Đại tướng Võ Nguyên Giáp và khoảnh khắc lịch sử ở Điện Biên
60 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những người lính năm xưa vẫn không thôi xúc động: Nhờ sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà Điện Biên Phủ mới thành công, chúng ta còn được ngồi với nhau đến bây giờ.
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào, không trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong hàm đại tướng ngày 28/5/1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20/1/1948. Ông trở thành vị đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi Đại tướng lên đường, Chủ tịch hỏi: “Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?”, Đại tướng trả lời: “Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau”. Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh”.
Ngày 14/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, dự định nổ súng ngày 20/1, tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm. Tuy nhiên, kế hoạch bị lộ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp buộc phải cân nhắc để ra “quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân”, chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, sang “đánh chắc, tiến chắc”, đánh dài ngày theo kiểu bóc vỏ từng cứ điểm đối phương.
Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa lần cuối trước khi phát lệnh nổ súng, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sau thời gian suy tính, Đại tướng đã ra lệnh nổ súng vào 17h30 ngày 13/3/1954.
Mật lệnh tổng công kích được Được tướng gửi đi. Theo lời kể của thiếu tướng Nguyễn Chu Phác, cán bộ trung đoàn 57, đại đoàn 304, khi đánh đồi A1 gặp khó khăn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã rơi nước mắt nói với các trung đoàn trưởng, cán bộ chỉ huy rằng: “Nhân dân giao con em cho chúng ta mà các đồng chí để họ hy sinh như thế thì thử nghĩ xem trách nhiệm của các đồng chí như thế nào”.
Sau “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”, bộ đội ta đã khiến quân Pháp phải hạ súng ra hàng. Tướng De Castries khi được hỏi, suy nghĩ thế nào về trận chiến ở nơi mà Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã tuyên bố là pháo đài bất khả xâm phạm, cho máy bay rải truyền đơn mời Việt Minh vào, đã chua chát trả lời: “Vâng, hôm nay chúng tôi đã được gặp các ngài”. Sau này De Castries – người từng theo học Trường Quân sự Saint Cyr nổi tiếng thế giới vẫn không khỏi băn khoăn: “Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là không biết Tướng Võ Nguyên Giáp đã tốt nghiệp từ những trường, học viện võ bị cao cấp nào”. Trong ảnh, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ sau chiến thắng.
Video đang HOT
Các chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ công kênh Đại tướng trong lễ mừng công ngày 13/5/1954.
Đại tướng thăm thương, bệnh binh sau trận đánh Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ bà con xã Thanh Xương trong chuyến lên thăm Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên (7/5/1954-7/5/1975). Ảnh: Kim Hùng – TTXVN.
Vị Tổng tư lệnh trên đồi A1 khi về thăm chiến trường xưa năm 1984.
Đại tướng thăm lại Điện Biên Phủ năm 1994.
Đại tướng thăm hầm tướng De Castries, chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tháng 4/2004. Bên cạnh đại tướng là đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng trên nóc hầm của tướng De Castries, nhớ về những chiến công hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ 50 năm trước.
Người dân Mường Phăng chào đón Đại tướng về thăm sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tướng nghe báo cáo về quá trình xây dựng tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ sáng 19/4/2004. Ảnh: Trần Tuấn – TTXVN.
Người xúc động khi gặp lại cán bộ, chiến sỹ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Ôm lấy người anh em, Đại tướng nói: “Gặp lại nhau được ở đây là tốt rồi”. Ảnh: Trần Tuấn – TTXVN.
Với người dân Điện Biên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp như người cha, người anh đáng kính của gia đình. Để rồi khi ông về thăm, ai cũng mừng vui ra đón. Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là mất mát lớn của cả dân tộc Việt Nam. Thế giới cũng cúi mình trước hương linh của Đại tướng. Ảnh: Trần Tuấn – TTXVN.
Theo VNE
Chân dung một danh tướng
Nói đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang của dân tộc không thể không nhắc tới tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Kỳ công Điện Biên Phủ của các nhà quay phim tài liệu Liên Xô Lào đưa tin đậm nét Chiến thắng Điện Biên Phủ "Điện Biên Phủ là trận Stalingrad của Việt Nam" Nói đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang của dân tộc không thể không nhắc tới tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhận nhiệm vụ của Bác Hồ và Trung ương Đảng giao phó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những chỉ đạo, chỉ huy tài tình, đưa quân đội ta đến một chiến dịch tấn công mang tính quyết định, đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ, tạo bước ngoặt lịch sử cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam và toàn bộ Đông Dương.
Kỉ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cũng là năm kỷ niệm đầu tiên vắng bóng Đại tướng, tòa soạn Tin Tức trích đăng bài viết "Chân dung một danh tướng" của đại tá Trần Trọng Trung, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự là tác giả của nhiều cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với những tìm tòi, nghiên cứu mới về cuộc đời hoạt động cách mạng của vị danh tướng thời đại Hồ Chí Minh.
Bài 1: Nhà chính trị đi trước nhà quân sự
Người trước - súng sau là quan điểm Cụ Hồ đã nhấn mạnh ngay từ những ngày đầu Võ Nguyên Giáp gặp Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Hầu hết cán bộ quân sự Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp đều bắt đầu cuộc đời cách mạng bằng những hoạt động chính trị và khi chuyển sang lĩnh vực quân sự thì một số khá đông đã là đảng viên cộng sản, những cán bộ chính trị mặc áo lính, hoạt động quân sự nhằm mục tiêu chính trị của Đảng, mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ông Giáp là một trường hợp điển hình. Ông đã từng là đảng viên cộng sản, một nhà chính trị nhiều năm trước khi lãnh sứ mệnh cầm quân.
Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến từng trận đánh. (Ảnh: Tư liệu - TTXVN)
Trong quá trình vận động chính trị quần chúng mà Cụ Hồ gọi là "nhóm lửa", suốt mấy năm trèo đèo lội suối đem ánh sáng cách mạng đến với đồng bào vùng cao trong liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng, là quãng thời gian ông Giáp nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò cách mạng của quần chúng. Yếu tố nhân dân càng "bám rễ" sâu vào tư duy quân sự cách mạng của Võ Nguyên Giáp.
Trải qua nhiều năm kiên trì đến với dân, đến khi cách mạng đã có chỗ đứng chân trong nhân dân rồi, Hồ Chí Minh mới giao cho Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ tổ chức Đội quân giải phóng. Buổi đó Cụ dặn: Dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được. Cho nên thật dễ hiểu vì sao bản lĩnh của nhà quân sự Võ Nguyên Giáp trước hết là bản lĩnh của nhà chính trị Võ Nguyên Giáp, người nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, nhận thức về mối quan hệ giữa hoạt động quân sự với mục đích chính trị của Đảng, nhận thức về quan hệ cá-nước giữa lực lượng vũ trang với quần chúng nhân dân.
Ngay từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ tổ chức quân đội, ông đã dạy cho đội vũ trang tuyên truyền nhỏ bé mới lọt lòng biết rằng mọi hoạt động quân sự đều phải nhằm mục đích phát triển phong trào chính trị quần chúng và không được làm tổn hại đến phong trào chính trị quần chúng. Ngay từ buổi đầu, trong Mười lời thề, ông đã dạy cho các chiến sĩ du kích những điều cần làm và những điều cần tránh để duy trì mối quan hệ quân dân cá nước.
Trong quá trình chuẩn bị tiến lên khởi nghĩa vũ trang, mọi hoạt động của Đội vũ trang tuyên truyền đều hướng vào mục tiêu chính trị là động viên toàn dân đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật, giải phóng dân tộc. Qua các trang viết của Võ Nguyên Giáp về những năm 1940 - 1945, cụ thể là các tác phẩm Khu Giải phóng, Kinh nghiệm Việt Minh ở Việt Bắc, người ta thấy nổi lên một điều, đó là yếu tố chính trị quần chúng luôn được ông hết sức coi trọng trong suốt quá trình vận động chính trị quần chúng tiến lên vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền.
Sau Tổng khởi nghĩa, việc xây dựng cơ sở chính trị quần chúng làm chỗ đứng chân cho cách mạng, nơi nương tựa để hoạt động của các tổ chức vũ trang..., lại được ông tiếp tục coi trọng trong điều kiện mới, điều kiện đất nước đã giành được chính quyền nhưng ngay sau đó chính quyền non trẻ ở nhiều địa phương không tồn tại trước sức ép từ nhiều phía của các loại kẻ thù. Khi quân ta chuyển lên đánh lớn, nhất là khi mở những chiến dịch trong hoặc gần vùng đông dân, bao giờ mục đích chiến dịch cũng có một nội dung quan trọng là tranh thủ nhân dân.
Chiến dịch mở ra trong những vùng dân cư đặc biệt, như Tây Bắc, Thượng Lào, Hà Nam Ninh, bên cạnh mệnh lệnh quân sự bao giờ cũng kèm theo những điều quy định về kỷ luật dân vận. Sau mỗi chiến dịch, trong chỉ thị của Tổng tư lệnh về củng cố vùng mới giải phóng, bao giờ cũng đề cập đến nhiệm vụ bảo vệ nhân dân, đề phòng địch trở lại khủng bố càn quét, đồng thời với nhiệm vụ nhanh chóng ổn định đời sống chính trị xã hội của địa phương, cải thiện đời sống nhân dân.
Việc Tổng tư lệnh kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương Võ Nguyên Giáp quan tâm chỉ đạo các tổ chức Đảng và hệ thống công tác chính trị trong quân đội để giữ vững kỷ luật dân vận có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì và củng cố mối quan hệ quân dân đoàn kết giết giặc cứu nước. Điều đó giải thích vì sao, ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, trong tác chiến cũng như trong xây dựng, bộ đội Cụ Hồ dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp luôn được nhân dân ủng hộ. Ông đã giáo dục cho quân đội thấm nhuần một chân lý mà Cụ Hồ đã dạy: yếu tố chính trị quần chúng là chỗ dựa không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động quân sự nào của quân đội cách mạng, quân đội của nhân dân.
Từ bài học thắng lợi của hai cuộc kháng chiến, trong bài giảng về Đường lối quân sự của Đảng, khi nói về địa vị và tác dụng của lực lượng chính trị quần chúng, ông Giáp nói: "Lực lượng chính trị quần chúng là cơ sở để xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt của cách mạng, của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng..., là cơ sở để xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang cách mạng. Nó là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng vũ trang nhân dân tác chiến".
Theo Baotintuc.vn
Bí mật chiến thắng Điện Biên Phủ - Kỳ 2: 'Tai, mắt' tướng Giáp phủ trận địa Bộ phận thông tin dù hoạt động rất thầm lặng nhưng lại góp công lớn trong chiến thắng lừng lẫy Điện Biên Phủ, nơi ghi dấu ấn của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tá Đặng Đình Vinh khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh chụp lại tư liệu gia đình đại tá Vinh "Trong chiến đấu, ai nắm...