Đại úy công an phải xin lỗi vì đánh vào cổ dân
Tranh chấp ranh đất, đại úy công an dùng tay đánh vào cổ làm người hàng xóm té nhập viện. Viên đại úy phải đền tiền thuốc và đến nhà xin lỗi nạn nhân…
Ngày 11.8, ông Trương Tấn Kiệt (ngụ xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) gửi đơn đến Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt cho rằng Công an tỉnh Tiền Giang xử lý đại úy Cao Văn Tám (cán bộ Đội Tổng hợp – Công an huyện Chợ Gạo) chưa thỏa đáng. Theo ông Kiệt, với hành đánh người thì phải cho ông Tám thôi việc.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vụ việc này Công an tỉnh Tiền Giang đã giải quyết xong và không giải quyết nữa.
Theo văn bản 2210/TP-CAT-PV24 do đại tá Nguyễn Hữu Trí – Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang ký ngày 18.7.2016, nội dung mà ông Kiệt tố cáo có phần đúng và có phần chưa có cơ sở kết luận.
Thông báo xử lý vi phạm của Công an tỉnh Tiền Giang.
Cụ thể, ngày 8.7, cán bộ địa chính đến đo đất nhà ông Cao Văn Tám theo yêu cầu của ông Kiệt. Trong quá trình đo đạc, ông Kiệt cho rằng ông Tám xây tường lấn chiếm đất ông Kiệt. Hai bên cãi vã to tiếng, đại úy Tám dùng tay đẩy (đánh) vào cổ ông Kiệt làm ông té ngã. Riêng việc ông Kiệt tố cáo ông Tám dùng tay móc mắt ông, Công an tỉnh Tiền Giang khẳng định chưa có cơ sở kết luận. Đối với sai phạm của ông Tám, Ban giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an huyện Chợ Gạo kiểm điểm ông Tám, đồng thời yêu cầu chỉ huy Đội Tổng hợp – Công an huyện cùng ông Tám phải đến nhà xin lỗi ông Kiệt.
Hiện ông Tám đã đền cho ông Kiệt 3,8 triệu đồng tiền thuốc. Tuy nhiên, ông Kiệt vẫn tiếp tục khiếu nại.
Video đang HOT
Theo Danviet
Thế thì còn ai dám xả thân vì pháp luật?
Vụ việc cảnh sát giao thông vung chân đá ngã 2 thanh niên vi phạm giao thông bỏ chạy đã gây nên cuộc tranh cãi lớn trên mạng xã hội những ngày qua.
Ảnh cắt từ clip.
Ngày 18/7/2016, xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một CSGT lao ra chặn xe đôi nam nữ chạy ngược chiền trên phố Xã Đàn (quận Đống Đa). Sau khi 2 thanh niên này không chấp hành hiệu lệnh và lao xe với tốc độ cao, cán bộ cảnh sát giao thông này đã tung chân đá và cả 2 lao vào giải phân cách.
Hai thanh niên này sau đó bị phạt 2 triệu đồng vì các lỗi: Không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, không giấy phép lái xe, không chấp hành hiệu lệnh.
Còn cán bộ cảnh sát giao thông thì bị tạm đình chỉ công việc để giải trình.
Một số ý kiến ủng hộ cán bộ cảnh sát giao thông vì cho rằng, đôi nam nữ kia đã không chấp hành luật giao thông, không chấp hành hiệu lệnh nên đương nhiên phải mạnh tay trấn áp.
Cũng có nhiều ý kiến phản ứng vì cho rằng đây là hành động thực thi công vụ thô bạo, quá đáng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người tham gia giao thông.
Các sự việc thực thi công vụ theo kiểu bạo lực ở nước ta thường gây ra tranh cãi, một phần, vì chúng ta chưa có thói quen tuân thủ pháp luật một cách vô điều kiện mà thường theo kiểu nước đôi "có cái lý nhưng phải có một tý cái tình".
Nhiều độc giả ví von rằng, nếu ở các nước luật pháp nghiêm minh thì 2 thanh niên này đã ăn vài viên "kẹo đồng" và bị xách thẳng vào nhà đá.
Thử đặt vào vị trí của cán bộ cảnh sát giao thông trong trường hợp đó, bạn sẽ làm gì?
Bạn sẽ làm như cảnh sát giao thông trong clip?
Hay bạn sẽ chấp nhận để 2 quái xế lao đi như tên bắn?
Nếu bạn chọn phương án 1, bạn sẽ bị đình chỉ công tác và bị cư dân mạng ném đá không thương tiếc.
Nếu bạn chọn phương án 2, bạn sẽ tèn tò nhìn 2 thanh niên kia phóng vút đi. Luật pháp thêm một lần bị coi thường vì lúc này, bạn đang khoác tấm áo hiện thân cho pháp luật.
Đại tá Trần Sơn - nguyên Phó trưởng Phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an) trong bài trả lời phỏng vấn trên báo Dân Trí sáng 20/7 cho rằng: Dư luận xã cần lên án, phê phán hành vi vi phạm pháp luật về giao thông, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác và ủng hộ lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên đường.
Cũng có điều đáng buồn là cơ quan công an, nơi chiến sỹ này công tác không những không mạnh mẽ bảo vệ hành vi thực thi pháp luật thì vì "ngại" dư luận mà quay ra đình chỉ công tác cán bộ của mình. Ai làm trong lực lượng vũ trang sẽ hiểu cụm từ "đình chỉ công tác" và "giải trình" nặng nề như thế nào.
Chưa hết, Phòng Cảnh sát giao thông còn cho báo chí biết sẽ chỉnh huấn tác phong toàn lực lượng 1.300 người của CSGT Thủ đô.
"Chỉnh huấn tác phong" ở đây là gì? Có lẽ sẽ không có lựa chọn nào hơn ngoài việc sẽ "chỉnh huấn" là tung chân mạnh hơn hoặc co chân lại để cho 2 quái xế lao đi vun vút?
Không biết sau vụ này, còn cán bộ cảnh sát giao thông nào &'dám' ngăn chặn côn đồ nữa hay không?
Chừng nào chúng ta còn có tâm lý nước đôi, xuề xòa với những hành vi vi phạm pháp luật kiểu đó thì đương nhiên luật pháp của mãi mãi không thể nào nghiêm.
Theo Năng Lượng Mới
35 tháng tù cho 2 thanh niên đánh công an bị thương Sáng 11/11, TAND Thị xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã mở phiên xét xử sơ thẩm lưu động vụ án "Chống người thi hành công vụ" đối với Ngô Hữu Đức Minh (25 tuổi) và Lê Bá Thảo (26 tuổi, cùng trú tổ 13, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy). Rất đông người dân địa phương đã đến theo...