Đại tướng Võ Nguyên Giáp và lời giới thiệu cuốn lịch sử Quân khu 4
“Các đồng chí viết sử phải thể hiện cho được sự phong phú của loại hình đấu tranh, truyền thống vẻ vang của các địa phương Quân khu 4 để làm bài học kinh nghiệm đấu tranh sau này”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp căn dặn.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm cán bộ, chiến sỹ Lực lượng vũ trang QK4 năm 1973 (Ảnh Bảo tàng Quân khu 4).
Lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn in rõ trong tâm trí Đại tá Nguyễn Công Thành – Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4. Với anh, đã hơn 20 năm trôi qua nhưng lần đầu tiên gặp Đại tướng và cũng là lần duy nhất cứ ngỡ như mới diễn ra ngày hôm qua.
Năm 1992, khi đó Thượng úy Nguyễn Công Thành đang là trợ lý viết sử của Phòng lịch sử quân sự Quân khu 4 cùng đoàn cán bộ quân khu ra thăm Đại tướng. Món quà mà đoàn mang theo là cuốn sách “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)”. Đồng thời, đoàn cũng có nhiệm vụ đề nghị Đại tướng viết lời đề tựa giới thiệu cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ xâm lược” mà Quân khu đang biên soạn.
“Khoảng 5h chiều đoàn chúng tôi mới được vào gặp Đại tướng. Tôi vẫn nhớ như in Đại tướng mặc bộ quần áo trấn thủ của những người lính Điện Biên nhanh nhẹn bước ra và ôm hôn tất cả các thành viên trong đoàn. Đại tướng nâng ly trà lên đề nghị mọi người thay rượu chúc sức khỏe “quê hương Khu 4″. Đó là “chén rượu” ngon nhất trong đời tôi, ngon hơn cả rượu sâm-panh. Một cử chỉ hết sức thân tình khiến chúng tôi nhớ mãi”, Đại tá Thành kể.
Lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn ở trong tâm trí của những người làm công tác bảo tàng như đại tá Nguyễn Công Thành.
Tại cuộc gặp gỡ, Đại tướng nói về tầm quan trọng của địa bàn Quân khu 4, truyền thống đấu tranh, phong phú về loại hình đấu tranh của các địa phương Qk4, đặc biệt là vị trí hậu phương đối với cả nước và của cả Đông Dương. Đại tướng căn dặn: “Các đồng chí viết sử phải thể hiện cho được sự phong phú của loại hình đấu tranh, truyền thống vẻ vang của các địa phương QK4 để làm bài học kinh nghiệm đấu tranh sau này”.
Trước đề nghị viết lời giới thiệu cuốn sách “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, Đại tướng vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tự mình chấp bút. Buổi trò chuyện đã hết, ai cũng muốn được chụp ảnh kỷ niệm với vị Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng cứ ngại ngần không dám đề đạt. Hiểu rõ ước muốn của các cán bộ chiến sỹ trong đoàn, Đại tướng vui vẻ: “Các đồng chí Quân khu 4 cũng là người nhà, chúng ta cùng chụp một bức ảnh kỷ niệm”. Được lời như cởi tấm lòng, các thành viên đoàn nhanh chóng chỉnh sửa lại quân phục. Đại tướng đi lên gác, lát sau đi xuống với bộ đại lễ và gọi đồng chí Trần Hồng sang chụp ảnh.
Ngày 12/10/1994, đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết lời giới thiệu dài 5 trang giấy cho cuốn sách “Quân khu 4 – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”. Những nét chữ chân phương, rõ ràng, lời văn khúc chiết. Trong lời giới thiệu dài 5 trang giấy được viết tay này, Đại tướng đã khái quát một cách ngắn gọn và đẩy đủ nhất lịch sử truyền thống đấu tranh chống Mỹ cứu nước của lực lượng vũ trang, nhân dân Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Lời giới thiệu viết tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho cuốn sách “Quân khu 4 – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975″.
Video đang HOT
“Cuốn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Quân khu 4 đã ghi lại được phần nào những tấm gương chiến đấu và phục vụ chiến trường, những thành công và thành tích chiến đấu và sản xuất dưới mưa bom lửa đạn, ghi lại phần nào những kinh nghiệm quý giá, để lại cho các thế hệ mai sau trong toàn quân và trong cả nước”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết.
