầu Mercedes-Benz ngừng bán xe tại Đức.
Tuy nhiên điều này không đơn giản để thực hiện. Theo Bloomberg, nếu thực sự muốn áp đặt lệnh cấm bán xe Mercedes, Nokia sẽ phải tiến hành một thủ tục riêng và phải thế chấp tài sản trị giá 7 tỷ Euro (khoảng 8,3 tỷ USD) để thực thi. Số tiền này sẽ được sử dụng để trang trải những thiệt hại lớn trong trường hợp lệnh bị hủy bỏ khi kháng cáo.
Nokia có thể yêu cầu Mercedes-Benz ngừng bán xe tại Đức
Tòa án Mannheim cho biết, vụ kiện được chấp thuận với lý do Daimler không sẵn sàng tuân thủ các quy tắc. Trong một tuyên bố, tòa án cho biết: "Các dữ liệu cho thấy Daimler và những người ủng hộ hãng trong vụ này không sẵn sàng xin giấy phép từ Nokia theo các tiêu chuẩn điều khoản công bằng theo quy định".
Theo phán quyết, Daimler cũng phải thông báo với Nokia về số lượng ô tô mà hãng đã bán ra thị trường đang sử dụng công nghệ này.
Tuy nhiên, nhà sản xuất ô tô có vẻ tự tin rằng lệnh cấm bán hàng sẽ không xảy ra. "Chúng tôi không thể hiểu được phán quyết của tòa án Mannheim và sẽ kháng cáo. Chúng tôi không cho rằng sẽ có lệnh cấm bán hàng", đại diện của Daimler cho biết trong một tuyên bố gửi qua email.
Tranh chấp là một phần của cuộc chiến rộng lớn giữa các công ty công nghệ và ngành công nghiệp ô tô về tiền bản quyền cho các công nghệ được sử dụng trong hệ thống định vị, thông tin liên lạc trên xe và ô tô tự lái.
Các nhà sản xuất ô tô ở châu Âu ngày càng phụ thuộc vào các hệ thống viễn thông di động để cho phép kết nối các hệ thống điện tử trên xe của họ. Theo Reuters, mỗi năm Nokia có thể thu về khoảng 1,4 tỷ euro (khoảng 1,67 tỷ USD) cho việc cấp giấy phép sử dụng các sáng chế công nghệ.
"Chúng tôi hy vọng Daimler sẽ chấp nhận các nghĩa vụ của mình và lấy giấy phép tuân thủ theo các điều kiện công bằng. Sẽ có nhiều thứ hơn để đạt được nếu chúng ta làm việc cùng nhau", Jenni Lukander, chủ tịch Nokia Technologies cho biết.
Ở một diễn biến khác có liên quan, một số nhà cung cấp, bao gồm Continental và Bosch cho biết sẽ hỗ trợ Daimler trong vụ kiện với tư cách là các bên liên quan.
Các hãng xe ở Malaysia 'làm ăn' ra sao trong năm 2020? Hiệp hội sản xuất ô tô Malaysia (MAA) vừa công bố kết quả doanh số bán xe năm 2020 với con số tiêu thụ chỉ đạt 529.434 xe, giảm 75.000 xe, tương ứng giảm 12% so với năm 2019. Kết quả này khá ảm đạm trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành. Đầu năm 2020, Hiệp hội dự báo khá lạc quan, cho...