Đối với những người làm công tác di sản văn hóa như Đại tá Nguyễn Công Thành, lời căn dặn của Đại tướng luôn là một lời nhắc nhở trong quá trình làm việc, truyền thông để phát huy được các giá trị truyển thống qua các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng, đặc biệt là các di sản quân sự. “Làm sao để phát huy các giá trị, những chiến công của bao lớp người đã làm nên cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện trên địa bàn, đặc biệt là trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trên chiến trường Quân khu 4 anh hùng luôn là những trăn trở thường trực của những người làm công tác di sản quân sự chúng tôi”, Đại tá Thành cho hay.
Gian trưng bày tư liệu, hiện vật quý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Bảo tàng QK4
Bằng tấm lòng của người làm công tác di sản văn hóa và tình cảm của người lính đối với vị Tổng tư lệnh quân sự, cán bộ, chiến sỹ Bảo tàng Quân khu 4 đã dành một vị trí hết sức trang trọng trưng bày những hiện vật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó có thể là chiếc đài, chiếc áo trấn thủ, chiếc ống nhòm hay những bức thư tay chỉ đạo công tác giao thông trên mặt trận Quân khu 4. Hiện tại, công tác sưu tập các kỷ vật của Đại tướng với quân dân Khu 4 vẫn tiếp tục được thực hiện. Đó là một cách tri ân của Đại tá Thành, của cán bộ chiến sỹ Bảo tàng và thế hệ trẻ Khu 4 đối với người anh Cả vĩ đại của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo Dantri
200 hình ảnh, tư liệu quý về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Với gần 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu, triển lãm đã khái quát toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của một trong những nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, một vị tướng tài ba lỗi lạc, một cán bộ tài đức vẹn toàn.
Hôm nay 19/12, nhân kỉ niêm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2013), chào mừng kỉ niệm 69 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 69 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị (22/12/1944 - 22/12/2013), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức trưng bày Triển lãm "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Cuộc đời và sự nghiệp".
Với gần 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu, triển lãm đã khái quát toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của một trong những nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, một vị tướng tài ba lỗi lạc, một cán bộ tài đức vẹn toàn.
Triển lãm khai mạc lúc 9h30 sáng 19/12 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút nhiều cán bộ, chiến sĩ và người dân đến xem. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguễn Vịnh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Tổng Quân ủy sinh ngày 01/01/1914 tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Trong buổi khai mạc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (là con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh) đại diện cho gia đình trao tặng triển lãm bức ảnh quí ghi lại hình ảnh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh lội ruộng cấy lúa.
Gần 200 hiện vật được chia thành 4 đề mục triển lãm: Quê hương và tuổi thơ; Nhà chính trị, quân sự lỗi lạc; Vị Đại tướng của nông dân; Trọn nghĩa, vẹn tình.
Một bức ảnh rất đẹp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thăm Sư đoàn 312 ngày 01/01/1964.
Gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh trước ngày Đại tướng Nguyễn Chí Thanh dự định trở lại chiến trường Miền Nam, tháng 7/1967.
Chiếc xe đạp đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã sử dụng trong kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc 1950 - 1954.
Đôi dép cao su Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương cục miền Nam, Chính ủy Quân giải phòng miền Nam đã sử dụng từ 1962 - 1967.
Một hiện vật đặc biệt mới sưu tầm tại Bình Dương là chiếc máy thông tin RT77-GRC9 ta thu được trong Chiến thắng Hoài Đức, Bình Thuận, Xuân hè 1965. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chỉ đạo cấp cho đồng chí Nguyễn Trung Hiếu nhân viên Báo vụ Miền sử dụng và có sáng kiến "chèn sóng" của địch để truyền tin của cơ sở về TTXGP và TTXVN được bảo đảm an toàn, bí mật từ 1965 - 1975.
Một cựu chiến binh xem triển lãm bồi hồi nhớ lại những lần được gặp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Vợ chồng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ngày 22/12/1963 tại Lý Nam Đế.
Sưu tập Huân, Huy chương - phần thưởng cao quí của Đảng, Nhà nước trao tặng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Một bức thư nằm trong Sưu tập thư Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Gửi cho gia đình từ 1950 - 1964.
Trong quá trình triển khai thực hiện triển lãm, gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã cung cấp cho Bảo tàng LSQS Việt Nam nhiều hình ảnh và hiện vật quí về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để trưng bày giới thiệu với công chúng.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Đường rộng nhất Đồng Hới mang tên Võ Nguyên Giáp Ngày 12.12, kết thúc kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Quảng Bình khóa 16, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc đặt tên đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Con đường mới xây dựng ven biển tại xã Bảo Ninh, TP.Đồng Hới được vinh dự mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp Theo đó, con đường mới xây...